.5 Quy trình tuyển dụng nhân sự tại HDBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 57)

Nhu cầu tuyển dụng

Phỏng vấn Xác định nguồn cung Kế hoạch tuyển dụng Tổ chức thi viết

Tiếp nhận hồ sơ và lập danh sách thi tuyển

Thông báo tuyển dụng

Đánh giá ứng viên Thủ tục tiếp

nhận

Thử việc Đánh giá sau thử việc

Ký hợp đồng chính thức

Lưu hồ sơ Lưu hồ sơ

Lưu hồ sơ

Tìm kiếm ứng

viên

Chấm dứt hợp đồng thử việc

Quy trình tuyển dụng nhân sự tại Ngân hàng đã được quy định cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, do nhu cầu tuyển dụng chưa xuất phát từ chiến lược kinh doanh và kế hoạch tuyển dụng cụ thể cho từng năm vẫn chưa được xây dựng nên hoạt động tuyển dụng vẫn còn ở thế bị động.

Về tiêu chuẩn tuyển dụng nhân sự, thực sự chưa phù hợp với sự phân công công việc. Ví dụ như quy định về trình độ ngoại ngữ và tin học cho tất cả các đối tượng, yêu cầu này vơ tình đã loại bỏ những ứng viên tiềm năng cho những công việc không yêu cầu cao về ngoại ngữ hay tin học.

Về nguồn tuyển dụng, phần lớn nguồn nhân sự tuyển được phần lớn từ nội bộ,

qua quen biết, giới thiệu, là người thân, bạn bè của cán bộ nhân viên, chưa có nhiều

kinh nghiệm làm việc. Một số nhân viên sau khi được tuyển dụng dựa vào các mối

quan hệ của mình khơng chú tâm vào cơng việc, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây ảnh

hưởng đến tinh thần đoàn kết trong nội bộ.

Bảng 2.9 Tổng hợp tình hình tuyển dụng nhân sự từ 2007 – 2011

Năm Số nhân sự tuyển dụng (người) Tổng số nhân sự (người) Tỷ lệ tăng hàng năm (%)

2007 273 675 68

2008 110 783 16

2009 503 1.286 64

2010 466 1.752 24

2011 1.000 2.163 47

Nguồn: Phòng Nhân sự HDBank năm 2012

Để kiện toàn bộ máy nhân sự trên tồn hệ thống, phịng Nhân sự đặt trọng tâm

vào việc nâng cao chất lượng NNL song song với việc tinh gọn bộ máy. Do đó, số

lượng tuyển dụng thấp hơn 50% so với năm 2011, tuyển dụng năm 2012 là 473 người, trong đó cấp quản lý chiếm 3% trên tổng số 2.225 cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống

và chiếm 15% trên tổng số tuyển dụng trong năm 2012. Việc cắt giảm tuyền dụng trong

năm đã giúp Ngân hàng tiết kiệm một khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc này đã khiến

động từ đơn vị này sang đơn vị khác để hỗ trợ công việc hàng ngày, dẫn đến xáo trộn

trong nội bộ của từng đơn vị.

Thực trạng tuyển dụng cho thấy, vẫn còn quá nhiều hạn chế mà HDBank cần phải nhanh chóng khắc phục. Ngun nhân chính xuất phát từ các yếu tố sau:

+ Quy trình tuyển dụng quá phức tạp, thực hiện đầy đủ các bước của quy trình

nhưng khơng chú trọng đến việc lựa chọn đúng người, đúng việc. Bên cạnh đó, hạn chế

này còn xuất phát từ đội ngũ tuyển dụng cịn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. + Nhu cầu tuyển dụng không xuất phát từ chiến lược kinh doanh dẫn đến việc nhân viên phải đảm nhận một lúc nhiều việc, gây ra nhiều áp lực trong công việc đồng thời không mang lại hiệu quả kinh doanh cao.

+ Nguồn tuyển dụng chủ yếu từ nội bộ vơ tình loại bỏ các giá trị sáng tạo phong

phú từ các nguồn lực bên ngoài.

2.2.3.2 Phân cơng và bố trí cơng việc

Hoạt động phân cơng, bố trí và sử dụng lao động hợp lý là điều kiện để nâng cao chất lượng NNL, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, việc

người lao động có quan tâm và u thích cơng việc của mình hay khơng, phân cơng, bố

trí cơng việc có hợp lý hay khơng, chưa được Phòng Nhân sự tham khảo ý kiến từ

CBNV nên khơng có số liệu nào về chức năng này. Vì vậy, tác giả xin đánh giá chức

năng này thông qua việc lấy ý kiến của CBNV của Ngân hàng.

