5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
2.3.4. Tạo sản phẩm – Điều khoản 07
Kết quả khảo sát tham khảo phụ lục 2.
2.3.4.1. Hướng dẫn chung
Các yêu cầu ở mục này nhìn chung được đánh giá khá cao là có thực hiện và mang lại hiệu quả (trên 50% ý kiến đánh giá). Trong đó, ý kiến tiếp nhận và giải quyết của khách hàng được thực hiện khá chủ động (59.01% ý kiến). Bên cạnh đó, hoạt động xem xét và đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng được thực hiện tốt (67.72% ý kiến). Từ đó, giúp cơng ty ngày càng nhận được sự hợp tác từ các khách hàng lớn như IKEA, DECATLON…
2.3.4.2. Mua hàng
Công ty hiện nay có hai bộ phận mua hàng trong nước và ngoài nước được
kiểm soát khá chặt chẽ. Bên cạnh đó, việc đánh giá nhà cung cấp trước khi mua hàng được thực hiện đúng quy trình (tiêu chuẩn kỹ thuật, giá cả, thời hạn, phương thức thanh toán, trách nhiệm xã hội, vận chuyển …) và mang lại hiệu quả cao vì đây cũng là yêu cầu bắt buộc mà công ty đã ký cam kết với khách hàng.
2.3.4.3. Hoạt động sản xuất và dịch vụ
Hoạt động sản xuất và cung cấp sản phẩm được quy định rõ ràng, cập nhật kịp
thời tình trạng sản xuất thực tế tại cơng ty.
2.3.4.4. Kiểm sốt thiết bị theo dõi, đo lường
Việc theo dõi và đo lường hoạt động tác nghiệp chưa được chú trọng. Vì đây
là ngành may nên dụng cụ đo lường là vô cùng quan trọng (chủ yếu là thước) nhưng theo ghi nhận của bộ phận QM thì các dụng cụ này thường tập trung ở Xưởng Cắt và phòng Thiết kế, phòng Kỹ thuật nhưng thường nhắc nhở mới làm thủ tục hiệu chỉnh thường là do:
Đã thực hiện kế hoạch hiệu chỉnh nhưng không theo dõi.
Các thiết bị máy móc khi bảo trì, bảo dưỡng nhưng khơng lưu lại hồ sơ.
Tủ đựng kim thường quy định cho tổ trưởng quản lý nhưng thường không
thực hiện đúng quy định.
Các dụng cụ sắt nhọn mặc dù đã có quy trình nhưng chưa được áp dụng một
cách triệt để. Thường xảy ra tình trạng thất lạc hoặc rơi vào vào sản phẩm, phải dùng thiết bị dò kim loại gây mất thời gian và rủi ro.