CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TỐN TÀI CHÍNH MƠI TRƯỜNG
2.1. Sự cần thiết cung cấp thông tin môi trường trên báo cáo tài chính ở
2.1.2.1. Quản lý nhà nước về môi trường
Hệ thống tổ chức Quản lý môi trường ở Việt Nam theo quy định của luật Bảo vệ môi trường 2005 tại Điều 121 (Quốc hội, 2005):
- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước.
- Bộ tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
- Các bộ khác bao gồm Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Thủy sản, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ y tế, Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an và các bộ khác có trách nhiệm phối hợp với Bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ mơi trường thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà
nước về bảo vệ môi trường tại địa phương.
Về mặt cơng cụ quản lý, theo giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường của Bộ môn Kinh tế và môi trường thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân của tác giả Nguyễn
Thế Chinh (2003), Nhà nước có thể sử dụng các loại công cụ sau:
a. Công cụ luật pháp và chính sách
Cơng cụ luật pháp và chính sách hay cịn gọi là các cơng cụ pháp lý bao gồm các văn bản luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản dưới luật, các kế hoạch, chiến lược, chính sách mơi trường quốc gia, các ngành kinh tế và các địa phương.
Từ năm 2004, Nhà nước đã thông qua Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Ngày 12/04/2012,
Chính phủ nước ta đã thông qua Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, trong đó nêu rõ mục tiêu tổng quát là: “Tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài ngun và mơi trường” (Chính phủ, 2012b) . Mục tiêu bảo vệ môi trường đã trở thành chiến lược quốc gia của Việt Nam, và được cụ thể hóa qua các văn bản pháp luật. Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 thay thế cho Luật bảo vệ môi trường 1993 là văn bản quan trọng nhất về bảo vệ môi trường. Dưới văn bản này, Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn số 80/2006/NĐ-CP và Nghị định số 21/2008/NĐ- CP, đồng thời với Nghị định 81/2006/NĐ-CP về xử lý phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường trong đó quy định cụ thể mức xử phạt hành chính
mà các tổ chức, cá nhân phải nộp nếu có các hành vi vi phạm cụ thể Luật bảo vệ mơi trường (Chính phủ, 2006a, 2006b, 2008).
Ngồi các văn bản chính về bảo vệ mơi trường nêu trên, nhiều khía cạnh của mối quan tâm bảo vệ môi trường chung của Nhà nước cũng được đề cập trong các văn bản pháp luật khác như Luật khoáng sản, Luật Phát triển và bảo vệ rừng, Luật Dầu khí, Luật Tài nguyên nước…
b. Công cụ kỹ thuật quản lý
Các công cụ kỹ thuật quản lý mơi trường thực hiện vai trị kiểm soát và giám sát Nhà nước về chất lượng và thành phần mơi trường, về sự hình thành và phân bố
chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý mơi trường có thể bao gồm các đánh giá môi trường, kiểm tốn mơi trường, các hệ thống quan trắc môi
trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải.
c. Công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế là công cụ dựa vào thị trường nhằm tác động đến chi phí và lợi ích kinh tế của tổ chức và cá nhân để tạo ra tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tổ chức kinh tế theo hướng có lợi mơi trường. Do đặc điểm bản chất là tác động
đến chi phí và lợi ích kinh tế của các tổ chức nên các công cụ kinh tế chính là các
cơng cụ có tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp, tạo áp lực cho các doanh
nghiệp phải thực hiện các hoạt động hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Các loại cơng cụ kinh tế đã được Chính phủ Việt Nam sử dụng là: Thuế, phí mơi trường; Ký quỹ hồn trả; Nhãn sinh thái; Chính sách ưu đãi của Chính phủ.
- Thuế, phí mơi trường
Thuế là khoản thu cho ngân sách, dùng để chi cho mọi hoạt động của Nhà
nước, khơng chỉ riêng hoạt động bảo vệ mơi trường.
