2.2. Thực trạng tình hình huy động vốn của MSB giai đoạn 2008 – 2011
2.2.3. Thực trạng huy động vốn của MSB trong giai đoạn 2008 – 2011
2.2.3.1. Khái quát các kênh huy động vốn tại MSB
Hiện nay, NHTMCP Hàng Hải Việt Nam có các sản phẩm huy động vốn truyền thống như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi. Tuy nhiên, với quy mô là một trong những ngân hàng trung bình trong khối NHTMCP, MSB đã không ngừng tung ra các sản phẩm huy động vốn mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền, tăng trưởng thêm nguồn vốn huy động từ dân cư, đáp ứng nhu cầu cho vay. Ngoài ra, MSB cũng hết sức quan tâm đến công tác huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính. Mục tiêu của MSB là chuyển dịch dần cơ cấu huy động vốn tập trung vào thị trường 1, giảm tỷ trọng ở thị trường 2.
Các sản phẩm huy động vốn dành cho khách hàng cá nhân
Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm:
- Các sản phẩm về tiền gửi tiết kiệm của MSB khá đa dạng và linh hoạt. Ngoài
sản phẩm tiết kiệm lãi suất cao nhất (14%), MSB cịn có sản phẩm tiết kiệm rút gốc từng phần với kỳ hạn từ 1-36 tháng. Đối với sản phẩm này, khách hàng có thể rút gốc trước hạn, và phần gốc còn lại vẫn hưởng lãi suất như ban đầu, chỉ có phần gốc rút ra là hưởng lãi suất không kỳ hạn. Sản phẩm này được nhiều khách hàng ưa chuộng vì khá linh hoạt.
- Bên cạnh sản phẩm tiết kiệm tháng, MSB cũng cung cấp cho khách hàng sản
phẩm tiết kiệm ngắn ngày với kỳ hạn là 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần. Sản phẩm này có mức lãi suất thấp hơn so với sản phẩm tiết kiệm thơng thường, nhưng nó đáp ứng được nhu cầu khá đông của tầng lớp dân cư chỉ có tiền nhàn rỗi trong khoảng 1 tuần vì lý do kinh doanh của họ.
- Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm đầu tư Song lộc. Đây là sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn EUR liên kết với USD do khách hàng mở để thực hiện mục đích đầu tư. Số tiền tối thiểu là 5,000EUR, kỳ hạn gửi là 14 ngày, 1 tháng, và 2 tháng. Lãi suất sản phẩm này hiện cao hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm USD. Vào ngày đáo hạn, tiền lãi được trả bằng EUR. Tiền gốc còn tùy thuộc vào tỷ giá trong ngày tất toán thẻ Song Lộc. Nếu vào ngày đóng thẻ tiết kiệm, đồng USD xuống giá so với đồng EUR thì tiền gốc được quy đổi về USD. Còn nếu đồng USD giữ nguyên hay tăng giá so với đồng EUR thì số tiền gốc được giữ nguyên bằng EUR.
Sản phẩm tiền gửi thanh toán dành cho khách hàng cá nhân:
- Hiện nay, MSB có sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn M-money dành cho
khách hàng cá nhân. Loại tài khoản này khơng phải duy trì số dư tối thiểu như một số tài khoản tiền gửi không kỳ hạn ở một số ngân hàng khác. Với ưu đãi này, MSB cũng đã thu hút được nhiều khách hàng mở mới. Loại tài khoản này được dùng để mở tài khoản lương cho cán bộ các công ty ký hợp đồng chi hộ lương với ngân hàng. Theo báo cáo của khối khách hàng cá nhân của NHTMCP Hàng Hải, thì khi khách hàng tới mở sổ tiết kiệm, nhân viên tư vấn có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm M-money, và có khoảng 70% khách hàng có sổ tiết kiệm tại MSB đồng thời có tài khoản M-money này.
- Bên cạnh sản phẩm M-money, MSB còn tung ra bộ sản phẩm M1-account.
