Đánh giá chung về tình hình hoạt động của các quỹ mở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 65)

17. Anh/chị vui lòng cho biết các quỹ mở cần làm gì để thu hút thêm nhà đầu tư?

2.3 Đánh giá khả năng phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam

2.3.3 Đánh giá chung về tình hình hoạt động của các quỹ mở

Tuy quỹ mở bước đầu được thành lập với số lượng cịn hạn chế, quy mơ hoạt động còn nhỏ, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực trái phiếu – kênh đầu tư “thăng hoa” nhất trên TTCK năm 2012, nhiều CTQLQ hy vọng đây là sản phẩm giúp cho các cơng ty này chuyển mình để tồn tại và vươn lên. Thời gian đầu đi vào hoạt động các quỹ mở phải đối mặt với những khó khăn mà các CTQLQ đã xác định trước khi thành lập đối với sản phẩm mới vốn dĩ còn rất xa lạ với NĐT trong nước.

- Về cơ chế hoạt động: các quỹ mở được thành lập đều tuân theo quy định của pháp luật về thành lập và quản lý quỹ mở tại Thơng tư 183/TT-BTC, Luật Chứng khốn, Luật Doanh nghiệp. Việc xây dựng Điều lệ quỹ, Bản cáo bạch chi tiết của các quỹ phù hợp với mục tiêu hoạt động của quỹ, không trái với quy định của pháp luật. Thực hiện công khai, minh bạch thơng tin về các loại phí, tỷ lệ chi phí hoạt động, tốc độ vòng quay danh mục, tuân thủ chế độ báo cáo, công bố thông tin về NAV/CCQ định kỳ theo quy định.

- Số lượng quỹ thành lập ban đầu còn rất hạn chế sau một năm kể từ khi Thơng tư 183/TT-BTC có hiệu lực. Ngun nhân có thể vì áp lực đảm bảo dòng tiền đối với quỹ mở khá lớn trong khi quy mô hoạt động của hầu hết các quỹ hiện này còn nhỏ nên việc thành lập hoặc chuyển đổi sang hình thức quỹ mở là một điều nằm ngồi khả năng của các quỹ đóng hiện nay. Bên cạnh đó, NĐT Việt Nam vẫn chưa quen với loại hình quỹ mở - vốn là loại hình đầu tư cao cấp và phức tạp hơn quỹ đóng.

- Số lượng NĐT tham gia vào quỹ mở hiện tại vẫn cịn ít, chủ yếu là NĐT cá nhân. Việc thuyết phục NĐT rót thêm vốn trong thời điểm này là khơng dễ dàng vì thời gian gần đây, thị trường cổ phiếu ít nhiều sơi động trở lại nên NĐT không dễ hướng sang các quỹ đầu tư trái phiếu. Trong khi đó, các NĐT tổ chức lại cần thêm thời gian và động lực để đầu tư vào quỹ mở, khi mà các tổ chức, doanh nghiệp đều đang co hẹp hoạt động đầu tư vào TTCK. Ngay cả khi lãi suất tiền gửi đã hạ rất thấp, những doanh nghiệp có lượng tiền mặt dồi dào vẫn chọn phương án gửi tiền vào ngân hàng hơn do họ có thể rút tiền nhanh chóng khi cần, cộng thêm

61

- Các quỹ mở đều chọn chiến lược đầu tư thận trọng khi tập trung vào lĩnh vực trái phiếu hơn là cổ phiếu. Điều này được lý giải trên cơ sở độ an tồn và ít rủi ro của trái phiếu trong giai đoạn hiện nay. Với sự ổn định kinh tế vĩ mơ và quyết tâm của Chính phủ trong việc giữ vững tăng trưởng, kiềm chế lạm phát, trái phiếu là kênh đầu tư hấp dẫn và an toàn nhất vào lúc này. TTCK đã trải qua thời gian sụt giảm hoặc đi ngang trong vài năm, gây tổn thất không nhỏ cho các NĐT tổ chức và cá nhân trên thị trường. Vì vậy, lựa chọn trái phiếu với tỷ suất sinh lời hấp dẫn và rủi ro thấp được cho là phù hợp của các quỹ mở.

- Về tần suất giao dịch: đa số các quỹ mở đều thực hiện giao dịch theo tần suất định kỳ 2 lần/tháng (ngoại trừ quỹ VFF là thực hiện hàng tuần), bằng với mức tối thiểu theo quy định. Điều này hạn chế mức độ tham gia giao dịch của các NĐT. Nguyên nhân là do hệ thống thiết bị công nghệ hiện tại của các CTQLQ chưa thể định giá NAV hàng ngày như tại các thị trường phát triển. Mặt khác thị trường giao dịch CCQ còn trầm lắng, NĐT chưa tham gia giao dịch nhiều nên tần suất giao dịch hiện tại mà các quỹ đưa ra là phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, khi thị trường giao dịch CCQ và thiết bị công nghệ được cải thiện, các quỹ mở nên tăng cường tần suất giao dịch (ít nhất là thực hiện hàng tuần) để nâng cao mức độ tham gia giao dịch của NĐT và để quỹ mang tính chất “mở” thực sự.

- Các loại phí và chi phí ở các quỹ mở có thể khác nhau tùy vào chiến lược marketing của từng quỹ. Các loại phí phát hành, phí chuyển đổi đều thấp hơn mức quy định. So với quỹ đóng, NĐT phải chịu mức phí mua lại nhằm hạn chế NĐT rút vốn cũng như khuyến khích NĐT nắm giữ CCQ trong dài hạn. Tuy nhiên, đối với những NĐT chuyên nghiệp, mức phí khơng phải là vấn đề lớn vì đầu tư theo hình thức nào cũng phải trả phí, quan trọng là hiệu quả đầu tư mang lại.

- Quy trình giao dịch CCQ quỹ mở không phức tạp, được thực hiện tại đại lý phân phối. Tuy nhiên hệ thống phân phối CCQ hiện nay còn rất hạn chế về số lượng. Mỗi quỹ mở chỉ có từ một đến hai đại lý phân phối được phép thực hiện và tập trung ở một số ngân hàng của nước ngoài tại Việt Nam hoặc thông qua các CTCK lớn. Điều này làm hạn chế NĐT tiếp cận với sản phẩm của quỹ mở. Mặt

62

khác, để trở thành đại lý phân phối CCQ, ngoài yêu cầu được sự cấp phép của cơ quan quản lý, đòi hỏi tổ chức đó phải am hiểu về quỹ mở, nghiệp vụ chuyên môn,…để thực hiện tư vấn cho NĐT. Việc này vốn dĩ còn xa lạ các NHTM của Việt Nam và trở nên dễ dàng hơn với các ngân hàng của nước ngoài do đã quen với sản phẩm của quỹ mở.

- Thay đổi NAV: mặc dù NAV/CCQ của các quỹ mở được ghi nhận chưa có những tăng trưởng vượt bậc như mong đợi của NĐT, thậm chí cịn giảm ở quỹ VFMVFA. Tuy nhiên, từ khi hoạt động đến nay các quỹ mở chỉ đang trong giai đoạn thâm nhập thị trường, tiếp cận với NĐT nên đây là khoảng thời gian rất ngắn để có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ, nhất là khi mục tiêu hoạt động của các QĐT trái phiếu chủ yếu là bảo toàn tài sản và tăng trưởng vừa phải. Sự sụt giảm NAV/CCQ trong thời gian hiện tại không phản ánh được hiệu quả hoạt động trong tương lai nên trong dài hạn mới có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ mở một cách chính xác và khách quan nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)