Điều chỉnh, bổ sung một số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 65)

6. Kết cấu của đề tài

3.1. Điều chỉnh, bổ sung một số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính

3.1.1. Nhóm các chỉ số về lưu chuyển tiền tệ:

Nhóm chỉ tiêu này được bổ sung nhằm đánh giá chất lượng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ về khả năng tạo ra tiền mặt của doanh nghiệp, và sự ổn định của dòng tiền của doanh nghiệp. Chuyên viên phân tích cần yêu cầu doanh nghiệp cung cấp báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá chất lượng và cơ cấu luồng tiền thuần trong kỳ qua so sánh luồng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh với hoạt động tài chính và đầu tư. Trong trường hợp doanh nghiệp không lập báo cáo, cần cung cấp mẫu biểu để có thể tạo ra báo cáo lưu chuyển tiền tệ ngắn từ số liệu bảng cân đối và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm:

 Chỉ số dòng tiền hoạt động = Dòng tiền từ HĐKD Nợ ngắn hạn

Chỉ số này cho biết khả năng thanh khoản bằng tiền thực trong ngắn hạn của một Doanh nghiệp.

 Dòng tiền trên mỗi cổ phần = (Dòng tiền từ HĐKD – cổ tức giữ lại) Số cổ phần hiện hữu

Chỉ số này cho biết thu nhập đem lại thực tế được chia từ mỗi cổ phần sau khi đã trừ phần cổ tức giữ lại.

 Chỉ số dòng tiền tái đầu tư = (Dòng tiền từ HĐKD + khấu hao)

(Tổng TS dài hạn+Vốn lưu động thuần+ khấu hao) Chỉ số này cho biết khả năng tái đầu tư của dòng tiền vào tài sản dài hạn và nguồn vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.

 Giá trị dòng tiền = Giá cổ phiếu

Dòng tiền trên mỗi cổ phần

Chỉ tiêu này giúp so sánh và đánh giá giá trị cổ phần của các công ty trong cùng một ngành.

 Chất lượng và cơ cấu luồng tiền thuần trong kỳ

Việc đánh giá chỉ tiêu này dựa vào phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của năm tài chính gần qua so sánh luồng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh với hoạt động tài chính và đầu tư.

Chỉ tiêu này được đánh giá là rất tốt khi thỏa mãn các điều sau: i) luồng tiền thuần trong kỳ dương; ii) luồng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hơn luồng tiền thuần từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính; và iii) luồng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hơn giá trị tuyệt đối của luồng tiền thuần từ hoạt động đầu tư cộng giá trị tuyệt đối của luồng tiền thuần hoạt động tài chính. Ngược lại, nếu luồng tiền trong kỳ âm hoặc rơi vào trường hợp luồng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm nhưng luồng tiền thuần trong kỳ dương do được bù đắp bởi luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính thì được đánh giá là rất yếu.

3.1.2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu quý đánh giá so với quý cùng kỳ năm trước của doanh nghiệp trước của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ tăng trưởng về mặt doanh thu của doanh nghiệp. Do việc xếp hạng tín dụng được thực hiện theo quý, chỉ tiêu này sẽ giúp chuyên

viên phân tích nắm bắt chặt chẽ hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu quý =

( DT quý này – DT quý cùng kỳ năm trước) x 100% Doanh thu quý cùng kỳ năm trước.

3.1.3. Nguồn trả nợ của khách hàng trong ngắn hạn (quý/6 tháng/năm tới)

Chỉ tiêu này mục đích đánh giá tổng quan về khả năng trả nợ của khách hàng dựa trên các thông tin về nguồn trả nợ của khách hàng. Việc đánh giá chỉ tiêu này địi hỏi phải có cơ sở, bằng chứng rõ ràng và có thể chứng minh được, ví dụ: Số dư hiện có của tài khoản tiền gửi cho những khoản vay sắp đến hạn trả, hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp thực hiện với đối tác (đã thực hiện và đang trong quá trình chờ thanh tốn - cần đánh giá thêm khả năng trả nợ của bên đối tác), công nợ chờ thu và có khả năng chắc chắn thu hồi được (đầy đủ và đúng hạn), nguồn hỗ trợ từ cơng ty mẹ (có cơ sở chắc chắn: theo kế hoạch tập đồn, theo cam kết chính thức …).

3.1.4. Tính phù hợp trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Đánh giá cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp dựa trên tính hữu hiệu của mơ hình tổ chức và bộ máy quản trị mà người ta có thể áp dụng cho một doanh nghiệp. Khơng thể có một mơ hình lý tưởng áp dụng cho mọi doanh nghiệp bởi vì mỗi doanh nghiệp đều có những đặc thù về ngành, nghề, sản phẩm, chiến lược kinh doanh, trình độ nhân viên và nét văn hóa bản sắc riêng. Do đó, một mơ hình tổ chức có thể là phù hợp và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp này nhưng lại là nguyên nhân thất bại cho một doanh nghiệp khác. Căn cứ vào đặc điểm và chiến lược mà doanh nghiệp đang theo đuổi, người đánh giá có thể xem xét tính hợp lý trong lựa chọn cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đó. Tiêu chuẩn đánh giá cơ cấu tổ chức là tính hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh thơng qua sự thiết lập đầy đủ các bộ phận chức năng, sự phân công nhiệm vụ hợp lý, cơ chế phối hợp giữa các phòng ban thể hiện tốc độ thu thập xử lý thông tin, ra quyết định và hiệu năng quản trị.

