Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên bảo vệ của công ty TNHH dịch vụ bảo vệ thái sơn giai đoạn 2017 2022 (Trang 30 - 32)

1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu:

1.5.2 Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mơ tả về phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người. Nghiên cứu định tính cung cấp thơng tin tồn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày.

Mục đích của nghiên cứu định tính là tác giả muốn khám phá các biến quan sát mới đặc trưng tại công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Thái Sơn ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Các biến quan sát mới này sẽ kết hợp với các biến trong mơ hình kế thừa của Trần Thị Kim Dung (2011) làm cơ sở tiến hành khảo sát sơ bộ.

Quy trình nghiên cứu định tính của tác giả thơng qua 3 bước sau:

Bƣớc 1: Phƣơng pháp 20 ý kiến

Là kỹ thuật thu thập dữ liệu bằng cách phát cho người được khảo sát phiếu trắng đánh số từ 1 đến 20, nhằm khai thác triệt để những biến quan sát mới, không gợi ý bất kì ý nào.

Tác giả đã gửi bảng kháo sát 20 ý kiến (Phụ lục 2A) cho 12 nhân viên bảo vệ tại Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Thái Sơn với câu hỏi “Yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của anh/chị?” và để mỗi người tự ghi các câu trả lời vào giấy A4. Các câu hỏi của từng người được tổng hợp lại để xác định xem có bổ sung thêm biến quan sát nào mới không? Kết quả khám phá theo phương pháp 20 ý kiến đối với 12 nhân viên: có 56 biến quan sát được cho là tạo động lực làm việc cho nhân viên (Phụ lục 2B).

Sau đó, tác giả kết hợp giữa các biến quan sát của mơ hình kế thừa và các biến quan sát có được qua phương pháp 20 ý kiến, thành bảng tổng hợp 20 ý kiến bao gồm 39 biến quan sát cho 8 yếu tố tạo động lực làm việc và biến phụ thuộc động lực

làm việc có 5 biến quan sát (phần in nghiêng màu cam là các biến quan sát mới được khám phá) (Phụ lục 2C)

Bƣớc 2: Nghiên cứu định tính bằng phƣơng pháp phỏng vấn tay đơi:

Là kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua việc thảo luận giữa hai người: nhà nghiên cứu và đối tượng thu thập dữ liệu (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Trong quá trình phỏng vấn tác giả cần nêu rõ lý do, mục đích thực hiện cuộc phỏng vấn, đưa ra một số gợi ý nhằm giúp cho đối tượng được phỏng vấn nắm rõ được vấn đề cần trao đổi để đạt được kết quả tốt hơn của cuộc phỏng vấn.

Sau khi tổng hợp các ý từ phương pháp 20 ý kiến, tác giả bổ sung vào thang đo mơ hình thành bảng tổng hợp đi phỏng vấn tay đơi bao gồm 44 biến quan sát (Xem dàn bài ở phụ lục 3A) với mục đích khám phá thêm biến quan sát mới ( in nghiêng màu cam) và kết quả thêm được 4 biến quan sát mới (in nghiêng, màu xanh) nâng tổng số biến lên là 48 biến quan sát ( Phụ lục 3B).

Bƣớc 3: Thảo luận nhóm

Là kĩ thuật thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong phương pháp nghiên cứu định tính. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng nghiên cứu với sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu. Trong quá trình thảo luận, nhà nghiên cứu ln tìm cách đào sâu hơn bằng cách hỏi gợi ý các đối tượng nghiên cứu nhằm hướng dẫn cho các thảo luận sâu hơn.

Mục đích của việc thảo luận nhóm là để bổ sung thêm các yếu tố mới, các biến quan sát mới ảnh hưởng đến việc tạo động lực cho nhân viên trong cơng việc. Ngồi ra, tác giả muốn thơng qua thảo luận nhóm để đánh giá mức độ quan trọng của các biến quan sát trong đề tài nghiên cứu. Và căn cứ vào các mức độ quan trọng để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát cho đề tài của tác giả.

đích phát hiện thêm biến quan sát mới và loại đi các biến không ảnh hưởng đến động lực làm việc, đồng thời đánh giá mức độ quan trọng (1, 2, 3) cho từng biến quan sát (Xem dàn bài thảo luận ở Phụ lục 4A).

Như vậy, sau tất cả các bước nghiên cứu định tính ta có 38 biến quan sát của 8 biến độc lập và 5 biến quan sát của biến phụ thuộc (Phụ lục 4C) là cơ sở cho việc

thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn sơ bộ và phỏng vấn chính thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên bảo vệ của công ty TNHH dịch vụ bảo vệ thái sơn giai đoạn 2017 2022 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)