7. Kết cấu đề tài:
1.5. Quy trình tuyển dụng nhân sự
Tuyển dụng không phải là một hành động cụ thể rời rạc mà nó là một tiến trình gồm nhiều bước thực hiện khác nhau nhưng có mối tương quan chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Thông qua các bước thực hiện mà người tuyển dụng sẽ loại trừ dần các ứng viên không phù hợp để đến cuối cùng họ sẽ chon được người tốt nhất, phù hợp nhất với vị trí đang cần tuyển dụng.
Tùy theo đặc điểm và tính chất của từng loại hình doanh nghiệp mà doanh nghiệp tự thiết lập riêng cho mình quy trình tuyển dụng phù hợp. Nhưng nhìn chung, quy trình tuyển dụng chuẩn gồm mười bước được mơ tả như hình 1.1 bên dưới:
Hình 1.2. Quy trình tuyển dụng
Nguồn: Trần Kim Dung, 2015
Bƣớc 1: Chuẩn bị tuyển dụng
Những việc làm cần thiết trong bước này là:
- Lập hội đồng tuyển dụng và phải xác định cụ thể về số lương, thành phần và quyền hạn của hội đồng.
- Nghiên cứu các loại văn bản, quy định của Nhà nước – Chính phủ và tổ chức liên quan đến tuyển dụng kỹ lưỡng.
- Xác định được các tiêu chuẩn tuyển chọn.
Bƣớc 2: Thông báo tuyển dụng
Doanh nghiệp có rất nhiều cách thức để đăng thơng tin tuyển dụng. Ví dụ như: Quảng cáo trên báo, đài, tivi; thông qua các trung tâm dịch vụ lao động; thông qua các trang web tuyển dụng như: vietnamwork, jobstreet,… hoặc là thông báo tại doanh nghiệp.
Bƣớc 3: Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ
Chuẩn bị nguồn tuyển dụng
Phỏng vấn sơ bộ Thông báo tuyển dụng
Ra quyết định Khám sức khỏe Xác minh, điều tra
Phỏng vấn lần hai Kiểm tra, trắc nghiệm Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ
Để tiện cho việc quản lý và sử dụng sau này thì các hồ sơ dự tuyển cần phải được đưa vào sổ xin việc và phải được lưu trữ, sắp xếp, phân loại một cách chi tiết. Theo mẫu thống nhất của Nhà nước, đối tượng có nhu cầu được tuyển dụng cần phải nộp cho tổ chức hoặc doanh nghiệp các giấy tờ như liệt kê bên dưới:
- Đơn xin tuyển dụng
- Bản sơ yếu lý lịch có chứng thực của chính quyền địa phương có thẩm quyền.
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế xác nhận
- Các chứng chỉ, bằng cấp liên quan đến trình độ chun mơn và kỹ năng khác.
Tuy nhiên, các giấy tờ như mẫu đơn xin việc hay sơ yếu lý lịch được bán đại trà trên thị trường thường không chú trọng đến những thông tin quan trọng của ứng viên và khó đánh giá được kinh nghiệm cũng như năng lực của ứng viên trong thời gian trước đây. Đồng thời lại chú trọng quá nhiều đến những chi tiết không cần thiết như thơng tin cha mẹ, gia đình ứng viên.
Vì thế, để có thể đánh giá được ứng viên thì các doanh nghiệp nên có một mẫu hồ sơ riêng hoặc ngồi các giấy tờ trên, doanh nghiệp nên thiết kế thêm cho mình một Bảng dự tuyển dành riêng cho ứng viên điền thơng tin để có thể đánh giá được năng lực của ứng viên thơng qua nội dung trình bày của ứng viên mà khai thác được sâu hơn về tiến trình làm viêc, phấn đấu và thăng tiến của các ứng viên trong thời gian cơng tác trước đó.
Việc nghiên cứu hồ sơ giúp doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp lưu lại các thơng tin về kinh nghiệm, trình độ học vấn, q trình cơng tác, khả năng, sức khỏe, mức độ lành nghề, tính tình, đạo đức, tâm tư và nguyện vọng của ứng viên.
Bƣớc 4: Phỏng vấn sơ bộ
Thường thì việc phỏng vấn này chỉ kéo dài từ 5 – 10 phút. Bước này là bước có tác dụng loại bỏ ngay những ứng viên không phù hợp, không đạt tiêu chuẩn hoặc yếu kém rõ rệt hơn những ứng viên khác mà trong khâu nghiên cứu hồ sơ không phát hiện ra.
