6. Kết cấu của đề tài
3.3. Một số kiến nghị khác đối với BIDV trong công tác vận hành hệ thống
XHTD
3.3.1. Công tác đào tạo nguồn nhân lực
Kết quả của việc phân tích, đánh giá để xếp hạng khách hàng, đặc biệt trong đánh giá các chỉ tiêu định tính phụ thuộc một phần vào nhận xét chủ quan của người chấm điểm. Điều này địi hỏi người đánh giá phải có kiến thức, kinh nghiệm tốt về lĩnh vực và tình hình hoạt động của khách hàng mà mình đang đánh giá. Trình độ chun mơn, kỹ năng phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng là yếu tố quan trọng nhất của quá trình vận hành này. Trong phạm vi ngân hàng, cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý khách hàng là người tốt nhất có thể thực hiện việc đánh giá các chỉ tiêu này vì hơn ai hết họ nắm rõ tình hình kinh doanh cũng như nội bộ của doanh nghiệp mình quản lý. Theo kinh nghiệm của các chun gia về quản trị rủi ro tín dụng thì khơng có phương pháp phân tích nào có thể thay thế được kỹ năng, kinh nghiệm của các chuyên gia phân tích tín dụng trong đánh giá khách hàng cũng như những nhận định về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, ... Nếu không xây dựng được đội ngũ chuyên viên phân tích tín dụng giỏi thì kết quả xếp hạng mà hệ thống cho ra sẽ khơng có ý nghĩa vì thiếu độ tin cậy.
Để làm được điều này, Ngân hàng cần phải có chính sách tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng và chế độ đãi ngộ tương xứng để họ gắn bó lâu dài, tích lũy kinh nghiệm theo thâm niên công tác.
3.3.2. Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ đáp ứng nhu cầu tham khảo, tra cứu
Để có thể đánh giá, xếp hạng khách hàng thì ngồi nguồn thơng tin được thu thập từ phía khách hàng cung cấp, các nguồn thông tin trực tiếp và gián tiến khác thì BIDV cần xây dựng một hệ thống lưu trữ thông tin nội bộ, sử dụng riêng cho mục đích tra cứu của chính mình. Hệ thống thơng tin rủi ro tín dụng phải được xây dựng để đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác, thường xuyên và cập nhật để phục vụ cho việc đánh giá, xếp loại khách hàng và cho việc quản trị hoạt động tín dụng một cách hiệu quả. Đây vẫn cịn là một thiếu sót, chưa thực hiện được của hệ thống BIDV.
Với quy mô hoạt động, mạng lưới rộng khắp cả nước của BIDV thì lượng thơng tin về khách hàng là rất lớn, đó là một trong những lợi thế mà BIDV sẵn có. Để làm được điều này, cần thành lập một bộ phận thơng tin tín dụng tập trung tại Hội sở chính, chun trách việc thu thập, lưu trữ các thơng tin liên quan đến hoạt động tín dụng tại các Chi nhánh, cũng như từ các nguồn thơng tin có tính chất định hướng vĩ mơ của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức khác, theo dõi những biến động của thị trường, … Đồng thời, ở góc độ Chi nhánh, mỗi chuyên viên tín dụng có trách nhiệm phải cập nhật thường xun những thay đổi trong tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng do mình trực tiếp quản lý. Trên cơ sở đó, bộ phận tập trung tại Hội sở liên tục tiến hành cập nhật thông tin, tổng hợp, phân tích, đánh giá về các ngành, lãnh vực có liên quan đến hoạt động tín dụng, cũng như tình hình cụ thể của mỗi khách hàng vay trong tồn hệ thống nhằm đảm bảo cung cấp thơng tin cần thiết cho chuyên viên tín dụng khi cần thiết tham khảo, tra cứu.
