Thiết lập biến:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa định thời điểm thị trường và cấu trúc vốn, nghiên cứu điển hình các doanh nghiệp niêm yết tại hose , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 37)

CHAPTER 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4Thiết lập biến:

3.4.1 Biến phụ thuộc: Tỷ lệ thay đổi đòn bẩy (Yt)

Hai đơn vị đo lường đòn bẩy trong những nghiên cứu về cấu trúc vốn là đòn bẩy sổ sách và đòn bẩy thị trường. Một số nhà nghiên cứu sử dụng đòn bẩy sổ sách cho rằng thị trường tài chính ln biến động và nhà quản lý tin rằng đòn bẩy thị trường là yếu tố không đáng tin cậy cho việc hoạch định chính sách của doanh nghiệp (Frank & Goyal, 2009). Ngược lại, các học giả ủng hộ việc dùng địn bẩy thị trường thì cho rằng địn bẩy sổ sách chỉ phản ánh tình hình quá khứ của doanh nghiệp trong khi các nhà quản lý thì thường hướng đến những cái nhìn trong tương lai.

Địn bẩy trong bài nghiên cứu này là đòn bẩy sổ sách, được định nghĩa là Tổng nợ/Tổng tài sản theo như nghiên cứu của Alti (2006), Kayhan & Titman (2007), và được suy ra từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

25

3.4.2 Biến độc lập: thị trường “sôi động” (Hot Market)

Alti (2006) định nghĩa thị trường “sôi động” và “kém sôi động” dựa trên số lượng IPO hàng tháng. Theo Alti (2006), bình quân di động trung tâm 3 tháng của số lượng IPO mỗi tháng được sử dụng để san bằng các biến động theo mùa. Thị trường “sôi động” được định nghĩa là những giai đoạn mà bình quân di động trung tâm 3 tháng của số lượng IPO cao hơn giá trị trung vị của nó. Đối với từng IPO trong mẫu này, biến giả thị trường “sôi động” bằng 1 khi mà doanh nghiệp chào bán công khai trong tháng thị trường sôi động. Trong trường hợp ngược lại, giá trị này bằng 0.

3.4.3 Biến kiểm soát:

Tỷ số giải trị thị trường/giá trị sổ sách:

Áp dụng theo nghiên cứu của Baker & Wurgler (2002), Alti (2006), tỷ lệ giá trị thị trường/giá trị sổ sách được tính bằng (Tổng tài sản – Vốn sổ sách + Vốn thị trường)/Tổng tài sản. Giá trị thị trường của vốn cổ phần là giá trị vốn hóa thị trường được tính tại thời điểm kết thúc năm tài chính.

Tỷ lệ giá trị thị trường/giá trị sổ sách được sử dụng đại diện cho cơ hội tăng trưởng. Lý thuyết cấu trúc vốn không đồng nhất về mối quan hệ giữa tăng trưởng và đòn bẩy. Lý thuyết đánh đổi cho rằng doanh nghiệp có nhiều cơ hội tăng trưởng thì nhận thấy nhu cầu tài chính vượt quá lợi nhuận giữ lại nên họ sẽ gia tăng đòn bẩy. Ngược lại, theo lý thuyết trật tự phân hạng thì cho rằng tăng trưởng và địn bẩy thì có mối quan hệ ngược chiều. Những Cty tăng trưởng nhanh thì thấy rằng họ phải trả chi phí vay cao để tài trợ cho sự tăng trưởng. Nghiên cứu của Delcoure (2007) cho rằng doanh nghiệp tài trợ cho các cơ hội đầu tư bằng nợ. Mặt khác, Deesomsak và cộng sự (2004) thì cho rằng quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng và địn bẩy thì ngược chiều.

Khả năng sinh lời:

Khả năng sinh lời là lợi nhuận trước lãi, thuế và khấu hao/Tổng tài sản (Alti 2006, Mahajan & Tartaroglu, 2008).

