6. Kết cấu của đề tài
3.2. Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá các khách hàng không đủ điều kiện xếp hạng
3.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá
3.2.5.1 Lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh nghiệp
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá rủi ro pháp lý của người đứng đầu doanh nghiệp hoặc/ và kế tốn trưởng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đánh giá lý lịch tư pháp sẽ dựa trên lý lịch pháp lý trong quá khứ cũng như tình trạng hiện tại.
Bảng 3.3: Hệ số rủi ro theo lý lịch tư pháp của lãnh đạo DN
Chỉ tiêu Hệ số rủi ro 1 Diễn giải
Lý lịch tư pháp của người đứng đầu Doanh nghiệp
100% Lý lịch tư pháp tốt, trước đây và hiện giờ khơng có tiền án tiền sự
60%
Đã từng có tiền án tiền sự nhưng đã cách đây ít nhất 5 năm. Đồng thời, đối tượng chấp hành tốt trong và sau khi thi hành án . 40% Đang là đối tượng nghi vấn pháp
luật
10% Đang bị pháp luật truy tố
3.2.5.2 Các sự kiện bất thường có ảnh hưởng đến tính khả thi của phương án, ví dụ: số vụ đình cơng, tai nạn lao động, cháy, nổ, lũ, lụt, v.v.
Bảng 3.4: Hệ số rủi ro theo các sự kiện bất thường
Chỉ tiêu Hệ số rủi ro 2 Diễn giải
Các sự kiện bất thường có ảnh hưởng đến tính khả thi của phương án
100%
Tính khả thi của phương án chưa bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất thường nào hoặc chưa có sự kiện bất thường nào
60% Tính khả thi của phương án đang bị ảnh hưởng bợi sự kiện bất thường
0%
Phương án kinh doanh hồn tồn khơng còn khả thi do ảnh hưởng của sự kiện bất thường
3.2.5.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro từ thị trường, gồm có 09 chỉ tiêu
- Triển vọng tăng trưởng của ngành: chỉ tiêu này đánh giá môi trường
kinh doanh cũng như khả năng phát triển của ngành mà doanh nghiệp hoạt động. Triển vọng ngành được thể hiện thông qua yếu tố tác động đến xu hướng thay đổi của cầu tiêu dùng, như thay đổi nhân khẩu học (dân số, cơ cấu theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sức khỏe, mật độ phân bố …), điều kiện sống và điều kiện sinh hoạt như cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, giáo dục …cũng như xu hướng thay đổi trong phong cách sống và thái độ của người tiêu dùng. Triển vọng tăng trưởng ngành có liên hệ chặc chẽ với chu kỳ kinh tế. Một ngành có tăng trưởng mạnh có thể đem lại cho các doanh nghiệp trong ngành những cơ hội thuận lợi. Những cơ hội này thể hiện ở tiềm năng mở rộng thị trường, khả năng cải tiến vị thế của các doanh nghiệp. Tiêu chuẩn đánh giá căn cứ vào mức độ triển vọng tăng trưởng.
- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp: đánh
giá mức độ cạnh tranh của sản phẩm về đặc tính, giá cả, mẫu mã, chất lượng, ...
- Thị hiếu của khách hàng về loại sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp:
đánh giá tiềm năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
- Khả năng sản phẩm của doanh nghiệp bị thay thế bởi các sản phẩm thay thế: chỉ tiêu này đánh giá khả năng mất thị phần do sản phẩm khơng cịn phù hợp với thị hiếu và bị thay thế bằng một sản phẩm khác. Việc đánh giá dựa trên khả năng tạo ra sản phẩm thay thế (sản phẩm thay thế là sản phẩm phục vụ cùng nhu cầu nhưng có các đặc tính kỹ thuật, phương pháp sản xuất khác).
- Khả năng gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới: chỉ tiêu này
nhằm xét đến khả năng bị chia sẻ thị phần với các doanh nghiệp mới thành lập. Để đánh giá mức độ khó hay dễ của việc thành lập các doanh nghiệp mới trong ngành, lĩnh vực mà khách hàng hoạt động có thể dựa trên các yếu tố sau: có bị ảnh hưởng bởi rào cản pháp lý khơng (ví dụ: ngành điện lực, xây dựng các cơng trình giao thơng, …); có địi hỏi những điều kiện đặc biệt nào khơng (ví dụ: ngành dầu khí địi hỏi phải có vùng tài nguyên nhiên liệu; có địi hỏi lớn về vốn và nhân cơng khơng; có địi hỏi những yêu cầu kỹ thuật đặc biệt nào không; ...
- Xu hướng biến động giá sản phẩm trên thị trường trong 12 tháng qua:
đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp do biến động của giá thị trường của sản phẩm.
- Tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào: chỉ tiêu này nhằm đánh
giá tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào xét về mặt khối lượng lẫn giá cả có ảnh hưởng chính đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn nguyên liệu được xem là ổn định khi nó khả năng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về nguồn cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra bình thường, đồng thời xu hướng biến động giá cả của nó trên thị trường phải ở mức ổn định tránh làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh do chi phí đầu vào tăng cao, đặc biệt đối với những ngành mà nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nhập khẩu sẽ bị tác động nhiều bởi yếu tố tỷ giá (ví dụ: xăng dầu, sắt thép, vàng, …). Cơ cấu thị trường và áp lực cạnh tranh trong ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của số lượng các nhà cung cấp các loại nguyên liệu, bánh thành phẩm cho ngành. Như vậy, khi đánh giá cần xem xét vị thế của doanh nghiệp lợi hay bất lợi trong mối quan hệ với nhà cung cấp.
- Mức độ phụ thuộc vào một số ít người tiêu dùng (sản phẩm đầu ra):
chỉ tiêu này đánh giá tính ổn định của thị trường đầu ra nhằm đảm bảo nguồn doanh thu của doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh khơng bị gián đoạn do khơng tìm được người tiêu thụ. Việc đánh giá có thể dựa vào phân tích sản phẩm của doanh nghiệp có phải là sản phẩm đặc thù chỉ phục vụ cho một nhóm đối tượng khách hàng nhất định khơng, nhu cầu trên thị trường với sản phẩm đó như thế nào, có dễ dàng tìm người tiêu thụ có nhu cầu với sản phẩm của doanh nghiệp không, …
- Ảnh hưởng của tình hình chính trị và chính sách của nhà nước đối với
doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá: chỉ tiêu này đánh giá môi trường kinh doanh
của doanh nghiệp có được ổn định trong bối cảnh chính trị của quốc gia nơi doanh nghiệp hoạt động cũng như xét đến lợi thế từ các ưu đãi bảo hộ của Chính phủ và Nhà nước như: chính sách thuế, cho vay hỗ trợ đặc biệt, rào cản thương mại, các chính sách hạn chế đầu tư, … giúp doanh nghiệp tận dụng, tạo ra độc quyền lợi thế
riêng cho mình và hạn chế được cạnh tranh từ các doanh nghiệp/ khu vực khác. Chỉ tiêu này được chấm điểm cao khi doanh nghiệp phát huy hiệu quả từ những chính sách ưu đãi đó, ngược lại trong trường hợp có chính sách khuyến khích nhưng doanh nghiệp vẫn chưa hoặc không tận dụng được lợi thế thì sẽ chấm điểm thấp hơn. Trong trường hợp doanh nghiệp có hoạt động xuất bán sản phẩm sang các nước khác thì khi đánh giá cần xem xét đến các yếu tố như: thị trường nhập khẩu có áp dụng các chính sách bảo hộ cho doanh nghiệp trong nước, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hay áp dụng chính sách khuyến khích nhập khẩu mặt hàng đang là sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp, …, đồng thời cũng xét đến tính ổn định của các chính sách nói trên nhằm đảm bảo khả năng thâm nhập cũng như phát triển hoạt động xuất khẩu tại các nước này.
3.2.5.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro từ yếu tố tài chính, gồm có 3 chỉ tiêu
- Tỷ lệ vốn tự có tham gia của doanh nghiệp vào phương án kinh
doanh: chỉ tiêu này đánh giá mức độ tự tài trợ của DN trong tổng nhu cầu của
phương án kinh doanh. Tỷ lệ này cao chứng tỏ doanh nghiệp có tiềm lực vốn mạnh, ít phụ thuộc vào vốn vay của ngân hàng.
- Khả năng trả nợ vay của phương án kinh doanh: chỉ tiêu này đánh
giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp từ nguồn thu dự kiến từ phương án kinh doanh, được xác định bằng công thức: Doanh thu từ phương án kinh doanh / Tổng vốn vay cho phương án kinh doanh.
- Khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp trong năm tới: chỉ tiêu này
đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong năm tới từ nguồn thu dự kiến của toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong năm tới, được xác định bằng công thức: Doanh thu từ toàn bộ hoạt động dự kiến trong năm tới/ tổng số nợ vay đến hạn trong năm tới.
3.2.5.5 Nhóm chỉ tiêu đánh giá cách thức tổ chức, vận hành HĐKD của doanh nghiệp, gồm có 6 chỉ tiêu
- Kinh nghiệm chuyên môn của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp:
ngành, kể cả thời gian làm lãnh đạo tại những nơi khác, tuy nhiên chỉ tính các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành, cùng lĩnh vực. Kinh nghiệm chuyên môn thể hiện qua sự hiểu biết rõ về ngành nghề, lĩnh vực đang hoạt động. Nó là một trong những yếu tố quan trọng giúp người lãnh đạo đưa ra phương pháp quản lý phù hợp với đặc thù của ngành và của doanh nghiệp. Khi có những tình huống bất ngờ xảy ra, đó là lúc mà khả năng, kinh nghiệm của nhà quản lý được xem xét dưới góc độ đưa ra những đối sách thích hợp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Khi đánh giá cần chú ý đến những biện pháp nhà nhà quản lý đã áp dụng để đối phó với các tình huống bất trắc trong q khứ nhằm duy trì tính ổn định cho hoạt động của cơng ty.
