Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 34)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh

Kinh tế xã hội năm 2010 diễn ra trong bối cảnh phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới. tình hình thị trường tài chính tiền tệ năm 2010 diễn biến khá phức tạp với sự biến động tăng cao của giá vàng, USD và sự ra đời của các quy định quản lý chặt chẽ hơn hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên, sự can thiệp kịp thời, linh hoạt của Nhà nước, Chính phủ là yếu tố quan trọng để thị trường vốn nhạy cảm này vận hành theo đúng quy luật, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mơ theo chiều hướng tích cực hơn.

Quán triệt và cụ thể những chỉ đạo của các cấp, đồng thời gắn liền với thực tiễn hoạt động kinh doanh của chi nhánh, Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV chi nhánh đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với: lợi nhuận trước thuế tăng

Phó Giám đốc 1 KhốiQHK H KhốiQLR R Khối TN K. QLNB Khối các đơn vị trực thuộc Phó Giám đốc 2 Giám đốc Phó Giám đốc 3 P. QHKH1 P.QHKH2 P. QHKH3 P. QHKH4 P. QLRR P. QTTD P. DV1 P. DV2 P. DV3 P. DV4 P. QLATM P. KHTH P. Đ.Toán P. TCKT P. TCNS VP PC PGD NĐC PGD BTX PGD NGT PGD THĐ

47,21%, huy động vốn tăng 12,76%, tổng dư nợ cho vay tăng 8,22%, tỷ lệ nợ xấu giảm 10,18%, thể hiện cụ thể tại bảng chỉ tiêu kết quả kinh doanh sau:

Bảng 2.1: Một số kết quả đạt được của BIDV.HCM giai đoạn 2008 – 2010 Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 % chênh lệch

2010 - 2009

Tổng tài sản 10,567 11,664 12,651 8.46%

Nguồn vốn huy động 8,725 9,451 10,657 12.76%

Tổng dư nợ cho vay 6,093 6,864 7,428 8.22%

Tỷ lệ nợ xấu 0.11% 1.67% 1.50% -10.18%

Lợi nhuận trước thuế 197 290 47.21%

“Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV.HCM năm 2008, 2009 và 2010”

2.1.3.1 Nguồn vốn huy động

 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh trong giai đoạn 2008 - 2010 được thể hiện cụ thể ở bảng và biểu đồ sau:

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của BIDV.HCM giai đoạn 2008 – 2010

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 % /2009

Tổng nguồn vốn huy động, trong đó: 8,725 9,451 10,657 12.76%

I. Theo thành phần kinh tế:

- Huy động vốn TCKT 6,379 6,813 6,905 1.35%

- Huy động vốn dân cư 2,346 2,638 3,752 42.23%

II. Theo thời hạn:

- Huy động vốn ngắn hạn 5,933 8,033 8,374 4.24% + Trong đó, huy động vốn không kỳ hạn 3,376 2,236 2,437 8.99% -Huy động vốn trung dài hạn 2,792 1,418 2,278 60.65%

III. Theo loại tiền:

- VNĐ 7,334 7,401 8,312 12.31%

- Ngoại tệ (USD, EUR) 1,391 2,053 2,345 14.22%

Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động của Chi nhánh qua các giai đoạn 2008 – 2010

 Cơ cấu nguồn vốn huy động được phân chia như sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của BIDV.HCM giai đoạn 2008 – 2010

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

+ TCKT / Dân cư 73/27 72/28 65/35

+ Ngắn hạn / Trung dài hạn 68/32 85/15 78/22 + VND / Ngoại tệ 84/16 77/23 78/22 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2008 2009 2010 8725 9454 10657

Tổng huy động vốn của Chi nhánh

0 20 40 60 80 100 2008 2009 2010 73 72 65 27 28 35 TCKT Dân cư

Nhận xét:

Nguồn vốn huy động năm 2010 của chi nhánh có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm 2009, tính đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 10.657 tỷ đồng, tăng 1.206 tỷ đồng (~12,76%) so với cuối năm 2009, chiếm 4,3% trong tổng vốn huy động của BIDV (BIDV gồm 150 Chi nhánh, với nguồn vốn huy động được 247.701 tỷ đồng). Thị phần huy động vốn: chiếm 1,39% huy động vốn địa bàn, tăng 0,18% so với cuối năm 2009. Cơ cấu nguồn vốn: có nhiều chuyển biến tích cực, tăng dần tỷ trọng huy động vốn dân cư (năm 2009: tổ chức chiếm 72%, dân cư chiếm 28%; năm 2010: tổ chức chiếm 65% và dân cư là 35%), huy động vốn trung dài hạn tăng dần tỷ trọng (năm 2010 chiếm 22%, năm 2009 chiếm 15%) và thay thế tiền gửi của các đơn vị thành viên của TCTD bằng các ĐCTC có nguồn vốn lớn, ổn định hơn (Công ty Bảo hiểm, Cơng ty Cho th tài chính, Cơng ty tài chính, Quỹ đầu tư…).