Bảng 2.10 Thống kê mô tả về phân công công việc của nhân viên

STT Tiêu chí Kích thước mẫu Giá trị

trung bình

Độ lệch

chuẩn

1 Công việc cho phép Anh/Chị sử dụng tốt năng lực cá nhân. 310 3.21 0.723

2 Công việc rất thú vị. 310 3.03 1.070

3 Công việc có nhiều thách thức. 310 3.98 0.972

4 Anh/Chị có thể thấy được kết quả hồn thành cơng việc. 310 2.81 0.938

Kết quả khảo sát cho thấy, đa phần CBNV đều có mức độ đồng ý từ 3 trở lên. Tuy nhiên, phương pháp quản lý vẫn cịn theo hướng cảm tính chủ yếu dựa vào bằng cấp, thâm niên, sự tín nhiệm của tập thể nên việc phân cơng bố trí chưa phù hợp với khả năng. Những người trẻ tuổi rất năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm nhưng khơng tìm thấy sự thách thức và niềm đam mê trong công việc, lâu ngày tạo sự nhàm chán và kết quả là họ ra đi tìm mơi trường mới.

Mức độ đồng ý về kết quả làm việc “Anh/Chị có thể thấy được kết quả hồn thành cơng việc” chỉ đạt ở mức 2.81. Kết quả này xuất phát từ việc Ngân hàng chưa có

tiêu chí đánh giá cụ thể nên CNBV chưa biết được mức độ hồn thành cơng việc của

mình, để từ đó có thể phát huy và khắc phục những ưu, nhược điểm cá nhân.

Ngoài ra, do chưa xây dựng bảng mô tả cụ thể cho từng chức danh nên việc

phân cơng bố trí cơng việc cịn chồng chéo, CBNV khơng biết rõ nhiệm vụ chính của mình, dẫn phát sinh thêm nhiều việc phải giải quyết.

2.2.3.3 Phân tích cơng việc

Hiện nay, việc quy định về quy trình làm việc hoặc xử lý tình huống lỗi trong quy trình làm việc chưa được đề cập cụ thể, việc xác định mức độ thiệt hại khi làm sai quy trình hoặc chậm trễ cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Do khơng phân tích chun sâu nội dung của từng chức danh công việc nên

chưa xây dựng được bản mơ tả cơng việc chi tiết từ đó dẫn đến việc phân công công

việc trùng lắp, không quản lý được công việc của nhân viên, không đánh giá được hiệu quả công việc và năng lực của nhân viên.

Lãnh đạo khi giao công việc cho nhân viên cũng chưa hình dung hết những cơng việc nhân viên phải thực hiện, đa phần cần thực hiện công việc gì thì giao ngay cơng việc đó. Tình trạng phổ biến hiện nay là nhân viên chủ yếu giải quyết công việc theo sự việc hoặc những công việc phát sinh, nhân viên không được chủ động trong việc lặp kế

hoạch thực hiện cơng việc của mình, khơng có mục tiêu, khơng xác định rõ trách nhiệm cá nhân của mình đối với cơng việc.

Nhân viên có thể tạm xem là hồn thành cơng việc theo bảng mô tả công việc do cấp quản lý phân cơng. Ngồi ra, nhờ bảng mô tả công việc chi tiết, các cấp quản lý dễ

dàng xác định và quy trách nhiệm cá nhân trong quá trình thực hiện công việc. Mặc

khác, bản mô tả công việc chi tiết, cụ thể giúp xây dựng tiêu chuẩn yêu cầu đối với nhân viên khi thực hiện công việc cũng như tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đánh giá nhân viên sau này.

2.2.4 Đào tạo và phát triển nhân lực

Hàng năm, HDBank đều triển khai chương trình đào tạo nghiệp vụ cho nhân

viên và cấp quản lý. Trong năm 2012, HDBank đã đào tạo 280 khóa cho 7.018 lượt

người, trung bình một nhân viên được đào tạo 3,19 lần trên toàn hệ thống trong năm.

Phần lớn, các nhân viên được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng làm việc, được đúc kết kinh nghiệm thông qua kinh nghiệm thực tế. Giảng viên đứng lớp là những nhân viên có thâm biên hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực Ngân hàng như: giám đốc các chi

nhánh, trưởng/phó phịng giao dịch, ....