- Tính phù hợp trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: đánh giá cơ cấu
tổ chức của một doanh nghiệp dựa trên tính hữu hiệu của mơ hình tổ chức và bộ máy quản trị mà người ta có thể áp dụng cho một doanh nghiệp. Khơng thể có một mơ hình lý tưởng áp dụng cho mọi doanh nghiệp bởi vì mỗi doanh nghiệp đều có những đặc thù về ngành, nghề, sản phẩm, chiến lược kinh doanh, trình độ nhân viên và nét văn hóa bản sắc riêng. Do đó, một mơ hình tổ chức có thể là phù hợp và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp này nhưng lại là nguyên nhân thất bại cho một doanh nghiệp khác. Căn cứ vào đặc điểm và chiến lược mà doanh nghiệp đang theo đuổi, người đánh giá có thể xem xét tính hợp lý trong lựa chọn cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đó. Tiêu chuẩn đánh giá cơ cấu tổ chức là tính hữu hiệu trong hoạt động kinh doanh thông qua sự thiết lập đầy đủ các bộ phận chức năng, sự phân công nhiệm vụ hợp lý, cơ chế phối hợp giữa các phòng ban thể hiện tốc độ thu thập xử lý thông tin, ra quyết định và hiệu năng quản trị.
- Mơi trường kiểm sốt nội bộ của doanh nghiệp: chỉ tiêu này đánh giá
quy trình kiểm tra nội bộ nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được kiểm soát, tránh những quyết định liều lĩnh rủi ro cao. Việc đánh giá dựa trên: tính đầy đủ và hồn thiện của các quy trình hoạt động; tính đầy đủ và hồn thiện của các quy trình kiểm sốt nội bộ, việc thực thi các quy trình trong thực tế.
- Mơi trường nhân sự nội bộ của doanh nghiệp: Môi trường nhân sự
lực cũng như khả năng thu hút nhân tài của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Các tiêu chí đánh giá bao gồm: i) môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; ii) chính sách nhân sự: chế độ tuyển dụng, đào tạo và đãi ngộ nhân tài, điều kiện làm việc, chế độ phúc lợi, các chính sách khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, đề bạt. Một môi trường nội bộ tốt tạo được sự thỏa mãn và thúc đẩy nhân viên làm việc, nó thể hiện ở: số ngày nghỉ việc, số người rời bỏ doanh nghiệp hàng năm, số vụ lãng cơng hay đình cơng, …
- Mức độ bảo hiểm tài sản: chỉ tiêu này đánh giá khả năng duy trì hoạt
động nếu có rủi ro xảy ra, mức độ tổn thất có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đánh giá dựa vào: tổng số tiền bảo hiểm trên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, tính theo phần trăm, trong đó: tổng số tiền bảo hiểm là tổng số tiền tối đa sẽ được bồi thường từ các hợp đồng bảo hiểm, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp (không bao gồm tài sản vơ hình như quyền sử dụng đất, phần mềm…) được xác định bằng tổng giá trị của tài sản cố định (giá trị còn lại) và giá trị hàng tồn kho.
- Sự hợp lý của các khoản chi tiêu của doanh nghiệp: chỉ tiêu này đánh
giá hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đánh giá có thể xem xét việc tuân thủ kế hoạch tài chính đã đặt ra nhằm đạt mục tiêu về lợi nhuận, doanh thu, chi phí; những khoản chi phí phát sinh trong năm có nằm ngồi hoặc vượt hạn mức đã được phê duyệt theo kế hoạch.
- Công tác xây dựng thương hiệu và mạng lưới phân phối: đánh giá dựa
trên các căn cứ sau: cơng tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh; dịch vụ chăm sóc khách hàng; chất lượng sản phẩm dịch vụ, …
3.2.5.6 Nhóm chỉ tiêu đánh giá phương án kinh doanh, gồm có
- Khả năng sinh lời của phương án kinh doanh/dự án tại thời điểm hiện
tại khi sản lượng tiêu thụ dự kiến thay đổi: đánh giá lại lợi nhuận của phương án
- Khả năng sinh lời của phương án kinh doanh/dự án tại thời điểm hiện tại khi giá tiêu thụ dự kiến thay đổi: đánh giá lại lợi nhuận của phương án kinh doanh/ dự án trong năm tới khi giá cả sản phẩm giảm 10%.
- Tỉ suất sinh lời của phương án kinh doanh: xác định bằng cơng thức:
lợi nhuận sau thuế tính trên thời gian 1 năm/ vốn tự có tham gia dự án.
- Tính khả thi của phương án kinh doanh: chỉ tiêu này đánh giá tính khả thi của DN khi lập kế hoạch, phương án kinh doanh. Để đánh giá chỉ tiêu này
cần phải so sánh các kế hoạch thực hiện của kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra với thực lực tài chính; năng lực sản xuất, mạng lưới tiêu thụ hiện tại của DN; các giải pháp cụ thể; mức độ nghiên cứu khảo sát thị trường về sản phẩm đầu vào, đầu ra của phương án kinh doanh.