HIỆN KHƠNG ĐÚNG QUY TRÌNH KÝ KẾT THEO LUẬT CƠNG CHỨNG
Trường hợp tài sản thế chấp quyền sử dụng đất cấp cho “Hộ” để đảm bảo nghĩa vụ của người đi vay là rất phổ biến, phía Ngân hàng đã quá tin tưởng về việc người nhận bảo lãnh đã ký kết hợp đồng thế chấp bảo đảm tài sản thế chấp. Các bên tranh chấp về việc có ký hay khơng có ký tên vào hợp đồng thế chấp. Mặt khác, tài sản thế chấp nhằm bảo đảm việc trả nợ là của vợ chồng thì một bên ký kết hợp đồng vẫn khơng có hiệu lực pháp luật. Do đó, cần rút kinh nghiệm trong vấn đề này bằng hồ sơ vụ án cụ thể như sau: Vụ án: “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa: nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank-Chi nhánh Bến Tre đại diện) và bà Huỳnh Thị Thế.
2.3.1. Nội dung vụ án:
Vào ngày 01/4/2011, VietinBank- Chi nhánh Bến Tre và bà Huỳnh Thị Thế đã ký hợp đồng tín dụng số 11.42.079/HĐTD, xác lập nội dung cam kết như sau: Phương thức cho vay theo phương thức HM; hạn mức cho vay 450.000.000 đồng, thời hạn duy trì hạn mức cho vay 12 tháng tính từ ngày 01/4/2011; thời hạn cho vay cụ thể theo từng giấy nhận nợ là 06 tháng; mục đích sử dụng số tiền vay bổ sung vốn lưu động mua bán cá khô, mực khô; lãi suất cho vay (trong hạn), theo phương thức lãi suất thả nổi, được Ngân hàng xác định theo định kỳ 01 tháng 01 lần. Tại thời điểm cho vay lãi suất trong hạn là 19%/năm; lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn. Các tài sản đảm bảo cho khoản vay là:
Quyền sử dụng đất 270m2 của bà Huỳnh Thị Thế theo hợp đồng thế chấp số 09.1478/HĐTC/05 ngày 12/11/2009.
Quyền sử dụng đất 578,9m2 của ông Trần Minh Nghĩa theo hợp đồng thế chấp số 11.0180/HĐTC/05 ngày 31/3/2011.
Quyền sử dụng đất 579m2 của bà Trần Thị Lài theo hợp đồng thế chấp số 11.0181/HĐTC/05 ngày 31/3/2011.
Các hợp đồng thế chấp có chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định.
Trong quá trình sử dụng vốn vay khi đến thời hạn trả nợ, bà Thế chỉ trả được 242.242.500 đồng nợ gốc và 44.055.000 đồng nợ lãi. Số nợ gốc còn lại 207.757.500 đồng bà khơng thực hiện trả được. Do đó, ngày 01/4/2012 VietinBank – Chi nhánh Bến Tre đã chuyển số nợ này sang nợ quá hạn và yêu cầu khách hàng trả nợ. Trong quá trình xử lý nhận thấy tình hình tài chính gặp khó khăn, nợ bên ngồi nhiều khơng thể huy động được nguồn thu trả nợ ngân hàng. Qua quá trình làm việc, ngày 16/7/2012, bà Thế và ông Nghĩa tự nguyện giao các tài sản thế chấp cho Ngân hàng xử lý theo phương thức bán đấu giá và đã thu hồi được một phần nợ là 112.316.707 đồng.
Đối với phần tài sản thế chấp còn lại theo hợp đồng thế chấp số 11.0181/HĐTC/05 ngày 31/3/2011của bà Lài. Qua nhiều lần làm việc, bà Lài không đồng ý trả nợ thay cũng như giao tài sản để xử lý dẫn đến các bên không thể thương lượng tự giải quyết tranh chấp nên Ngân hàng buộc phải khởi kiện ra Tòa án.
Tuy nhiên, ngày 06/10/2016, bà Thế đã trả thêm số nợ gốc là 30.000.000 đồng nên Ngân hàng khởi kiện u cầu Tịa án giải quyết:
Buộc bà Thế có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng số tiền tạm tính đến hết ngày 26/4/2016 là 200.316.877 đồng. Gồm: nợ gốc 60.815.793 đồng, nợ lãi 139.501.084 đồng (trong đó lãi trong hạn 93.077.390 đồng, lãi quá hạn 46.423.694 đồng)
VietinBank được tiếp tục tính lãi, phạt phát sinh từ sau ngày 26/4/2016 của số nợ gốc theo mức lãi suất (trong hạn, quá hạn), mức phạt đã quy định tại Hợp đồng tín dụng kiêm giấy nhận nợ số 11.42.079/HĐTD ngày 01/4/2011 và văn bản sửa đổi, bổ sung cho đến khi thu hồi tất nợ.