Bảng 2.11 Chi phí đào tạo qua các năm

Nội dung ĐVT/Năm

Năm

2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số khóa đào tạo Khóa 30 42 148 252 280

Tổng số lượt đào tạo Lượt 600 893 3.099 4.210 7.018

Tổng chi phí đào tạo Triệu đồng 540.000.000 893.000.000 3.408.900.000 5.052.000.000 9.123.400.000

Nguồn: Phịng Nhân sự HDBank năm 2012

Nhìn chung, HDBank cũng đã chú trọng đến hoạt động đào tạo và nâng cao

trình độ chun mơn của CBNV. Đội ngũ CNBV của HDBank chủ yếu nằm trong độ

tuổi lao động trẻ nên có tinh thần học hỏi cao, khả năng tiếp thu cái mới nhanh

chóng.Tuy nhiên, do kinh phí dành cho đào tạo vẫn còn rất thấp, chưa gắn với tiêu

Ngoài ra, một trong những khó khăn lớn nhất của Ngân hàng là khó bố trí được thời gian đào tạo do tính chất công việc trong lĩnh vực Ngân hàng rất căng thẳng và đầy áp lực, CBNV thường có kế hoạch hoạt động bận rộn, khó có thời gian tham gia những khóa học tập trung, đặc biệt là những khóa học dài ngày. Việc xác định nhu cầu đã khó, nay việc tổ chức các khóa học nhằm đạt hiệu quả cao lại càng khó hơn, đây vẫn là một bài tốn nan giải cho HDBank.

Để tìm hiểu thêm về thực trạng đào tạo và phát triển NNL một cách khách quan,

tác giả tiến hành khảo sát CBNV tại Ngân hàng và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.12 Thống kê mô tả về đào tạo và thăng tiến của nhân viên

STT Tiêu chí Kích thước mẫu Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

1 Ngân hàng tạo cho Anh/Chị nhiều cơ hội thăng tiến. 310 2.92 1.054 2 Chính sách thăng tiến của Ngân hàng rất cơng bằng 310 2.99 1.141 3 Ngân hàng tạo cho Anh/Chị nhiều cơ hội để phát triển cá nhân 310 1.93 1.190 4 Anh/Chị được đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp 310 2.49 1.045

Nguồn: Trích kết quả khảo sát ở phụ lục 4

Kết quả thống thống kê cho thấy:

+ Có 71,3% nhân viên cho rằng Ngân hàng không tạo cho họ nhiều cơ hội thăng tiến.

+ 66,5% nhân viên đánh giá chính sách thăng tiến của Ngân hàng chưa công bằng. + Có đến 84,2% nhân viên nhận xét Ngân hàng chưa tạo nhiều cơ hội để phát triển

cá nhân.

+ Có 82,6% nhân viên nhận thấy chưa được Ngân hàng đào tạo chuyên sâu về công việc và phát triển nghề nghiệp.

Dựa trên các kết quả khảo sát, có thể nhận thấy chế độ khuyến khích CBNV

tham gia học tập bằng hình thức tự học như sau đại học, văn bằng hai, các chứng chỉ

mà chỉ xem đó là hình thức tự đầu tư cho bản thân nhân viên, mức độ đồng ý của nhân viên thông qua khảo sát chỉ đạt ở mức trung bình 1.93. Bên cạnh đó, cơ chế đào tạo chủ yếu tập trung vào các khóa tập huấn nghiệp vụ được tổ chức ngay tại Ngân hàng nhưng

thực tế vẫn không thường xuyên, đội ngũ giảng viên thiếu kinh nghiệm giảng dạy và

khả năng truyền đạt, ...Việc đánh giá, kiểm tra kết quả khảo sát lấy ý kiến sau đào tạo hầu như chưa được hiện, đây cũng là thiếu sót cần được khắc phục để Ngân hàng có cơ sở và phương pháp thiết kế lại chương trình giảng dạy cho phù hợp hơn với thực tế,

nhằm tránh lãng phí chi phí đào tạo, gây mất nhiều thời gian mà không mang lại hiệu quả thiết thực

Ngoài ra, các chương trình quy hoạch nhân sự chưa bám sát thực tế phát triển

theo từng giai đoạn nên các kế hoạch đào tạo và lộ trình thăng tiến trong công việc

chưa được phối hợp chặt chẽ. Cụ thể là, khi có nhu cầu nhân sự ở cấp quản lý, Ngân

hàng luôn nhắm đến nguồn tuyển dụng bên ngồi vì chưa xây dựng được chương trình

đào tạo, định hướng cho nhân viên thăng tiến trong nghề nghiệp.

2.2.5 Duy trì và ni dưỡng nguồn lực

2.2.5.1 Đánh giá thực hiện công việc

Hiện tại, HDBank chủ yếu đánh giá kết quả thực hiện của nhân viên theo

phương pháp chấm điểm. Bộ phận đánh giá hiệu quả làm việc và phát triển tài năng của

phòng Nhân sự sẽ phối hợp với Trưởng đơn vị thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động đánh giá vẫn do các cấp lãnh đạo trực tiếp thực hiện, việc lấy ý kiến của nhân viên chỉ mang tính hình thức nên dễ dẫn đến tình trạng đánh giá khơng chính xác và mang tính áp đặt. Nguyên nhân chính là do:

 Chưa xây dựng được các tiêu chí và quy trình đánh giá cụ thể.