Bước này là bước để doanh nghiệp, tổ chức kiểm tra về các kiến thức cơ bản, trình độ chun mơn, khả năng vận dụng và tư duy của ứng viên thông qua các bài trắc nghiệm như trắc nghiệm kiến thức tổng quát, trắc nghiệm tâm lý, trắc nghiệm trí thơng minh, trắc nghiệm cá tính, trắc nghiệm nhận thức,…Từ đó doanh nghiệp lựa chọn được những ứng viên tiêu biểu nhất.
Bƣớc 6: Phỏng vấn lần hai
Đây là lần thứ hai ứng viên và nhà tuyển dụng có cơ hội gặp lại nhau để tìm hiểu sâu hơn về nhau.Lúc này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá chuyên sâu về kinh nghiệm, trình độ, khả năng tư duy, giải quyết vấn đề của ứng viên. Đồng thời, người tuyển dụng cũng sẽ tìm hiểu thêm về khí chất, tính cách, khả năng hịa nhập với môi trường mới và các giá trị về phẩm chất và đạo đức của ứng viên.
Bƣớc 7: Xác minh, điều tra
Quá trình này chỉ giúp cho doanh nghiệp biết và hiểu thêm những điều mà doanh nghiệp cần làm rõ hơn về ứng cử viên sáng giá mà doanh nghiệp đang trong quá trình cân nhắc chọn lựa.
Bƣớc 8: Khám sức khỏe
Việc tuyển dụng nhân viên không đủ sức khỏe sẽ gây ra sự thiếu năng suất và hiệu quả trong công việc, làm gián đoạn quá trình làm việc của tổ chức và quan trọng hơn cả là việc tuyển dụng người lao động sức khỏe kém sẽ làm cho doanh nghiệp dính vào các rắc rối pháp lý khơng đáng có. Từ đó ảnh hưởng đến uy tín, tên tuổi của doanh nghiệp và hoàng loạt các hậu quả khác.
Bƣớc 9: Ra quyết định
Đây là bước quan trong nhất trong quá trình tuyển dụng.Lúc này doanh nghiệp cần phải đưa ra lựa chọn của mình, nhận ai và lọai bỏ ai.
Lúc này doanh nghiệp sẽ chú trọng vào hai yếu tố chính là khả năng của ứng viên có thể làm và muốn làm như thế nào.
Theo Sherman và Bohlander, khả năng thực hiện công việc của ứng viên được thể hiện như trong hình 1.2.
Yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng có thể làm X Yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng muốn làm = Kết quả thực
hiện công việc
Kiến thức Kích thích, động viên Kỹ năng Sở thích
Năng khiếu Đặc điểm cá nhân
Hình 1.3. Các yếu tố có thể làm và muốn làm trong tuyển chọn ứng viên
Nguồn: Trần Kim Dung, 2015
Như hình trên ta có thể thấy rằng, cả 2 yếu tố có thể làm và muốn làm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Cơng việc chỉ có thể được hồn thành tốt và đạt hiệu quả khi người lao động phải có cả hai yếu tố trong mình. Chỉ cần thiếu một trong hai yếu tố trên thì cơng việc cũng sẽ khơng có kết quả tốt.
Bƣớc 10: Bố trí cơng việc
Khi ứng viên được chọn thì doanh nghiệp sẽ tiến hành các thủ tục theo quy định cần thiết về ký hợp đồng lao động, thỏa thuận thời gian thử viêc, mức lương, thưởng, chế độ phúc lợi, quyền lợi và trách nhiệm của nhân viên tại vị trí cơng việc họ đảm nhận. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo cho nhân viên mới hiểu và làm việc được.Đồng thời giúp cho nhân viên mới nhanh chóng hịa nhập với mơi trường làm việc và văn hóa của cơng ty.
Tóm tắt chƣơng 1
Trong chương 1, tơi đã giới thiệu về những lý luận cơ bản về tuyển dụng nhân sự trong một tổ chức, một doanh nghiệp. Đề cập chi tiết đến các khái niệm cơ bản, các nguồn tuyển dụng mà doanh nghiệp có được, các nhân tố tác động đến công tác tuyển dụng, quy trình tuyển dụng và ý nghĩa của cơng tác tuyển dụng.
Từ đó làm cơ sở để phân tích thực trạng của Công Ty Cổ Phần Logistics Vinalink và đưa ra một số giải pháp giúp Vinalink hoàn thiện hoạt động tuyển dụng của mình trong Chương 2 và Chương 3.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS VINALINK TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH.