Nghiên cứu định lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên bảo vệ của công ty TNHH dịch vụ bảo vệ thái sơn giai đoạn 2017 2022 (Trang 32 - 37)

1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu:

1.5.3 Nghiên cứu định lƣợng

Phương pháp định lượng là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu khoa học, khác với nghiên cứu định tính trong đó dữ liệu dung để khám phá quy luật của hiện tượng khoa học chúng ta cần nghiên cứu, nghiên cứu định lượng nhằm mục đích thu thập dữ liệu để kiểm định các lý thuyết khoa học đã được suy diễn từ lý thuyết đã có (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Phương pháp khảo sát là dạng phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng. Đặc biệt là trong kinh doanh. Lý do phổ biến của phương pháp khảo sát cho phép chúng ta thu thập được nhiều dạng dữ liệu khác nhau, phù hợp cho từng nghiên cứu cụ thể. Tất cả các biến quan sát trong các yếu tố thành phần đều sử dụng thang đo likert 5 bậc trong đó lựa chọn số 1 hồn tồn khơng đồng ý với biến quan sát và lựa chọn số 5 là hoàn toàn đồng ý với biến quan sát. Nội dung các biến quan sát đã được tổng hợp từ việc nghiên cứu định tính, tác giả đã thực hiện đối với nhân viên bảo vệ tại công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Thái Sơn.

Bước 1: Khảo sát định lượng sơ bộ

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đã lập thành bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ với 43 biến quan sát (8 yếu tố độc lập với 38 biến quan sát và 1 yếu tố phụ thuộc với 5 biến quan sát). Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ (Phụ lục 5) được gửi đến nhân viên bảo vệ của công ty, kết quả thu được tổng cộng 87 phiếu đạt yêu cầu,

dùng làm dữ liệu phân tích sơ bộ. Tác giả đã tiến hành mã hóa thang đo định lượng sơ bộ (Xem Mục 1 Phụ lục 6) rồi nhập dữ liệu vào SPSS 20.0

+ Tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy Cronbach„s Alpha của các biến quan sát của các yếu tố độc lập và phụ thuộc. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng <0.3 và có giá trị Cronbach‟s Alpha if deleted item lớn hơn Cronbach‟s Alpha của yếu tố sẽ bị loại và khi Cronbach alpha có giá trị từ 0.6 trở lên thì thang đo được xem là đảm bảo độ tin cậy. Kết quả 9/9 yếu tố với 40/43 biến quan sát đạt với Cronbach‟s Alpha >0.6 và hệ số tương quan biến tổng từng biến >0.3. Có 3 biến bị loại. Thang đo đạt độ tin cậy. (Xem thêm Mục 2 phụ lục 6)

+ Tiếp theo, tác giả phân tích EFA cho các biến quan sát của yếu tố độc lập. Khi phân tích EFA tác giả đã đưa 35 biến quan sát của yếu tố độc lập được chọn sau phân tích Cronbach‟s Alpha vào phân tích. Sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax, điểm dừng trích các yếu tố >=1 và chấp nhận thang đo khi tổng phương sai trích >= 50%, kết quả khi xoay ma trận được 8 yếu tố. (Xem thêm mục 3 phụ lục 6)

Bước 2: Khảo sát chính thức: (N= 215) căn cứ vào kết quả khảo sát sơ bộ, tác giả

đã lập thành bảng câu hỏi chính thức có 9 yếu tố với 40 biến quan sát (trong đó 8 yếu tố độc lập với 35 biến quan sát và 1 yếu tố phụ thuộc với 5 biến quan sát). (Phụ

lục 7)

Bảng 1.2 Mã hóa các biến quan sát trong khảo sát định lƣợng chính thức

stt Các biến quan sát Mã hóa Bản chất cơng việc

1 Cơng việc của tôi thú vị CV1

2 Tôi được ghi nhận trong công việc CV2

3 Tơi có quyền hạn tương ứng với trách nhiệm CV3

4 Tôi được chủ động trong công việc CV4

5 Công việc phù hợp với năng lực cá nhân của tôi CV5 6 Tôi biết cơng việc tơi đang làm đóng góp vào sự phát triển của công ty CV6