Trường hợp bà Thế không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, VietinBank – Chi nhánh Bến Tre có quyền yêu cầu thi hành án có thẩm quyền xử lý phát mãi để thu hồi các khoản nợ nêu trên là tài sản bảo đảm của bà Trần Thị Lài đã thế chấp theo theo hợp đồng thế chấp số 11.0181/HĐTC/05 ngày 31/3/2011là quyền sử dụng đất 579m2 của bà Lài.
Bà Thế thừa nhận có hợp đồng thế chấp tài sản với Ngân hàng VietinBank – Chi nhánh Bến Tre như Ngân hàng trình bày. Bà đồng ý theo yêu cầu của Ngân hàng.
Đối với bà Trần Thị Lài bà có yêu cầu hủy hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 11.0181/HĐTC/05 ngày 31/3/2011của bà với Ngân hàng. Bà cho rằng trước đây để thanh toán tiền đám tang cho mẹ, bà đã cầm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà để vay số tiền 20.000.000 đồng. Sau đám tang, bà thiếu 10.000.000 đồng. Qua giới thiệu của bạn bè bà gặp ông Tùng là người chuyên làm môi giới vay tiền của Ngân hàng ăn huê hồng 5% tiền được vay. Ông Tùng cho bà mượn thêm 10.000.000 đồng để chuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về. Sau đó, ơng Tùng và bà đến qn càfe để gặp ơng Hiện là cán bộ Phịng giao dịch Ba Tri của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Tại đây, ông Hiện cho bà ký tên vào hai tờ đơn xin vay số tiền 50.000.000 đồng, lấy bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản pho to giấy chứng minh nhân dân và bản sao sổ hộ khẩu của bà, hẹn khi nào lãnh đạo Ngân hàng đồng ý sẽ xuống ký kết hợp đồng vay. Chờ đợi lâu nhưng khơng thấy tin gì bà hỏi ơng Tùng, ơng Tùng bảo bà chờ nhưng sau đó bà khơng liên lạc được với ông Tùng được nữa. Đến ngày 02/12/2012, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam mời bà đến UBND xã Phú Nhuận, Bến Tre giao cho bà bản photo hợp đồng thế chấp và thông báo rằng bà đã ký hợp đồng bảo lãnh cho bà Huỳnh thị Thế vay số tiền là 450.000.000 đồng. Do chữ ký trong hợp đồng thế chấp khơng phải của bà, bà khơng có đến Phịng cơng chứng số 1 để ký tên vào hợp đồng thế chấp tài sản, lời chứng của Công chứng viên là “đúng chữ ký đã đăng ký và bên vay thừa nhận chữ ký trong hợp đồng thế chấp này trước sự có mặt của tơi” khơng có nói bên thế chấp là bà Trần Thị Lài thừa nhận chữ ký nên ngày 05/10/2013, bà làm đơn tố giác về việc lừa đảo của những người nói trên đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Do đó, bà khơng đồng ý theo yêu cầu của Ngân hàng, bà có yêu cầu hủy hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 11.0181/HĐTC/05 ngày 31/3/2011trả lại cho bà giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đối với ơng Trần Văn Hùng: Ơng cho rằng ơng và bà Lài kết hơn vào năm 1996, có đăng ký kết hơn. Năm 2010, cha mẹ bà Lài cho vợ chồng ông phần đất mà bà Lài đem thế chấp Ngân hàng. Sau đó, do ơng và bà Lài sống riêng nên ông không biết việc bà Lài tự ý sang tên cho cá nhân của bà Lài và ông không được biết việc bà Lài đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế chấp với Ngân hàng. Do
đây là tài sản chung của vợ chồng nên ơng có u cầu hủy hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 11.0181/HĐTC/05 ngày 31/3/2011của bà với Ngân hàng.
