Kết quả kiểm định tính dừng của tỷ giá hối đoái và giá chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái VND USD và chỉ số giá chứng khoán VN index (Trang 54 - 57)

Như đã trình bày ở trên, trước khi thực hiện kiểm định mối quan hệ đồng liên kết và kiểm định nhân quả Granger thì kiểm định nghiệm đơn vị phải được thực hiện như là một điều kiện bắt buộc nhằm kiểm tra tính dừng của chuỗi số liệu quan sát. Trong trường hợp chuỗi số liệu quan sát khơng có tính dừng thì kiểm định nghiệm đơn vị sẽ tiếp tục được thực hiện trên chuỗi sai phân bậc một.

Để kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu nghiên cứu, ba phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị: kiểm định Augmented Dickey - Fuller (ADF), kiểm định Phillips - Perron (PP) và kiểm định KPSS (Kwiatkowski, Phillips, Schmidt, và Shin) được sử dụng.

4.2.1. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp kiểm định ADF

Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF có và khơng có xu hướng theo thời gian cho các chuỗi số liệu nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.4.

Kết quả kiểm định ADF cho thấy giả thuyết H0 về tính khơng dừng (non- stationary) của cả hai chuỗi số liệu tỷ giá và giá chứng khốn đều khơng thể bị bác bỏ bởi vì giá trị kiểm định của cả hai biến này đều nhỏ hơn giá trị tới hạn (critical value) tương ứng.

Tuy nhiên, khi kiểm tra tính dừng của chuỗi sai phân bậc một trong cả hai trường hợp có xu hướng và khơng có xu hướng thì kết quả lại cho thấy giả thuyết H0 về tính khơng dừng bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%.

Như vậy, trong cả hai trường hợp có xu hướng và khơng có xu hướng thì chuỗi tỷ giá hối đối và giá cổ phiếu trong mơ hình đều là chuỗi dừng trong sai phân bậc một (được gọi là các chuỗi I(1)).

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF

Chuỗi ban đầu Chuỗi sai phân bậc 1

No trend

With

trend No trend With trend

LER -0.5601 -1.380618 -41.9618*** -41.952***

LVNI -1.90115 -2.448685 -40.5097*** -40.5178***

Lưu ý: Ký hiệu *** biểu thị ý nghĩa thống kê tại mức 1%

(Nguồn: Tác giả tính tốn trên phần mềm Eview 7.2)

4.2.2. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp kiểm định Phillips-Perron (PP) Phillips-Perron (PP)

Luận văn tiến hành xem xét và kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu trong cả hai trường hợp có xu hướng và khơng có xu hướng theo thời gian.

Nhìn vào kết quả ở bảng 4.5 có thể thấy giả thuyết H0 rằng có một nghiệm đơn vị đối với chuỗi dữ liệu gốc (LER và LVNI) không thể bị bác bỏ trong cả hai trường hợp bởi kiểm định PP. Như vậy, hai biến là không dừng. Do đó, kiểm định nghiệm đơn vị PP sẽ tiếp tục được thực hiện trên chuỗi sai phân bậc một (∆LER và ∆LVNI). Việc kiểm định tính dừng đối với chuỗi sai phân bậc một là cần thiết trước khi tiến hành kiểm định đồng liên kết Johansen do yêu cầu của kiểm định này là tất cả các chuỗi dữ liệu khi được kiểm định phải là các chuỗi I(1).

Khi các chuỗi được lấy sai phân bậc một, kết quả cho thấy cả hai chuỗi sai phân bậc một của hai biến tỷ giá và giá chứng khốn đều dừng trong cả hai trường hợp khơng có xu hướng và có xu hướng, ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Như vậy, hai chuỗi tỷ giá và giá chứng khoán là các chuỗi I(1).

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Phillips-Perron (PP)

Adj. t-Stat P- value

No trend LER -0.568349 0.8750 LVNI -2.087818 0.2498 ∆LER -41.96889 0.0000 ∆LVNI -41.48194 0.0000 1% level -3.433437

Test critical value 5% level -2.86279

10% level -2.567482 With trend LER -1.432739 0.8513 LVNI -2.588387 0.2857 ∆LER -41.95905 0.0000 ∆LVNI -41.47217 0.0000 1% level -3.96266

Test critical value 5% level -3.412068

10% level -3.127947

(Nguồn: Tác giả tính tốn trên phần mềm Eview 7.2)

4.2.3. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp kiểm định KPSS

Kết quả kiểm định KPSS với cả hai biến tỷ giá (LER) và giá chứng khoán (LVNI) đều bác bỏ giả thuyết H0 rằng chuỗi biến đang xem xét là dừng ở chuỗi gốc (biến level) hoặc dừng có xu hướng ở mức ý nghĩa thống kê 1%.

Điều này cũng có nghĩa chúng ta chấp nhận giả thuyết H1 là cả hai biến dừng trong sai phân. Điều này là phù hợp với kết quả kiểm định cho hai biến sai phân khi không thể bác bỏ giả thuyết H0 đối với chúng trong cả hai trường hợp khơng có xu hướng và có xu hướng ở mức ý nghĩa thống kê 1%.

Như vậy, bằng cách sử dụng cả ba phương pháp kiểm định tính dừng – ADF, PP và KPSS đều đi đến kết luận rằng: hai biến trong mơ hình nghiên cứu là tỷ giá hối đoái và giá chứng khốn đều là các chuỗi khơng dừng trong biến gốc nhưng dừng trong sai phân bậc một hay nói cách khác chúng đều là các chuỗi I(1).

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị KPSS LM-Stat. No trend LER 5.670706*** LVNI 1.299486*** ∆LER 0.176324 ∆LVNI 0.180049 1% level 0.739000

Test critical value 5% level 0.463000

10% level 0.347000 With trend LER 0.654209*** LVNI 0.288348*** ∆LER 0.172076** ∆LVNI 0.148979** 1% level 0.216000

Test critical value 5% level 0.146000

10% level 0.119000

Lưu ý: Ký hiệu *** và ** biểu thị ý nghĩa thống kê tại mức 1% và 5% tương ứng (Nguồn: Tác giả tính tốn trên phần mềm Eview 7.2)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái VND USD và chỉ số giá chứng khoán VN index (Trang 54 - 57)