Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa năng lực tâm lý, nỗ lực công việc và kết quả làm việc của nhân viên văn phòng , nghiên cứu đối với nhân viên văn phòng tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 43)

Chúng ta sẽ tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng cách chạy Cronbach’s Alpha cho thang đo năng lực tâm lý, nỗ lực công việc và kết quả làm việc. Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo, chúng ta sẽ loại trừ các yếu tố có độ tin cậy thang đo thấp và đồng thời kết hợp với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tiến hành đưa các yếu tố đạt tiêu chuẩn của độ tin cậy thang đo vào mơ hình nghiên cứu chính thức. Để đảm bảo cho nghiên cứu có được độ tin cậy của các thang đo cao, chúng ta cần đảm bảo các tiêu chí sau:

 Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) > 0.3

 Hệ số Cronbach’s Alpha >= 0.6.

 Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, trang 24) “ Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến 1 thì thang đo là tốt nhất, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được”. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).

này không thực sự như vậy. Hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (> 0.95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau (nghĩa là giữa chúng cùng đo lường một khía cạnh nào đó của khái niệm nghiên cứu). Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường”.

Bảng 3.2: Kết quả Cronbach’s Alpha cho thang đo năng lực tâm lý, nỗ lực công

việc và kết quả làm việc (xem Phụ lục 4)

STT Thang đo Số biến quan sát Cronbach’s Alpha

1 Sự tự tin 4 .896 2 Lạc quan 3 .843 3 Hy vọng 3 .695 4 Thích nghi 3 .905 5 Sự nỗ lực 3 .827 6 Kết quả làm việc 4 .825 Nguồn: tác giả

Bảng 3.2: Kết quả Cronbach’s Alpha cho thang đo năng lực tâm lý, nỗ lực công

việc và kết quả làm việc (tt)

Thành phần

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến đó

Sự tự tin TT1 .702 .891 TT2 .864 .830 TT3 .781 .862 TT4 .736 .878 Lạc quan LQ1 .674 .813 LQ2 .747 .742 LQ3 .704 .785 Hy vọng HV1 .570 .526 HV2 .554 .557 HV3 .423 .723 Thích nghi TN1 .765 .904 TN2 .837 .842 TN3 .834 .846 Nỗ lực công việc NLCV1 .673 .780 NLCV2 .690 .758 NLCV3 .699 .749 Kết quả làm việc KQLV1 .627 .781 KQLV2 .723 .722 KQLV3 .702 .771 KQLV4 .539 .833 Nguồn: tác giả

Nhận xét: Kết quả Cronbach’s Alpha đối với nghiên cứu chính thức cho thấy tất cả

thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép (Cronbach’s Alpha của tự tin = 0.896; Cronbach’s Alpha của lạc quan = 0.843; Cronbach’s Alpha của hy vọng = 0.695;

Cronbach’s Alpha của thích nghi = 0.905; Cronbach’s Alpha của nỗ lực công việc = 0.827, Cronbach’s Alpha của kết quả làm việc = 0.825).

- Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3.

- Riêng đối với thang đo hy vọng, nếu ta bỏ đi biến quan sát hy vọng 3 thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ tăng lên 0.723 > hệ số hiện tại = 0.695. Tuy nhiên hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại cũng đã đạt yêu cầu, nên ta sẽ giữ lại biến hy vọng 3, nhằm tránh làm mất các yếu tố tác động đến nỗ lực cơng việc. Bên cạnh đó, để tính được Cronbach’s Alpha cho một thang đo thì thang đo này u cầu phải có tối thiểu 3 biến đo lường. Nếu loại biến hy vọng 3 thi thang đo hy vọng sẽ không đạt yêu cầu về số lượng biến tối thiểu. Do đó cần phải giữ lại biến hy vọng 3 để đưa vào phân tích EFA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa năng lực tâm lý, nỗ lực công việc và kết quả làm việc của nhân viên văn phòng , nghiên cứu đối với nhân viên văn phòng tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)