Cơ hội tăng trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chính sách chi trả cổ tức và dòng tiền bất định tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 40)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Kỳ vọng mối quan hệ

3.2.4 Cơ hội tăng trưởng

Cơ hội tăng trưởng của cơng ty sẽ có thể có tác động đáng kể đến chính sách chi trả cổ tức của các công ty (Higgins, 1972; Fama, 1974). Lý thuyết chi phí giao dịch cho rằng các cơng ty càng có cơ hội tăng trưởng cao thì dường như sẽ có nhu cầu về vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư càng lớn và do đó cá cơng ty sẽ sử dụng lợi nhuận để thực hiện đầu tư thay vì thực hiện chi trả cổ tức bởi vì các khoản tài trợ bên ngồi thì tương đối tốn kém. Theo Rozeff (1982), mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng và quyết định chi trả cổ tức được cho rằng là ngược chiều khi các cơng ty có xu hướng né tránh các khoản chi phí giao dịch có liên quan đến các khoản tài trợ bên ngoài. Các nghiên cứu thực nghiệm khác (Lloyd và các cộng sự, 1985; Schooley và Barney, 1994; Moh’d và các cộng sự, 1995) cũng ủng hộ quan điểm này khi cho rằng các cơng ty sẽ phân phối ít tiền mặt khi các cơng ty đang có cơ hội tăng trưởng cao bởi vì lúc này các cơng ty cần phải chi đầu tư tương đối nhiều. Hơn thế nữa, lý thuyết trật tự phân hạng được đề xuất bởi Myers (1984) và Myers và Majluf (1984) cũng lập luận rằng các công ty tài trợ các dự án đầu tư theo nguyên tắc sau: đầu tiên sử dụng các nguồn vốn nội bộ, thứ hai tài trợ bằng nợ và cuối cùng là phát hành vốn cổ phần. Theo lý thuyết này, các cơng ty có cơ hội tăng trưởng cao thì dường như sẽ có địn bẩy cao và các cơng ty này sẽ thực hiện chi trả cổ tức ít hơn. Do đó lý thuyết trật tự phân hạng cũng cho rằng cơ hội tăng trưởng có tác động tiêu cực đến chính sách chi trả cổ tức của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chính sách chi trả cổ tức và dòng tiền bất định tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)