Trong 5 năm gần đây, khả năng huy động vốn của BIDV.HCM tăng trưởng mạnh do chi nhánh đã tích cực và chủ động trong cơng tác huy động vốn dân cư, đi đôi với các chính sách chăm sóc khách hàng thường xuyên và tích cực hơn. Có nhiều chương trình khuyến mãi, dịch vụ hậu mãi,…), mở rộng mạng lưới các chi nhánh (chi nhánh cấp 2), phòng giao dịch nhằm tạo kênh huy động vốn mạnh. Đây là nguồn lực lớn giúp BIDV.HCM phát triển việc cấp phát tín dụng, đa dạng hố các dịch vụ ngân hàng, ứng dụng công nghệ hiện đại,…Tuy nhiên, để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, BIDV.HCM cần phải cân đối hài hịa giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay nhằm đảm bảo cân đối giữa chi phí (trả lãi tiền gửi, chi phí khác,…) và thu nhập (thu từ lãi tiền vay, phí dịch vụ,…), mang lại lợi nhuận cao cho BIDV.HCM nói riêng và BIDV nói chung.

2.1.3.2 Cơng tác dịch vụ

Hoạt động dịch vụ năm 2010 đạt được nhiều kết quả khả quan, tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn 2006 – 2010. Tổng thu dịch vụ ròng đến 31/12/2010 đạt

98.703 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2009. Đó cũng là xu thế tất yếu của hoạt động ngân hàng (nâng cao tỷ trọng thu từ dịch vụ).

Bảng 2.4: Tình hình thu dịch vụ theo dịng sản phẩm giai đoạn 2009 - 2010 Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010

TỔNG CỘNG 65,547 98,703

Dịch vụ thanh toán (gồm kiều hối,..) 14,772 19,814

Dịch vụ bảo lãnh 17,569 42,980

Phí dịch vụ Tài trợ Thương Mại 11,644 14,751 Thu nhập hoạt động kinh doanh ngoại tệ, các

giao dịch phái sinh 17,179 14,758

Dịch vụ thẻ, ngân quỹ 1,395 2,397

Thu phí dịch vụ bảo hiểm, cước BSMS 727 987

Dịch vụ khác 2,261 3,016

“Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV.HCM năm 2010” Biểu đồ 2.3: Thu nhập dịch vụ ròng qua các giai đoạn 2008 – 2010

Dòng sản phẩm truyền thống có sự tăng trưởng tốt và đóng góp phần lớn vào nguồn thu dịch vụ của chi nhánh, chủ yếu là dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh. Việc mở rộng các loại hình dịch vụ nhằm tăng tính cạnh tranh của BIDV.HCM so với các ngân hàng bạn, đồng thời thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, việc thanh toán bằng tiền mặt ngày càng giảm, nhu cầu thanh toán bằng chuyển khoản được ưa chuộng hơn do hạn chế rủi ro trong kiểm đếm tiền và an tồn. Nhằm nâng cao tính cạnh tranh và đảm bảo an toàn trong kinh doanh,

0 20 40 60 80 100 2008 2009 2010 58 65.56 98.7

BIDV.HCM cần đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ, đây là một khoản thu nhập gần như không rủi ro.

2.1.3.3 Hoạt động cho vay

Tình hình cho vay tại BIDV.HCM giai đoạn 2008 – 2010 thể hiện qua các bảng biểu phân tích sau:

Bảng 2.5: Tình hình cho vay của BIDV.HCM giai đoạn 2008 – 2010

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % - Tổng dư nợ tín dụng 6,093 100% 6,864 100% 7,428 100% - Tín dụng thương mại 5,606 92% 6,452 94% 7,205 97% Trong đó: I. Theo thành phần kinh tế: + Tổ chức 5,989 98.29% 6,701 97.63% 7,143 96.16% + Cá nhân 104 1.71% 163 2.37% 285 3.84%

II. Theo thời hạn vay:

+ Ngắn hạn: 4,030 66% 4,417 65% 5,168 70% + Trung dài hạn: 2,063 34% 2,402 35% 2,260 30%

III. Theo tài sản đảm bảo:

+ Không TSĐB 2,620 43% 2,402 35% 2,303 31% + Có TSĐB 3,473 57% 4,462 65% 5,125 69% - Tỷ lệ TDN/Tổng tài sản 58% 59% 59% - Nợ quá hạn 48 0.90% 154 2.24% 149 2.01% - Nợ xấu (*) 97 1.80% 741 10.80% 99 1.33% - Nợ nhóm 2 541 7.88% 298 4%

“Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV.HCM năm 2009 và 2010”

Về quy mơ, dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng trưởng trên cơ sở cân đối nguồn vốn huy động một cách hợp lý: tính đến 31/12/2010, tổng dư nợ đạt 7.428 tỷ đồng, tăng 564 tỷ đồng (~8%) so với cuối năm 2009.

Về cơ cấu: Tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tín dụng của chi nhánh (70%). Đặc biệt, cơ cấu tín dụng trung dài hạn có sự chuyển dịch tích cực, từ 35% năm 2009 chỉ còn chiếm 30% vào cuối năm 2010, đảm bảo hiệu quả việc kiểm soát chặt chẽ sự tăng trưởng của tín dụng trung dài hạn. Nợ nhóm 2 tính

đến 31/12/2010 là 298 tỷ đồng, chiếm 4.01% tổng dư nợ của chi nhánh, giảm 243 tỷ đồng (~-45%) so với cuối năm 2009. Tổng nợ quá hạn là 149 tỷ đồng (~2.01% tổng dư nợ), tăng 94 tỷ đồng so với cuối năm 2009.

Sự tăng trưởng tín dụng của BIDV.HCM trong những năm qua không chỉ tăng về số lượng mà tăng cả về chất lượng, đây là sự phát triển rất tốt giúp BIDV.HCM hội nhập nền kinh tế thế giới và là một bước chuẩn bị khá tốt cho tiến trình cổ phần hóa BIDV. Đó là cả một sự phấn đấu rất quyết tâm của tồn hệ thống các phịng ban: từ dịch vụ huy động vốn đến cấp tín dụng, nghiệp vụ đầu tư, kinh doanh các dịch khác của BIDV.HCM. Nhìn chung, BIDV.HCM chưa đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh phi ngân hàng, chủ yếu tập trung cấp tín dụng và dịch vụ huy động vốn. Để đảm bảo được vị trí trên thị trường cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay, địi hỏi BIDV.HCM khơng ngừng cải tiến kỹ thuật, cơ chế kinh doanh linh động hơn, bắp kịp với nhu cầu khách hàng.

2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA BIDV.HCMC: 2.2.1 Thực trạng chất lƣợng tín dụng của BIDV.HCMC

Trong những năm qua, BIDV.HCM đã quan tâm hơn tới việc kiểm sốt tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của các hoạt động tín dụng. Cùng với việc kiểm soát tăng trưởng phù hợp với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, cơ cấu tín dụng từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, đa dạng hóa, tránh tập trung, giảm thiểu rủi ro. Cơ cấu tín dụng trung dài hạn giảm từ 53% năm 2001 xuống còn 30% cuối năm 2010. Cơ cấu khách hàng chuyển biến theo hướng tích cực, tăng dần tỷ lệ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên tổng dư nợ, giảm cho vay trong lãnh vực xây dựng, là lãnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất và có mức độ rủi ro cao, đẩy mạnh cho vay các ngành kinh tế tiềm năng như điện, xi măng, bất động sản, bưu chính viễn thơng, dầu khí, dệt may…

Về chất lượng tín dụng, trước khi hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ra đời, việc xếp nhóm nợ khách hàng được đánh giá theo Điều 6 - Quyết định 493, đến năm 2006 BIDV HCMC áp dụng phân loại nợ theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thì có sự chênh lệch rất lớn về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cụ thể: Điều 6- Quyết

định 493: 2.11%, Điều 7- Quyết định 493: 7.47 %. Thực sự tỷ lệ nợ xấu khi xếp

theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ làm dư nợ xấu tại chi nhánh tăng cao tại thời điểm ban đầu mới áp dụng, tuy nhiên, qua các năm, sau q trình áp dụng xếp nhóm nợ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thì tỷ lệ nợ xấu và dư nợ xấu giảm đáng kể từ 430 tỷ đồng (7.47%) năm 2006 xuống 99 tỷ tỷ đồng (1.33%) năm 2010.