 Thông tin đánh giá nhân viên khơng được thu thập đầy đủ, ít được ghi chép,

 Chưa có sự phối hợp giữa các cấp quản lý và bộ phận quản lý nhân sự để

giúp nhân viên nỗ lực đạt các mục tiêu của mình.

 Cán bộ đánh giá chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng đánh giá, phân tích và

ghi nhận kết quả công việc.

Cán bộ quản lý thường sử dụng bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc (xem

phần phụ lục 5) và thang điểm như sau:

 5: Vượt yêu cầu/chỉ tiêu công việc (Luôn thường xuyên vượt mục tiêu

một cách suất xắc. Luôn luôn vượt trên 120%).

 4: Vượt một vài yêu cầu/chỉ tiêu công việc (Đạt hoặc thỉnh thoảng vượt

một vài mục tiêu. Tỷ trọng mục tiêu từ trên 100% đến 120%).

 3: Đạt yêu cầu/chỉ tiêu công việc (Đạt yêu cầu. Tỷ trọng mục tiêu từ trên

90% đến 100%).

 2: Đạt một vài yêu cầu/chỉ tiêu công việc (Đạt một vài yêu cầu. Tỷ trọng

mục tiêu từ trên 80% đến 90%).

 1: Không đạt yêu cầu/chỉ tiêu công việc (Không đạt yêu cầu. Tỷ trọng

mục tiêu dưới 80%).

Thực trạng cho thấy, phương pháp đánh giá vẫn mang tính chủ quan, chưa thực

sự chính xác và hiệu quả do các tiêu chí đánh giá chưa rõ ràng, cụ thể. Phương pháp

đánh giá hiện tại mang lại những nhược điểm lớn như sau:

+ Kết quả đánh giá chưa xác định được những điểm nội trội của nhân viên, chưa giúp nhân viên nhìn thấy những điểm yếu trong công việc. Điểm đánh giá chỉ thể hiện những sai phạm, vi phạm quy chế làm việc của nhân viên.

+ Chưa thực sự xem đây là phương pháp tạo động lực, khuyến khích tinh thần

sáng tạo, ni dưỡng những ý tưởng tích cực trong từng nhân viên thông qua

+ Nhân viên cảm thấy bản thân họ không được tổ chức đánh giá đúng khả năng, chuyên môn và phân công công việc phù hợp.

2.2.5.2 Giải quyết lương, thưởng, chế độ phúc lợi cho nhân viên

- Chính sách trả lương cho người lao động:

Người lao động làm việc tại HDBank được xếp lương trên cơ sở trình độ năng

lực và nhu cầu hoạt động, đồng thời phải tuân thủ nguyên tắc: làm công việc gì, chức vụ gì, xếp lương theo chức danh đảm nhiệm cơng việc đó, chức vụ đó, trong đó phải

đảm bảo có đầy đủ các yếu tố về: trình độ học vấn/chun mơn, mức độ phức tạp của

công việc, năng lực kinh nghiệm, mức độ độc lập giải quyết vấn đề, năng lực giao

tiếp,... Tiền lương được chia thành ba phần:

 Lương cơ bản: là cơ sở để trích đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc và phí cơng đoàn

 Lương kinh doanh: 80% nhận hàng tháng, 20% còn lại, căn cứ kết quả xếp loại

hoạt động của đơn vị mỗi quý sẽ được điều chỉnh thu nhập tương ứng với phần LKD còn lại theo tỷ lệ: Xuất sắc = 100%, Loại A = 90%, Loại B = 60%, Loại C = 0%).

 Phụ cấp lương: bao gồm phụ cấp thâm niên, phụ cấp cơm trưa, phụ cấp kiêm

nhiệm và các phụ cấp khác, tùy từng chức danh.

Căn cứ kết quả lượng giá điểm cấp bậc, các chức danh sẽ được sắp xếp vào

ngạch tương ứng trong bảng lương (xem thêm phụ lục 6)

Hằng năm vào tháng 3, Phòng Nhân sự rà soát, xem xét việc nâng bậc lương cho

người lao động trên cơ sở đánh giá và đề nghị của Trưởng các Đơn vị. Mỗi đơn vị được đề xuất xét duyệt nâng lương cho nhân viên căn cứ vào kết quả xếp loại cuối năm trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 57)