.1 Thống kê mô tả các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chính sách chi trả cổ tức và dòng tiền bất định tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 48 - 51)

BIẾN Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Trung vị Giá trị lớn nhất Số quan sát DVE 0.4417 0.4876 0.0000 0.3694 4.7479 1622 DVS 0.0537 0.0911 0.0000 0.0236 0.9275 1622 TOTALPE 0.5320 1.7669 0.0000 0.3823 59.6475 1622 TOTALPS 0.0582 0.0963 0.0000 0.0251 0.9275 1622 SRVOL 0.1804 0.1162 0.0000 0.1525 0.8669 1622 RETE 0.3893 0.4035 -0.6258 0.2801 2.9320 1622 OWN 0.1148 0.1516 0.0000 0.0501 0.9664 1622 MB 0.6616 0.5979 0.0204 0.4938 6.2052 1622 SIZE 27.7919 1.2443 25.4557 27.6681 32.9960 1622 ROA 0.1120 0.0863 -0.2078 0.0934 0.6503 1622 CASH 0.0428 0.0486 0.0000 0.0279 0.6179 1622

Tương tự như vậy, chính sách cổ tức các doanh nghiệp được đại diện bởi tỷ lệ chi trả cổ tức cộng với lượng mua lại cổ phần trên doanh thu thuần của các doanh nghiệp (TOTALPS) có giá trị trung bình xấp xỉ 5.82%, giá trị này cho thấy rằng các doanh nghiệp đang chi trả cổ tức và mua lại cổ phần khoảng 5.82% so với phần doanh thu thuần mà các doanh nghiệp đạt được. Hơn thế nữa với giá trị độ lệch chuẩn 9.63% cho thấy rằng các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu đang có sự khác biệt trong chính sách chi trả cổ tức và mua lại cổ phần. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp không chi trả cổ tức nhưng có doanh nghiệp chi trả cổ tức và mua lại cổ phần trên doanh thu thuần lên đến 92.75% (Tập đoàn VINGROUP năm 2011).

Sau khi phân tích thống kê mơ tả các biến, luận văn tiếp tục lập ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc (các biến đại diện cho chính sách chi trả cổ tức ) và biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu để xem xét mối tương quan tuyến tính đơn biến giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Đồng thời, luận văn cũng đánh giá sơ bộ về hiện tượng ĐCT bằng cách xem xét giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan giữa các biến độc lập, trong trường hợp giá trị tuyệt đối này lớn hơn 0.8 thì nghi ngờ tồn tại hiện tượng ĐCT, ngược lại không tồn tại hiện tượng ĐCT trong mơ hình nghiên cứu.

Theo đó, bảng 4.2 thể hiện ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập cũng như mối tương quan tuyến tính đơn biến giữa các biến độc lập. Qua đó, luận văn thấy rằng các biến số như độ bất ổn của dòng tiền, lợi nhuận chưa phân phối, sở hữu nội bộ, quy mô doanh nghiệp và nhu cầu nắm giữ tiền mặt thể hiện mối tương quan tuyến tính đơn biến âm với các đại diện của chính sách chi trả cổ tức của các doanh nghiệp. Điều này cho thấy rằng độ bất ổn của dòng tiền, lợi nhuận chưa phân phối, sở hữu nội bộ, quy mô doanh nghiệp và nhu cầu nắm giữ tiền mặt có xu hướng dịch chuyển ngược hướng với chính sách chi trả cổ tức của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu.

Ngược lại, các biến số khác bao gồm cơ hội tăng trưởng và lợi nhuận sau thuế có thể hiện mối tương quan tuyến tính đơn biến dương với các đại diện của chính sách chi trả cổ tức của các doanh nghiệp. Điều này cho thấy rằng cơ hội tăng trưởng và lợi nhuận sau thuế có xu hướng dịch chuyển cùng hướng với chính sách chi trả cổ tức của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu.

Mặt khác, khi xem xét giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan giữa các biến độc lập thì có thể thấy rằng khơng tồn tại mối tương quan cao giữa các biến độc lập bởi vì giá trị cao nhất của hệ số tương quan là 0.680 (mối tương quan giữa biến cơ hội tăng trưởng và lợi nhuận sau thuế). Điều này có nghĩa là hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn giá trị 0.8. Cho nên luận văn có thể kết luận rằng khơng tồn tại hiện tượng ĐCT trong mơ hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chính sách chi trả cổ tức và dòng tiền bất định tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)