Trong khi tình hình kinh tế của cả nước và thế giới gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế bắt đầu từ năm 2007, những doanh nghiệp yếu kém đã bộc lộ, khơng cịn có khả năng cầm cự. Trước tình hình đó, Chi nhánh đã áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm kiểm soát và hạn chế rủi ro tín dụng. Kết quả là tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh khơng những khơng tăng mà có chuyển biến giảm mạnh theo hướng tích cực. Để làm được điều này, tập thể Ban lãnh đạo Chi nhánh đã tăng cường thực hiện mọi biện pháp nhằm hạn chế tối đa phát sinh rủi ro và tích cực trong công tác thu hồi, xử lý các khoản nợ xấu đang tồn tại nhằm thực hiện chủ trương lành mạnh hoạt động ngân hàng, thúc đẩy q trình cổ phần hóa diễn ra thuận lợi.

2.2.2 Những mặt tồn tại trong hoạt động tín dụng của BIDV.HCM

Tuy hoạt động tín dụng của BIDV đạt được những bước tiến quan trọng về quy mơ cũng như chất lượng tín dụng, xong vẫn cịn nhiều hạn chế:

Rủi ro tín dụng có xu hướng gia tăng đối với các khách hàng xây lắp do khả năng quản trị doanh nghiệp yếu kém, đấu thầu dưới giá thành, thi cơng các cơng trình có nguồn vốn khơng rõ ràng hoặc chậm thanh tốn, năng lực thi cơng khơng đảm bảo, …

Sản phẩm tín dụng cịn đơn điệu, chủng loại nghèo nàn và chất lượng chưa cao, chưa đẩy mạnh tín dụng bán lẻ, …

Tỷ trọng cho vay trung dài hạn cao trong khi nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn. Cơ cấu tín dụng đã có những chuyển biến tích cực nhưng danh mục cho vay vẫn chưa đầy đủ, chưa ổn định và đảm bảo định hướng lâu dài. Cơ cấu dư nợ theo ngành vẫn còn tập trung vào xây dựng, là lĩnh vực có mức độ rủi ro rất cao, nợ đọng trong xây dựng cơ bản là vấn đề rất nan giải hiện nay.

Công tác quản trị rủi ro tín dụng chưa tốt, rủi ro tín dụng chưa được xác định, đo lường và kiểm sốt một cách chặt chẽ theo thơng lệ quốc tế và yêu cầu hội nhập. Một trong nhưng lý do là hệ thống đánh giá, XHTD nội bộ vẫn còn nhiều bất cập, việc đánh giá khách hàng chủ yếu chỉ bằng “cảm tính” dẫn đến việc sàng lọc và xây dựng mục tiêu mở rộng khách hàng thiếu hẳn cơ sở đúng đắn.

2.3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP TẠI BIDV.HCM DOANH NGHIỆP TẠI BIDV.HCM

2.3.1. Giới thiệu về hệ thống xếp hạng tín nhiệm tại BIDV

Trước năm 2002, để phục vụ cho nhu cầu của mình trong công tác quản lý khách hàng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tự phát nghiên cứu & hình thành Hệ thống tiêu chuẩn xếp loại doanh nghiệp theo phương pháp chấm điểm theo văn bản 493/NHĐT ngày 20 tháng 6 năm 1999. Tuy nhiên, Hệ thống xếp hạng tín dụng trong thời kỳ này mang tính chất tự phát, riêng lẻ, chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ. Chỉ đến khi Ngân hàng Nhà nước Việt nam ra Quyết định số 57/2001/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 1 năm 2002 v/v triển khai thí điểm đề án phân tích xếp loại doanh nghiệp thì các ngân hàng thương mại nói chung và BIDV nói riêng mới có căn cứ pháp lý để một xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp loại doanh nghiệp. Nhưng các tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp ban đầu này cũng chỉ mang tính chất thử nghiệm, kết quả xếp hạng chỉ được sử dụng có tính chất bổ sung cho việc phân tích tín dụng theo phương pháp truyền thống.

Hệ thống xếp loại khách hàng của BIDV chỉ chính thức được áp dụng cho tồn hệ thống sau khi Sổ tay tín dụng của BIDV được ban hành vào tháng 09 năm 2004. Qua gần 2 năm triển khai, ngày 14/11/2006, Thống đốc NHNN đã chấp thuận cho BIDV chính thức áp dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để thực hiện phân loại nợ và trích dự phịng rủi ro theo quy định tại Điều 7 Quyết định 493và được áp dụng cho đến nay.

Hệ thống XHTD nội bộ của BIDV được xây dựng gồm ba hệ thống chấm điểm khác nhau áp dụng cho ba loại khách hàng chính: Tổ chức kinh tế (Doanh

nghiệp), Tổ chức tín dụng (cịn gọi là các định chế tài chính) và Cá nhân. Hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)