Đối với người đại diện theo pháp luật của Phịng Cơng chứng số 1 cho rằng: Hợp đồng thế chấp là có căn cứ pháp lý để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ. Nếu chữ ký trong hợp đồng thế chấp vay vốn Ngân hàng đúng là chữ ký của người thế chấp và người thế chấp của Ngân hàng cho vay thì phải thực hiện nghĩa vụ của người vay (khơng ký tên trong hợp đồng thế chấp tài sản thì làm sao nhận được tiền trong ngân hàng). Trước đây để giảm thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Chính Phủ giảm phiền hà trong việc đi lại tốn kém, gây khó khăn cho người dân nên cán bộ Ngân hàng lấy chữ ký trực tiếp của người vay. Phịng Cơng chứng chấp nhận và trong lời chứng của Cơng chứng viên cũng có nêu “bên vay thừa nhận chữ ký đó là của chính mình”.
Sau khi xảy ra tranh chấp, phía Ngân hàng khởi kiện bà Huỳnh Thị Thế. Toà án cấp sơ thẩm giải quyết tại bản án kinh doanh thương mại số 03/2017/KDTM-ST ngày 27/10/2017:
Áp dụng các Điều 227, 228, 259 Bộ luất Tố tụng Dân sự; Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015; các Điều 342, 343, 344, 351, 355, 471, 474, 476, 715, 717 Bộ luật Dân sự năm 2005; Điều 306 Luật Thương mại; Điều 6 Luật Công chứng, Pháp lệnh án phí lệ phí Tịa án23.
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Buộc bà Huỳnh Thị Thế có nghĩa vụ trả cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank-Chi nhánh Bến Tre đại diện nhận) số tiền là 200.316.877 đồng. Gồm: nợ gốc 60.815.793 đồng, nợ lãi 139.501.084 đồng (trong đó lãi trong hạn 93.077.390 đồng, lãi quá hạn 46.423.694 đồng).
VietinBank được tiếp tục tính lãi, phạt phát sinh từ sau ngày 26/4/2016 của số nợ gốc theo mức lãi suất (trong hạn, quá hạn), mức phạt đã quy định tại Hợp đồng tín dụng kiêm giấy nhận nợ số 11.42.079/HĐTD ngày 01/4/2011 và văn bản sửa đổi, bổ sung cho đến khi thu hồi tất nợ.
Trường hợp bà Thế không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, VietinBank – Chi nhánh Bến Tre có quyền yêu cầu thi hành án có thẩm quyền xử lý phát mãi để thu hồi các khoản nợ nêu trên là tài sản bảo đảm của bà Trần Thị Lài đã thế chấp theo
theo hợp đồng thế chấp số 11.0181/HĐTC/05 ngày 31/3/2011là quyền sử dụng đất 579m2 của bà Lài để thu hồi khoản nợ nêu trên.
Bác yêu cầu của bà Lài và ông Hùng về việc hủy hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 11.0181/HĐTC/05 ngày 31/3/2011của bà với Ngân hàng.
Không đồng ý với quyết định của cấp sơ thẩm, vào ngày 08/11/2017, bà Trần Thị Lài kháng cáo toàn bộ nội dung bản án cấp sơ thẩm.
Tại bản án kinh doanh thương mại số 04/2018/KDTM-PT ngày 23/3/2018 của Toà án cấp phúc thẩm nhận định:
Nguyên đơn yêu cầu bà Huỳnh Thị Thế trả cho Ngân hàng tạm tính số tiền là 200.316.877 đồng. Trong trường hợp bà Thế không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng thì Ngân hàng có quyền u cầu thi hành án có thẩm quyền xử lý phát mãi để thu hồi các khoản nợ nêu trên là tài sản bảo đảm của bà Trần Thị Lài đã thế chấp theo theo hợp đồng thế chấp số 11.0181/HĐTC/05 ngày 31/3/2011là quyền sử dụng đất 579m2 của bà Lài để thu hồi khoản nợ nêu trên. Bà Thế đồng ý trả nợ nhưng xin trả dần mỗi tháng là 5.000.000 đồng. Bà Lài cho rằng chữ ký trong hợp đồng thế chấp không phải là chữ ký của bà nên bà có yêu cầu hủy hợp đồng thế chấp giữa bà với Ngân hàng. Bà cho rằng chũ ký trong hợp đồng thế chấp không phải là chữ ký của bà. Mặt khác, tại kết luận giám định của Công an tỉnh Bến Tre xác định: “không đủ cơ sở kết luận chữ ký đứng tên Trần Thị Lài trong hợp đồng thế chấp trên so với chữ ký mẫu có phải do cùng một người ký ra hay khơng”. Do đó, khơng đủ căn cứ kết luận bà Lài là người ký tê vào hợp đồng thế chấp.