26

Khơng có mối quan hệ đồng nhất giữa khả năng sinh lời và cấu trúc vốn trong quan điểm của các lý thuyết về cấu trúc vốn. Lý thuyết đánh đổi cho rằng các doanh nghiệp sinh lợi cao có nhu cầu lớn hơn về lá chắn từ thuế thu nhập doanh nghiệp nên vay mượn nhiều hơn những doanh nghiệp sinh lời ít hơn. Trong khi đó, lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng sinh lời càng cao thì nhu cầu sử dụng nợ càng thấp. Khi lợi nhuận tăng, thì lợi nhuận giữ lại sẽ nhiều hơn để tài trợ cho đầu tư. Các doanh nghiệp sinh lời thì ưu tiên sử dụng vốn tự có hơn là vốn từ bên ngồi để tránh thông tin bất cân xứng và chi phí giao dịch. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận giữ lại trước tiên cho nhu cầu đầu tư và chuyển sang sử dụng vốn bên ngồi khi nó khơng đủ. Khi đối mặt với sự lựa chọn giữa trái phiếu và cổ phiếu, doanh nghiệp sẽ ưu tiên phát hành trái phiếu hơn là cổ phiếu. Hầu hết những nghiên cứu thực nghiệm khẳng định mối tương quan nghịch giữa khả năng sinh lời và đòn bẩy (Farma & Frech 2002, Frank & Goyal 2009).

Qui mô doanh nghiệp

Qui mô doanh nghiệp được đo lường bởi nhiều phương pháp khác nhau. Một vài nghiên cứu định nghĩa qui mô doanh nghiệp là Logarit tự nhiên của tổng tài sản (Hovakimian 2006). Tuy vậy, tổng tài sản cũng là mẫu số của biến độc lập (địn bẩy) trong phương trình hồi quy. Do đó, sử dụng cách thức đo lường này có thể dẫn đến mối quan hệ tương quan quá lớn trong phương trình hồi quy. Thay vào đó, qui mơ doanh nghiệp được tính bằng logarit tự nhiên của doanh thu thuần (Alti 2006, Mahajan & Tartaroglu 2008). Green & Murinde (2008) cho thấy doanh thu ít bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của cấu trúc tài sản hay phương pháp báo cáo. Doanh thu thuần của doanh nghiệp trong khn khổ bài nghiên cứu này tính theo đơn vị triệu đồng. Lý thuyết đánh đổi quả quyết rằng địn bẩy thì tương quan thuận với qui mơ doanh nghiệp. Qui mô doanh nghiệp càng lớn thì khả năng phá sản càng thấp. Những doanh nghiệp lớn thì thường đa dạng hóa và có dịng tiền ổn định. Do đó, khả năng phá sản sẽ thấp hơn các doanh nghiệp qui mô nhỏ. Trong trường hợp bị phá sản, những doanh nghiệp lớn phải gánh chịu chi phí thấp hơn so với doanh nghiệp nhỏ.

27

Mặt khác, qui mơ doanh nghiệp có thể được xem là đại diện cho thông tin bất cân xứng giữa những chủ thể trên thị trường vốn. Theo đó, lý thuyết trật tự phân hạng phỏng đoán mối quan hệ nghịch giữa đòn bẩy và qui mô do những doanh nghiệp lớn bị giám sát chặt chẽ bởi các nhà phân tích nên từ đó có khả năng phát hành cổ phiếu tốt hơn và ít vay nợ hơn.

Tài sản hữu hình

Biến tài sản hữu hình thì được tính tốn là tỷ lệ của Tài sản cố định ròng/tổng tài sản (Alti, 2006).

Nhìn chung, Những lý thuyết về cấu trúc vốn chỉ ra rằng tài sản hữu hình có mối liên hệ cùng chiều với đòn bẩy. Điều này được chứng minh bởi những nghiên cứu thực nghiệm (Frank & Goyal 2003). Do tài sản hữu hình có thể được sử dụng làm tài sản cầm cố cho việc vay mượn bên ngoài, doanh nghiệp có nhiều tài sản hữu hình thì có thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng dễ dàng hơn, lãi suất thấp nên có xu hướng vay nợ cao hơn.

Tỷ lệ địn bẩy:

Tỷ lệ địn bẩy được tính bằng giá trị sổ sách của tổng nợ/ tổng tài sản. Đây là biến có độ trễ so với biến phụ thuộc. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều khẳng định mối tương quan ngược chiều của cấu trúc vốn trong quá khứ lên cấu trúc vốn hiện tại.

28

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa định thời điểm thị trường và cấu trúc vốn, nghiên cứu điển hình các doanh nghiệp niêm yết tại hose , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 37)