3.3.3. Chú trọng công tác duy trì văn hóa tín dụng
Văn hóa tín dụng được hiểu là thái độ, niềm tin vào hệ thống giá trị liên quan tới rủi ro tín dụng thể hiện qua hoạt động của một tổ chức. Văn hố tín dụng
chi phối cách ứng xử, các quyết định và các hành vi cả của tổ chức tín dụng đó. Nếu được quan tâm xây dựng tốt, nó sẽ có tác dụng tích cực đối với hành vi của các chủ thể tham gia. Ngân hàng nào chú trọng gầy dựng văn hóa tín dụng thường tạo được quan điểm và cách tiếp cận, cách ứng xử tương đối thống nhất giữa các thành viên, các bộ phận khác nhau đối với rủi ro tín dụng. Ngược lại, nếu khơng chú trọng đến cơng tác này thì dễ dàng nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn giữa các bộ phận, các cá nhân do tình trạng thiếu thống nhất xuất phát từ những quan điểm khác nhau. Điều này là vô cùng nghiêm trọng vì nó sẽ làm hạn chế hiệu quả chung của cả tổ chức.
Chính vì vậy, BIDV cần phải củng cố, duy trì, tăng cường sự hiểu biết của toàn thể CBNV, đặc biệt là cấp lãnh đạo, chuyên viên tín dụng, chuyên viên phân tích, xếp hạng khách hàng về nền văn hóa tín dụng hiện đã được tạo lập tại Ngân hàng mình nhằm đạt đến những ứng xử nhất quán, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng cho tồn Hệ thống.
3.3.4. Hạn chế tối đa tính chủ quan, cảm tính trong đánh giá xếp hạng tín dụng
Việc xếp hạng tín nhiệm hiện tại cịn tùy thuộc rất nhiều vào năng lực và cảm tính của chuyên viên tín dụng, do vậy dễ dẫn đến rủi ro tiềm ẩn về con người. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của yếu tố chủ quan của người đánh giá, cần phải nâng cao các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với vấn đề này, như: cần phải cung cấp những hướng dẫn chi tiết hơn nữa cho việc đánh giá các chỉ tiêu, chấm điểm các chỉ tiêu; các thơng tin phi tài chính sẽ phải được xác nhận bởi các tài liệu và thông tin lưu trong Hồ sơ tín dụng và trung tâm lưu trữ thơng tin của BIDV; Ngân hàng nên ban hành các cơ chế thưởng phạt khách quan, qua đó những hành vi cố tình đánh giá sai lệch tình hình của khách hàng sẽ được phát hiện và xử lý nghiêm.
3.3.5. Nâng cao tiện ích của chương trình xếp hạng tín dụng
Ở nhiều nơi trên thế giới, các ngân hàng đã vận dụng cơng nghệ tự động hóa việc phân loại nợ và xếp hạng tín nhiệm khách hàng với ưu điểm nổi bật là nhanh chóng, chi phí thấp và giảm các thủ tục rườm rà do người đi vay phải thực hiện nhiều công đoạn theo cách truyền thống. Thiết nghĩ, BIDV cũng cần phải ứng dụng phương pháp xếp hạng hiện đại này bằng một chương trình xếp hạng tín nhiệm tự
động trực tuyến trên website của mình. Khi khách hàng có nhu cầu vay, họ sẽ tự cung cấp thông tin theo mẫu định sẵn trên trang mạng. Chương trình phần mềm sẽ tự động tra cứu từ hệ thống dữ liệu thông tin, được đề cập tại mục 3.3.2, để thực hiện chấm điểm các chỉ tiêu và thực hiện phân loại khách hàng vào nhóm tín dụng phù hợp nhất. Bằng cách này, khách hàng có thể biết ngay được mức xếp hạng của mình mà khơng cần phải chờ đợi như thường lệ. Với kết quả đó, họ cũng biết ngay được những ứng xử tín dụng của BIDV dành cho mình như: chấp thuận cho vay hay không, điều kiện cho vay, mức lãi suất tương ứng, …
Thực hiện được điều này sẽ giúp BIDV rút ngắn thời gian phục vụ khách hàng, nâng cao tiện ích của chương trình xếp hạng tín dụng, đồng thời gia tăng giác thỏa mãn của khách hàng.