Lợi nhuận công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chính sách chi trả cổ tức và dòng tiền bất định tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Kỳ vọng mối quan hệ

3.2.6 Lợi nhuận công ty

Các nghiên cứu trước đây về chính sách chi trả cổ tức cho rằng lợi nhuận của công ty là một trong các yếu tố quan trọng đối với việc giải thích các yếu tố tác động đến chính sách chi trả cổ tức. Khi cổ tức thường được trích từ lợi nhuận hằng năm của cơng ty, thì có thể lập luận rằng các cơng ty có lợi nhuận nhiều thường sẽ thực hiện chi trả cổ tức nhiều hơn. Do đó, mối tương quan dương giữa lợi nhuận cơng ty và chính sách chi trả cổ tức được thiết lập. Bên cạnh đó, Bhattaharya (1979), Miller và Rock (1985) và John và Williams (1985) cho rằng một mức chi trả cổ tức càng lớn thì là một dấu hiệu cho lợi nhuận trong tương lai của cơng ty bởi vì các nhà quản lý có thơng tin đầy đủ về khả năng

sinh lợi trong tương lai của công ty hơn so với các đối tượng bên ngoài và nếu các nhà quản lý tin tưởng vào triển vọng tương lai của cơng ty, thì các nhà quản lý sẽ có khuynh hướng phân phối cổ tức tiền mặt nhiều hơn như là một tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư. Hơn thế nữa, mặc dù Lintner (1956) và Benartzi và các cộng sự (1997) đã lập luận rằng cổ tức được chi trả thường được sử dụng như một tín hiệu cho lợi nhuận hiện tại của công ty tốt hơn cho lợi nhuận tương lai của công ty, nhưng các tác giả cũng cho rằng có mối tương quan dương giữa lợi nhuận và chi trả cổ tức. Cho nên, lý thuyết tín hiệu của chính sách chi trả cổ tức ủng hộ quan điểm cho rằng các cơng ty có lợi nhuận càng nhiều thì thường chi trả nhiều cổ tức hơn như là một dấu hiệu tốt của hiệu quả hoạt động.

Trong thực tế, một số nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành ở nhiều thị trường mới nổi khác nhau như Aivazian và các cộng sự (2003), Al-Najjar (2009), Kirkulak và Kurt (2010) và Imran (2011) cho rằng tồn tại mối tương quan dương mạnh mẽ giữa lợi nhuận và mức độ chi trả cổ tức. Tương tự vậy kết quả này cũng được ủng hộ bởi lý thuyết cổ tức còn lại (residual dividend theory), khi cho rằng các cơng ty có lợi nhuận nhiều thường có nguồn vốn nội bộ thặng dư và sau khi tiến hành thực hiện các dự án đầu tư có NPV dương thì các nhà quản lý sẽ tiến hành phân phối cổ tức cho các cổ đông nhiều hơn mức mà các cơng ty có ít lợi nhuận chi trả (Saxena, 1999; Lease và các cộng sự, 2000). Hơn thế nữa, Aivazian và các cộng sự (2003) lập luận rằng các cơng ty có lợi nhuận cao thường có xu hướng chi trả cổ tức cao. Các nghiên cứu thực nghiệm như Adaoglu (2000), Nissim và Ziv (2001), Banerjee và các cộng sự (2002), Wang và các cộng sự (2002), Aivazian và các cộng sự (2003), Oza (2004), Malkawi (2007), Denis và Osobov (2008), Ahmed và Javid (2009), Chay và Suh (2009), Al - Kuwari (2009), Adil và các cộng sự (2011), Rehman và Takumi (2012), Issa (2015), Mohamed và các cộng sự (2016), và đều ủng hộ mối quan hệ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chính sách chi trả cổ tức và dòng tiền bất định tại các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)