Trước khi ngân hàng Nhà nước áp dụng mức trần lãi suất huy động dành cho tài khoản tiền gửi khơng kỳ hạn, thì sản phẩm này có lãi suất cao nhất trên thị trường và được khách hàng rất ưa chuộng. Mọi phí dịch vụ đi kèm sản phẩm này đều được miễn phí với điều kiện khách hàng duy trì số dư tối thiểu trung bình tháng khơng dưới 10 triệu đồng/tháng. Nếu khơng duy trì đủ số dư trung bình tháng, thì ngân hàng sẽ thu phí duy trì tài khoản là 20.000đồng/tháng. Loại sản phẩm này thích hợp với đối tượng khách hàng khá giả, thường xuyên sử dụng tài khoản cá nhân để giao dịch. Khách hàng có tài khoản M1-account khi đến ngân hàng giao dịch sẽ được ưu tiên tư vấn tại phòng VIP với thiết kế hiện đại, thuận
tiện. Từ tháng 4 năm 2011 đến nay, MSB đã triển khai rất nhiều chương trình hấp dẫn đi kèm bộ sản phẩm M1-account để gia tăng nguồn vốn huy động. Ví dụ: Khách hàng mở M1- account và nộp tiền vào tài khoản 20 triệu, số tiền này sẽ bị phong tỏa trong vòng 20 ngày, khi đó khách hàng sẽ được 1 vé đi xem chương trình “Ngày xửa ngày xưa”. Hoặc nhiều chương trình du lịch, nghỉ dưỡng giảm giá 50% cho chủ thẻ M1-account, với điều kiện chủ thẻ nộp tiền vào tài khoản 30 triệu và tài khoản sẽ bị phong tỏa trong vòng 30 ngày.
Các dịch vụ đi kèm sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân:
Với mong muốn tối đa hóa các tiện ích dành cho khách hàng, MSB đã tích hợp nhiều dịch vụ và gia tăng tiện ích để mang đến cho khách hàng nhiều sản phẩm đi kèm tài khoản thanh toán như thẻ ghi nợ nội địa, thẻ visa, dịch vụ mobile banking, dịch vụ internet banking, dịch vụ SMS banking. Nếu khách hàng đang có tài khoản M1-account thì sẽ được cấp thẻ visa miễn phí. MSB cũng kết hợp với các trung tâm mua sắm để giảm giá các mặt hàng cho các khách hàng sử dụng thẻ Visa của ngân hàng. Khi sử dụng dịch vụ internet banking, khách hàng có thể gửi tiết kiệm trực tuyến trên mạng, hay chuyển khoản tới bất kỳ ngân hàng nào trong nước.
Sản phẩm huy động vốn dành cho khách hàng doanh nghiệp:
Bên cạnh sản phẩm tiền gửi thanh tốn thơng thường phải duy trì số dư tài khoản, hiện MSB cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp sản phẩm M-business, với 2 gói sản phẩm là M-business gold và M-business classic.
Đối với sản phẩm M-business gold, các doanh nghiệp được miễn phí tồn bộ các giao dịch. Tuy nhiên nếu khách hàng khơng duy trì đủ số dư trung bình tối thiểu là 1 tỷ đồng/tháng thì sẽ bị thu phí duy trì tài khoản là 2.500.000 đồng/tháng. Sản phẩm này hiện nay cũng có mức lãi suất cao nhất theo mức lãi suất trần do ngân hàng nhà nước quy định. Có thể nói đây là sản phẩm tiền gửi thanh toán ra đời đầu tiên trong khối các NHTMCP. Đây được coi là gói sản phẩm huy động trọng tâm dành cho các khách hàng doanh nghiệp của MSB.
Đối với sản phẩm M-business classic, các doanh nghiệp không phải duy trì số dư tối thiểu như sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn thông thường của một số ngân hàng TMCP khác. Với tính năng nổi trội này, ngân hàng cũng đã thu hút được 1 lượng vốn khá lớn trong các đơn vị kinh tế. Cụ thể, theo báo cáo của MSB, tổng huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư năm 2010 tăng 41,7% so với năm 2009.
Ngồi ra, MSB cịn cung cấp các tiện ích đi kèm sản phẩm tiền gửi khơng kỳ hạn dành cho khách hàng doanh nghiệp như: dịch vụ internet banking, SMS banking hiện đại, dịch vụ chi hộ lương. Các doanh nghiệp có thể chuyển khoản trên internet với mức phí chỉ bằng 80% mức phí giao dịch tại quầy. Đối với dịch vụ chi hộ lương trong hệ thống thì hồn tồn miễn phí, trong khi rất nhiều ngân hàng thu phí. Với các tính năng hiện đại của dịch vụ internet banking và mức phí rẻ hơn so với các ngân hàng khác, sản phẩm tiền gửi thanh toán này đã thu hút khá nhiều doanh nghiệp mở tài khoản và sử dụng dịch vụ của MSB.