Lời khai của cán bộ tín dụng Ngân hàng cũng khơng thống nhất. Tại cơ quan Cảnh sát Điều tra công an huyện Ba Tri ông cho rằng ông có giao hợp đồng thế chấp cho bà Thế đi công chứng. Tuy nhiên, tại biên bản đối chất ông cho rằng ông giao hợp đồng thé chấp cho ơng Trí đi cơng chứng. Bà Thế và ơng Trí khơng thừa nhận và cho rằng khơng có mang hợp đồng thế chấp đi cơng chứng. Tại phiên tịa, ơng Trí thừa nhận có mang hợp đồng thế chấp đi công chứng.
Theo quy định tại Điều 39 Luật Cơng chứng năm 2006 thì việc cơng chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng…trừ trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, đang bị tạm giữ, tạm giam. Điều 41 Luật Công chứng quy định: người yêu cầu công chứng phải ký vào văn bản công chứng trước mặt Công chứng viên. Như vậy, nếu việc bà Thế ơng Trí mang hợp đồng thế chấp đi cơng chứng là có thật thì cơng chứng cũng khơng thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Án sơ thẩm nhận định hợp đồng thế chấp giữa bà Lài
với Ngân hàng không vi phạm quy định pháp luật và có hiệu lực là chưa phù hợp, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bà Lài. Do đó, khơng đủ cơ sở khẳng định bà Lài có ký vào hợp đồng thế chấp tài sản và hợp đồng thế chấp được bà Lài ký tên trước mặt cơng chứng viên theo đúng trình tự thủ tục. Kháng cáo của bà Lài về việc yêu cầu hủy hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bà Lài với Ngân hàng là có căn cứ. Do đó:
Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Lài. Sửa một phần bản án kinh doanh thương mại số 03/2017/KDTM-ST ngày 27/10/2017:
Áp dụng Điều 688 BLDS năm 2015; các Điều 342, 343, 344, 355, 471, 474, 476, 715, 717 Bộ luật Dân sự năm 2005; Điều 306 Luật Thương mại; Điều 39, 41 Luật công chứng, Pháp lệnh án phí, lệ phí Tịa án:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Buộc bà Huỳnh Thị Thế có nghĩa vụ trả cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank-Chi nhánh Bến Tre đại diện nhận) số tiền là 200.316.877 đồng. Gồm: nợ gốc 60.815.793 đồng, nợ lãi 139.501.084 đồng (trong đó lãi trong hạn 93.077.390 đồng, lãi quá hạn 46.423.694 đồng).
VietinBank được tiếp tục tính lãi, phạt phát sinh từ sau ngày 26/4/2016 của số nợ gốc theo mức lãi suất (trong hạn, quá hạn), mức phạt đã quy định tại Hợp đồng tín dụng kiêm giấy nhận nợ số 11.42.079/HĐTD ngày 01/4/2011 và văn bản sửa đổi, bổ sung cho đến khi thu hồi tất nợ.
Chấp nhận yêu cầu độc lập của bà Lài. Hủy hợp đồng thế chấp giữa bà Lài với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank-Chi nhánh Bến Tre) trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế chấp cho bà Lài.
Ngồi ra, các vấn đề khơng có kháng cáo có hiệu lực pháp luật.
2.3.2. Những vấn đề pháp lý rút ra từ vụ án: 1. Về tố tụng:
Tòa án đã thụ lý vụ án, xác định đúng tư cách người tham gia tố tụng đúng theo quy định pháp luật: xác định quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank-Chi nhánh Bến Tre) bị thiệt hại và người xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng là bà Huỳnh Thị Thế nên Tòa đã xác định Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương tín là người khởi kiện và bà Huỳnh Thị Thế là người bị kiện là đúng quy định pháp luật.
2. Về nội dung vụ án:
Việc bà Lài không thừa nhận chữ ký trong hợp đồng thế chấp. Tại Kết luận giám định của Phịng Kỷ thuật hình sự Cơng an tỉnh Bến Tre cũng xác định không đủ cơ sở kết luận chữ ký của bà Lài. Đại diện Ngân hàng cho rằng việc bà Lài ký tên trong hợp đồng thế chấp tại Ngân hàng và có mặt của nhân viên ngân hàng nhưng bà Lài không thừa nhận. Lời khai của ơng Trí, bà Thế khai khơng thống nhất. Đối chiếu với các chứng cứ tài liệu có trong hồ sơ cũng không thể hiện ai là người đem hồ sơ thế chấp đi công chứng. Bà Lài bà Thế khơng có mặt để ký tên trước mặt