Phí là khoản thu của Nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xun và khơng thường xun đối với công tác quản lý, dùng để chi cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Quốc hội đã ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường ngày 15/11/2010 quy định tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất các loại hàng hóa nhất định phải nộp thuế bảo vệ môi trường (Quốc hội, 2010). Đi kèm với Luật thuế bảo vệ môi trường là một số thông tư nghị định hướng dẫn như Nghị quyết số 1269/2011/NQ-UBTVQH12 về biểu thuế bảo vệ môi trường (Ủy ban thường vụ quốc hội, 2011), Nghị định
67/2011/NĐ-CP (Chính phủ, 2011a) và Thơng tư 152/2011/TT-BTC (Bộ tài chính, 2011) hướng dẫn thi hành Luật thuế bảo vệ môi trường.
Bên cạnh luật Thuế bảo vệ mơi trường, Quốc hội cịn ban hành Luật thuế tài nguyên ngày 25/11/2009 (Quốc hội, 2009) và các quy định khác quy định các loại phí, lệ phí liên quan đến mục tiêu bảo vệ mơi trường như Nghị định 74/2011/NĐ- CP (Chính phủ, 2011b) về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khống sản,
Nghị định 67/2003/NĐ-CP (Chính phủ, 2003) và Nghị định 04/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải (Chính phủ, 2007a)...
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường, Điều 114, Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên phải thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường, mức ký quỹ chính là chi phí cần thiết để cải tạo, phục hồi môi trường sau khi khai thác. Nếu sau khi khai thác, tổ chức, cá nhân không thực hiện nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường hoặc thực hiện khơng đạt u cầu thì khơng được nhận lại số tiền đã ký quỹ (Quốc hội, 2005). Mới đây, vào ngày 29/3/2013 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết
định số 18/2013/QĐ-TTg về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục
hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản yêu cầu các đơn vị khai thác khoáng sản cần lập dự án cải tạo, phục hồi môi trường và lập dự tốn chi phí cần thiết phải bỏ ra để thực hiện ký quỹ, quyết định này có hiệu lực từ ngày 15/5/2013
(Chính phủ, 2013).
- Nhãn sinh thái
Nhãn sinh thái là danh hiệu Nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường, được dán nhãn sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản
phẩm và của nhà sản xuất. Các sản phẩm được dán nhãn sinh thái thường có sức mạnh cạnh tranh cao và giá bán cao hơn các sản phẩm cùng loại. Hiện tại, Bộ Tài nguyên và mơi trường đã có bản dự thảo Thơng tư quy định trình tự, thủ tục chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường (Bộ Tài nguyên và mơi trường, 2013).
- Chính sách ưu đãi của Chính phủ:
Bên cạnh các biện pháp chế tài, xử lý vi phạm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, Chính phủ Việt Nam cũng có các biện pháp khuyến khích các hoạt động bảo vệ mơi trường, có các giải thưởng cho tổ chức cá nhân có hành động bảo vệ mơi trường theo thơng tư số 13/2010/TT-BTNMT quy định về giải thưởng
bảo vệ môi trường (Bộ tài nguyên và môi trường, 2010). Các dự án thuộc Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism – còn gọi là Dự án CDM) cũng
được nhận chính sách ưu đãi của Chính phủ theo Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg
về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch, theo đó, các dự án nếu đáp ứng các tiêu chuẩn của dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch nhận được các ưu đãi như được khấu hao nhanh tài sản cố định, được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu (Chính phủ, 2007b).
Như vậy, qua chiến lược phát triển quốc gia cho thấy Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, đặt mục tiêu bảo vệ môi trường song song với phục tiêu phát triển đất nước. Qua các quy định pháp lý, các biện pháp kinh tế Nhà nước ta từng bước cụ thể hóa chiến lược phát triển, bắt buộc các doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam phải tn theo, điều này nếu nhìn từ góc độ doanh nghiệp sẽ thấy các trách nhiệm pháp lý bảo vệ môi trường của doanh nghiệp ngày càng tăng lên, các chi phí cũng gia tăng vì nếu như khơng tn theo các quy định phải nộp
phạt, khiến gia tăng áp lực bảo vệ môi trường để giảm chi phí cũng như để tạo dựng hình ảnh tốt cho doanh nghiệp trước các cơ quan chức năng.