Khách hàng doanh nghiệp của MSB nếu có tiền nhàn rỗi, chưa sử dụng cho mục đích kinh doanh của mình cũng có thể ký hợp đồng tiền gửi với ngân hàng ở các kỳ hạn từ 1 tuần đến 36 tháng.
2.2.3.2. Quy mô và cơ cấu huy động vốn tại MSB
Trong những năm gần đây, lạm phát ngày càng gia tăng, cùng những quy định của ngân hàng nhà nước về áp dụng trần lãi suất huy động đối với loại tiền VND và USD đã làm dao động tâm lý đối với người gửi tiền và gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam nói riêng. Mặt khác, sức ép cạnh tranh trên mọi lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực huy động vốn ngày càng quyết liệt.
Đứng trước những khó khăn thách thức đó, trong những năm qua, NHTMCP Hàng Hải đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu và thực hiện những chiến lược phát triển bền vững nhằm giữ vững và mở rộng thị phần cùng những hình thức huy động vốn đa dạng, thích hợp với địi hỏi của thị trường và người gửi tiền. Những nỗ lực đó đã mang lại kết quả tăng trưởng khả quan cho NHTMCP Hàng Hải Việt Nam.
Bảng 2.2: Tăng trưởng vốn huy động qua các năm của MSB ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Nguồn vốn huy động 29.877.406 59.287.376 107.364.077 102.813.000
Tốc độ tăng nguồn vốn 93,02% 98,43% 81,10% (4,23%)
Tổng dư nợ cho vay 11.209.764 23.871.616 31.829.535 37.752.939
Tốc độ tăng dư nợ 71,72% 112.95% 33,33% 18,62%
Nguồn: BCTC kiểm toán 2008, 2009, 2010, 2011 của MSB
Bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động khá cao qua các năm và thường cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay. Tuy nhiên, đến năm 2011 thì số dư huy động vốn giảm so với năm 2010, trong khi tốc độ tăng dư nợ cho vay lai tăng 18,62%. Điều này cho thấy tình hình huy động vốn năm 2011 của MSB đang gặp khó khăn.
Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay qua các năm của MSB
Tỷ đồng
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của MSB theo nhóm khách hàng. ĐVT: tỷ đồng ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%)
Tiền gửi của cá nhân và các tổ chức kinh tế 14.112 47,23 30.054 50,69 48.627 45,29 64.422 62,66 Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 22 0,07 29 0,05 11.833 11,02 51 0,05 Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 14.603 48,88 23.832 40,20 33.358 31,07 31.100 30,25 Phát hành giấy tờ có giá 1.134 3.80 5.368 9,05 12.195 11,36 7.217 7,02 Các nguồn vốn khác 6 0,02 4 0,01 1.350 1,26 20 0,02 Tổng cộng 29.877 100 59.287 100 107.364 100 102.813 100
Cơ cấu huy động vốn của MSB có sự thay đổi lớn từ năm 2008 đến năm 2011 với sự chuyển dịch việc huy động vốn tập trung vào thị trường I (lần lượt chiếm 47%, 50%, 45% và 62% trong tổng nguồn vốn huy động từ năm 2008 đến năm 2011. Tiền gửi của cá nhân và tổ chức kinh tế tăng đều qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của MSB (trên 45%). Tỷ trọng của loại nguồn vốn huy động này năm 2010 có giảm nhẹ so với năm 2009 là do trong năm, lạm phát gia tăng, thu nhập và tiết kiệm của người lao động giảm, dẫn tới nguồn tiền tiết kiệm của người dân giảm. Năm 2011, số dư huy động tiền gửi của cá nhân và tổ chức kinh tế đạt 86% kế hoạch đề ra, chiếm tỷ trọng 62,66% trong tổng nguồn vốn huy động, tỷ trọng tiền gửi của tổ chức tín dụng chiếm gần 30% trong tổng vốn huy động. Đây vẫn là nguồn vốn tiềm năng, cần tăng cường khai thác nhằm tạo sự ổn định trong nguồn vốn huy động của MSB. Trong năm 2010, MSB đã khơng ngừng đa dạng hóa các sản phẩm huy động để thu hút nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Cụ thể là với việc ra đời sản phẩm M-money, M1- account, M-business và sản phẩm tiết kiệm rút gốc linh hoạt đã giúp ngân hàng thu hút được khách hàng duy trì và mở mới tài khoản tại ngân hàng. Ngoài sản phẩm huy động với lãi suất cao nhất trên thị trường, MSB cịn dành nhiều ưu đãi về phí cho các tổ chức kinh tế có nguồn tiền lớn và giao dịch thường xuyên với ngân hàng như Vinalines, Gemadept, VNPT…nhằm tăng cường thu hút khách hàng. Ngoài ra, bảng số liệu cũng cho thấy nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá tăng rõ nét qua các năm. Nguồn vốn này chủ yếu là trái phiếu thời hạn 10 năm và 5 năm do ngân hàng phát hành.