3.1.5. Đánh giá về khuynh hướng chiến lược của Doanh nghiệp

Việc đánh giá chỉ tiêu này cần phải so sánh các kế hoạch quản trị, chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra với thực lực tài chính, tình trạng hiện tại của doanh nghiệp, các giải pháp cụ thể, định hướng phát triển ngành của Nhà nước, xu thế của thị trường và của nền kinh tế.

3.1.6. Đánh giá nét văn hóa và bản sắc của doanh nghiệp

Những giá trị mang tính bản sắc được thấm nhuần và thể hiện trong phong cách quản lý, trong thái độ và cách thức phục vụ khách hàng của nhân viên. Khi một doanh nghiệp có nền văn hóa vững mạnh với những giá trị đặc sắc riêng của mình chứng tỏ doanh nghiệp đó có một truyền thống tốt và có uy tín trên thương trường.

3.1.7. Mức độ ổn định của thị trường đầu ra

Chỉ tiêu này đánh giá tính ổn định của thị trường đầu ra nhằm đảm bảo nguồn doanh thu của doanh nghiệp, nhận định được xu hướng phát triển của doanh nghiệp và rủi ro tiềm tàng bị thu hẹp về hoạt động quy mô của doanh nghiệp (nhu cầu của thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp) hoặc hoạt động kinh doanh khơng bị gián đoạn do khơng tìm được người tiêu thụ. Việc đánh giá có thể dựa vào phân tích sản phẩm của doanh nghiệp có phải là sản phẩm đặc thù chỉ phục vụ cho một nhóm đối tượng khách hàng nhất định không, nhu cầu trên thị trường với sản phẩm đó như thế nào, có dễ dàng tìm người tiêu thụ có nhu cầu với sản phẩm của doanh nghiệp không, …

3.1.8. Bổ sung một số chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro của ngành nghề kinh doanh doanh

Việc đánh giá có thể căn cứ vào khung pháp lý, tính cạnh tranh của ngành trong môi trường kinh doanh, xu hướng biến động cầu tiêu dùng, khả năng thay đổi công nghệ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tếvà khả năng thích ứng trước những biến động từ môi trường kinh tế vĩ mô. Cụ thể:

 Khung pháp lý: chẳng hạn như các quy phạm pháp luật về thuế, chính sách ưu đãi, miễn giảm, trợ cấp hay hỗ trợ, … nói chung là các nhân tố có ảnh hưởng đến tồn bộ hoạt động kinh doanh của các DN về mặt pháp lý.

 Tính cạnh tranh của ngành: thể hiện tiềm năng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước gắn với các yếu tố về chi phí và cả hiệu quả kinh doanh của ngành như tiềm lực vốn, chi phí đầu vào, …

 Khả năng thay đổi công nghệ: ngành nghề nào có tính linh hoạt tốt đối với yêu cầu thay đổi công nghệ sẽ được đánh giá cao hơn, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, bởi việc thay đổi công nghệ để thích ứng với mơi trường mới sẽ cần thiết để phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, việc thay đổi công nghệ rất cần được xem xét, phân tích gắn với hệ quả đi kèm có thể xảy ra đối với doanh nghiệp như biến động về chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm; giá cả … bởi tất cả đều ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm.

 Khả năng thích ứng của ngành đối với những biến động kinh tế vĩ mô: những ảnh hưởng của chính sách tài khóa, sự biến động lãi suất, tỷ giá, suy thoái kinh tế và những biến động kinh tế vĩ mô khác… sẽ tác động tới toàn bộ nền kinh tế, tới mọi ngành nghề kinh doanh. Những ngành nghề nào có khả năng thích ứng cao sẽ có những ứng xử linh hoạt và hiệu quả khi những biến động trên xảy ra, đảm bảo cho sự phát triển ngành ổn định và bền vững.

3.1.9. Bổ sung một số chỉ tiêu đặc trưng ngành

 Đối với ngành dịch vụ lưu trú, có thể bổ sung chỉ tiêu: cơng suất sử dụng phịng bình qn so với thiết kế trong 12 tháng vừa qua.

 Đối với ngành sản xuất và phân phối điện, có thể bổ sung thêm chỉ tiêu: số năm hoạt động của nhà máy tính đến thời điểm hiện tại.

 Đối với một số ngành như: sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm; chăn nuôi đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản; có thể bổ sung thêm chỉ tiêu: cơng tác vệ sinh an tồn thực phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)