CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TỐN TÀI CHÍNH MƠI TRƯỜNG
2.1. Sự cần thiết cung cấp thông tin môi trường trên báo cáo tài chính ở
2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt
Trong thời gian qua, do những nguyên nhân khác nhau, tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên nước, tài nguyên đa dạng sinh học bị suy thoái nghiêm
trọng. Ở một số địa phương, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản đã bị khai thác
đến mức cạn kiệt hoặc rất lãng phí.
Tài nguyên nước
Do những nguyên nhân khác nhau, trong đó hai nguyên nhân chủ yếu là do sự khai thác quá mức cho những mục đích khác nhau và biến đổi khí hậu, sự suy thối tài ngun nước ở Việt Nam đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Việt Nam có đa dạng sinh học cao, được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới và cũng có nhiều thách thức trong việc bảo tồn
nguồn tài nguyên quí giá này.
Trong thời gian qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đa dạng sinh học của
Việt Nam đã bị suy thoái tới mức báo động. Trước hết là suy thối rừng, hệ sinh
thái có đa dạng sinh học cao nhất, độ giảm độ che phủ từ 43% (1941) xuống 28% (1995). Nhờ các phong trào trồng cây, diện tích rừng có tăng lên, nhưng chủ yếu là rừng trồng và rừng nghèo.
Về đa dạng loài, trong Sách Đỏ Việt Nam năm 1992 mới chỉ có 721 lồi động, thực vật bị đe dọa ở các mức độ khác nhau. Đến năm 2007 số loài này đã lên tới
882 lồi.
Sự suy thối đa dạng sinh thái dẫn tới sự giảm sút về dịch vụ các hệ sinh thái, làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân, làm giảm sút vốn tự nhiên để phát triển xã hội, làm gia tăng thiên tai và sự cố môi trường và tất cả sẽ là một thách thức lớn cho phát triển bền vững của đất nước.
Tài ngun đất
Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 33.120.200 ha, xếp hàng thứ 58 trong tổng số 200 nước trên thế giới, nhưng vì dân số đơng nên diện tích đất bình qn đầu người thuộc loại rất thấp (0,11 ha/người), xếp thứ 159 và bằng 1/6 bình quân
của thế giới.
Thêm vào đấy, chất lượng đất ngày càng bị suy giảm do các loại hình suy
thối đất khác nhau, bao gồm: i) Xói mịn, rửa trơi, sạt và trượt lở đất; ii) Suy thối hóa học (mặn hóa, chua hóa, phèn hố); iii) Mất chất dinh dưỡng (muối khống và chất hữu cơ); iv) Ơ nhiễm, đặc biệt là do các muối kim loại nặng và hóa chất nơng nghiệp; v) Hoang mạc hóa.
Tài ngun khống sản
Việt Nam tuy là nước có nhiều loại khống sản nhưng trữ lượng hầu hết các loại không nhiều. Nhiều loại khoáng sản bị khai thác quá mức, đang dần cạn kiệt. Trữ lượng than đồng bằng ven biển cũng chỉ còn khai thác trong vòng 30 năm nữa, dầu khí trên thềm lục địa còn khoảng 20 năm nữa nếu khơng có những tìm kiếm
mới và ứng dụng cơng nghệ mới. Hậu quả của tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi vừa qua đang gây tác hại nghiêm trọng ở nhiều nơi: lãng phí, thất thốt tài
ngun, ơ nhiễm, thậm chí hủy hoại mơi trường, tai nạn lao động, các tệ nạn xã hội phát triển.