Bảng số liệu còn cho thấy khối lượng huy động vốn từ tiền gửi và vay của tổ chức tín dụng tăng đều qua các năm nhưng giảm về tỷ trọng (chiếm 49%, 40%, 31%, 30% trong lần lượt các năm từ 2008 đến năm 2011). Đây chính là sự thay đổi tích cực từ việc MSB đẩy mạnh chiến lược nhằm tối đa hóa tiện ích cho khối kinh tế và dân cư bằng cách ngày càng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại dành cho khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm của MSB ĐVT: tỷ đồng
Nguồn: BCTC kiểm toán 2008, 2009, 2010 của MSB.
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của MSB qua các năm
Chỉ tiêu % tăng 2009 so với 2008 % tăng 2010 so với 2009 % tăng 2011 so với 2010
Tiền gửi của cá nhân và các tổ chức kinh tế 113% 60% 32%
Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 31% 407% (99%)
Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng 63% 39% (6,76)
Phát hành giấy tờ có giá 373% 127% (40)
Các nguồn vốn khác (33%) 336% (98)
Tổng cộng 99% 81% (4,23)
Nguồn: BCTC kiểm toán 2008, 2009, 2010, 2011 của MSB
Bảng số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn của MSB từ năm 2008 đến năm 2010 khá khả quan. Tuy nhiên, năm 2011, thì tốc độ tăng huy động
từ tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng cũng giảm mạnh. Do đó, cơng tác huy động vốn của MSB đang gặp khó khăn, cần có nhiều biện pháp tăng cường huy động vốn hơn nữa để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng huy động vốn thị trường 1 tăng 60% so với năm 2010.
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của MSB ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Không kỳ hạn 3.331 11,15 7.061 11,91 11.509 10,72 12.738 12,39 Có kỳ hạn từ 1 – 6 tháng 8.410 28,15 22.321 37,65 59.341 55,27 63.744 62 Có kỳ hạn từ 6 – 12 tháng 3.736 12,50 6.937 11,70 13.420 12,50 12.923 12,57 Có kỳ hạn > 12 tháng 14.400 48 22.968 39 23.094 22 13.406 13,04 Tổng cộng 29.877 100 59.287 100 107.384 100 102.813 100
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của MSB năm 2008, 2009, 2010, 2011
Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, số dư tiền gửi không kỳ hạn tăng khá nhanh qua các năm. Năm 2009 tăng 3.729 tỷ đồng so với năm 2008, tức tăng 111%. Năm 2010, số dư tiền gửi không kỳ hạn tăng 4.448 tỷ đồng so với năm 2009, tức tăng 63%. Trong
năm 2009, MSB bắt đầu đầu tư vào dịch vụ thẻ ATM và dịch vụ trả lương qua tài khoản ATM. Trong năm 2010, MSB cũng có các sản phẩm không kỳ hạn với lãi suất cao như M-account, M-business với mức phí ưu đãi nên nên số dư tiền gửi thanh tốn, tiền gửi khơng kỳ hạn tăng đáng kể. Tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn còn thấp so với tổng nguồn vốn huy động của MSB. Đây là nguồn huy động với chi phí sử dụng vốn thấp, do đó MSB cần khơng ngừng nghiên cứu để tung ra các sản phẩm không kỳ hạn phù hợp hơn nữa với từng đối tượng khách hàng và tăng cường các tiện ích đi kèm sản phẩm để nâng cao tỷ lệ nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn