SỰ NỖ LỰC CÔNG VIỆC = β1 TỰ TIN + β2 LẠC QUAN + β3 HY VỌNG+ β4 THÍCH NGHI.
KẾT QUẢ LÀM VIỆC = α1 TỰ TIN + α2 LẠC QUAN + α3 HY VỌNG+ α4 THÍCH NGHI + α5 SỰ NỖ LỰC CÔNG VIỆC.
KẾT QUẢ LÀM VIỆC = Ω NỖ LỰC CƠNG VIỆC.
Tóm tắt :
Chương 2 trình bày các cơ sở lý luận về năng lực tâm lý, nỗ lực công việc và kết quả làm việc. Dựa trên cơ sở lý luận và các nghiên cứu trước đó của Nguyễn Đình Thọ và các cộng sự (2013), tác giả đã đề xuất mơ hình nghiên cứu với 4 thành phần của năng lực tâm lý bao gồm : Tự tin, Lạc quan, Hy vọng, Thích nghi với 13 biến quan sát, nỗ lực công việc với 3 biến quan sát và kết quả làm việc với 4 biến quan sát. Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo chính thức và trình bày các giả thuyết nghiên cứu.
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
TRÌNH BÀY VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ
Trong chương 3 sẽ trình bày cách thiết kế nghiên cứu bao gồm: xây dựng qui trình nghiên cứu, qui trình chọn mẫu, cách thức thu thập số liệu, xây dựng thang đo, công cụ thiết kế được sử dụng để giải quyết vấn đề đặt ra trong mục tiêu nghiên cứu. Sau đó, sẽ xử lí và phân tích số liệu nghiên cứu thông qua mẫu thu thập được và tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo với mẫu thu được, chúng ta sẽ hiệu chỉnh lại mơ hình mơ cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành phân tích hồi qui tuyến tính bội và phương sai để thiết lập phương trình hồi qui và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.