Kiểm định đồng liên kết theo phƣơng pháp Johansen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá thực và cân bằng tài khoản vãng lai của các thị trường mới nổi khu vực châu á thái bình dương (Trang 40 - 43)

CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.4. Kiểm định đồng liên kết theo phƣơng pháp Johansen

Bƣớc tiếp là tác giả kiểm tra liệu các chuỗi dữ liệu này có đồng tích hợp. Qua kiểm định, có 8 trên 16 trƣờng hợp, tơi bác bỏ giả thiết gốc là khơng có đồng tích hợp ở mức tin cậy 95%. Tám nƣớc đều có một đồng tích hợp. Tơi sẽ tập trung phân tích ở tám nƣớc này, gồm có: Úc, Brunei, Fiji, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia,Philippines, Thái Lan.

Việc tìm đƣợc rằng CA_GDP và log_RER khơng đồng tích hợp cho một số nƣớc có thể giải thích bởi một vài yếu tố, ngồi sức mạnh thống kê thấp của bài kiểm tra do mẫu ngắn tƣơng đối. Tài khoản vãng lai và tỷ giá thực không

thể điều chỉnh nhƣ mong đợi trong lý thuyết, vì các chính sách có thể cản trở ở bất cứ sự điều chỉnh ở bất kỳ biến nào. Hiện nay, ở những nƣớc với chế độ tỷ giá hối đối cố định, và giá cả khó thay đổi hoặc đƣợc sắp đặt, thì tỷ giá thực có thể khơng linh hoạt, và do đó nếu khả thi thì sự điều chỉnh sẽ rất chậm đối với giá trị cân bằng trong dài hạn của nó.

Tiếp theo tác giả sử dụng mơ hình vector hiệu chỉnh sai số VECM để ƣớc lƣợng và kiểm tra mối quan hệ dài hạn của tài khoản vãng lai và tỷ giá thực cũng nhƣ tốc độ đảo chiều của tài khoản vãng lai.

Bảng 4.5. Bảng kết quả VECM (CA/GDP, log(RER) và z-stats trong [ ])

STT TÊN NƢỚC α CA β RE 1 Úc -0.318*** -0.439 [-4.73] [-0.26] 2 Brunei -0.249*** -0.975*** [-3.59] [-5.11] 3 Fiji -0.428*** -0.042 [-5.74] [0.7] 4 Ấn Độ -0.449*** -0.002 [-5.93] [-0.32] 5 Hàn Quốc -0.195** -0.051 [-3.15] [-1.3] 6 Malaysia -0.221*** -0.368*** [-4.26] [-4,78] 7 Philippines -0.406*** -0.042** [-5.72] [-2.94] 8 Thailand -0.414*** -0.214*** [-5.64] [-5.32]

Nguồn: Tác giả tính tốn từ chƣơng trình Stata 14 *** với mức ý nghĩa 1%

Đầu tiên tác giả kiểm định mối quan hệ dài hạn giữa tài khoản vãng lai và tỷ giá thực. Giá trị ƣớc tính của β kỳ vọng có dấu hiệu âm đối với 08 quốc gia thì phù hợp với giả thuyết về mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa tài khoản vãng lai và tỷ giá thực, ủng hộ giả thuyết biến động của tỷ giá thực gắn liền với điều chỉnh của tài khoản vãng lai.

Giá trị ƣớc tính của αCA kỳ vọng có dấu âm. Tài khoản vãng lai sẽ điều chỉnh ngƣợc chiều so với sự mất cân bằng của nó. Khi tài khoản vãng lai bị thâm hụt lúc này chính phủ của các nƣớc tác động cho tỷ giá thực tăng nghĩa là đồng nội tệ đang giảm giá so với đồng đô la Mỹ và ngƣợc lại. Trong ngắn hạn, tốc độ điều chỉnh αCA cũng thay đổi đáng kể giữa các quốc gia, dao động từ 0.195 ở Hàn Quốc đến 0,449 tại Ấn Độ. Bỏ qua các giai đoạn khủng hoảng, một tốc độ điều chỉnh cao hơn sẽ ngụ ý rằng một quốc gia điều chỉnh nhanh chóng với sự mất cân bằng của tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp, việc điều chỉnh sự mất cân bằng bên ngồi có thể xảy ra do khủng hoảng tỷ giá. Do đó, kết quả là tài khoản vãng lai điều chỉnh nhanh chóng có thể là do trong thực tế các quốc gia này gặp khủng hoảng tiền tệ cùng với sự biến động nhanh chóng của tỷ giá thực và tài khoản vãng lai. Một số quốc gia có tốc độ điều chỉnh tài khoản vãng lai thấp. Qua đây cho thấy, sự linh hoạt của tỷ giá hối đối bị hạn chế, thì sự điều chỉnh cho tỷ giá thực sẽ khó khăn hơn khiến cho sự điều chỉnh của tài khoản vãng lai cũng bị hạn chế. Đối với các nƣớc này, điều chỉnh phải trải qua sự cạnh tranh thƣơng mại cao bằng cách giảm chi phí nhân cơng và giá cả một cách tƣơng đối. Nếu giá cả là giá cả kết dính trong thời gian ngắn thì sự hội tụ của tài khoản vãng lai phải qua các biến số khác với tỷ giá thực, chẳng hạn nhƣ sản lƣợng đầu ra hay thu nhập. Do đó, các quốc gia có tỷ giá danh nghĩa khơng linh hoạt có thể phải đối mặt với sự mất cân bằng đáng kể và liên tục của tài khoản vãng lai trong trƣờng hợp có những cú sốc về nhu cầu. Cịn ở những nƣớc có chế độ tỷ giá hối đối linh hoạt tạo nhiều điều kiện cho tỷ giá thực điều chỉnh dẫn đến sự tái cân bằng của tài khoản vãng lai diễn ra nhanh hơn.

Tốc độ điều chỉnh trong Phƣơng trình RER, αRER, khơng có ý nghĩa thống kê cho hầu hết các quốc gia, có nghĩa là có rất ít bằng chứng về việc điều chỉnh tỷ giá thực đối với giá trị cân bằng dài hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá thực và cân bằng tài khoản vãng lai của các thị trường mới nổi khu vực châu á thái bình dương (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)