7 Cơng ty có chính sách trả lương tương xứng với kết quả làm việc của

mỗi cá nhân LT1

8 Cơng ty có chính sách tăng lương hợp lý LT2

9 Cơng ty có chính sách khen thưởng tương xứng với năng lực LT3

10 Thu nhập của nhân viên trong công ty tốt hơn so với các công ty khác

cùng ngành LT4

Đào tạo - thăng tiến

11 Cơng ty có chính sách thăng tiến rõ ràng DT1

12 Công ty tạo cơ hội thăng tiến cho tôi DT2

13 Cơng ty có chính sách đào tạo và phát triển nghề nghiệp DT3

Chế độ Phúc lợi

14 Cơng ty có chế độ phúc lợi tốt PL1

15 Cơng ty có chế độ bảo hiểm, xã hội tốt PL2

16 Cơng ty có chính sách hỗ trợ cho tơi và gia đình tơi PL3

Điều kiện làm việc

17 Công ty cung cấp đầy đủ dụng cụ làm việc DK1

18 Đồng phục làm việc hỗ trợ tốt cho công việc DK2

19 Thời gian làm việc phù hợp với tôi DK3

20 Tôi được công ty đối tác tôn trọng, hỗ trợ trong khi làm việc DK4

Cấp trên trực tiếp

21 Cấp trên tôn trọng và tin cậy CT1

22 Cấp trên đối xử công bằng, không phân biệt CT2

23 Cấp trên tận tình hướng dẫn trong công việc CT3

24 Cấp trên ghi nhận sự cố gắng của tôi CT4

25 Cấp trên linh hoạt, không cứng nhắc CT5

26 Cấp trên tâm lý khi làm việc với tôi CT6

27 Cấp trên phải gương mẫu CT7

Đồng nghiệp

28 Đồng nghiệp phối hợp làm việc DN1

29 Đồng nghiệp luôn chia sẻ kinh nghiệm làm việc DN2

30 Đồng nghiệp của tôi thoải mái, dễ chịu DN3

31 Đồng nghiệp của tôi cởi mở, thân thiện DN4

32 Đồng nghiệp của tôi không đùn đẩy công việc DN5

Thƣơng hiệu công ty

33 Tôi tự hào về thương hiệu công ty TH1

34 Tôi tin tưởng vào tương lai phát triển của công ty TH2

35 Tôi đánh giá cao sản phẩm, dịch vụ của công ty TH3

Động lực làm việc

37 Tôi thấy được động viên trong công việc DL2

38 Tôi thường làm vệc với tâm trạng tốt nhất DL3

39 Tôi tự nguyện nâng cao kỹ năng để làm việc tốt hơn DL4

40 Tôi sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để hồn thành cơng việc DL5

Tác giả đã tiến hành thu thập thông tin khảo sát bằng cách gửi trực tiếp bảng câu hỏi chính thức cho các nhân viên bảo vệ của Thái Sơn đang làm việc tại phía các đối tác ở Vũng Tàu, Đồng Nai. Việc nhận và gửi phiếu khảo sát được thực hiện cho đến khi đủ số lượng đạt chuẩn.

Dữ liệu thu thập qua khảo sát được nhập vào SPSS 20.0 và được thực hiện theo trình tự.

- Tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính và trong quá trình nhập dữ liệu kết hợp kiểm tra loại bỏ phiếu không phù hợp.

- Làm sạch dữ liệu bằng cách kiểm tra xử lý các lỗi do nhập liệu (các giá trị không nằm trong vùng lựa chọn). Kiểm tra các mẫu bị trùng và loại bỏ. Kiểm tra tần suất các giá trị Missing và đảm bảo phải nhỏ hơn 10% tổng mẫu.

- Tiến hành kiểm tra độ tin cậy Cronbach‟s Alpha của các biến quan sát.

- Phân tích nhân tố khám phá hay kiểm định giá trị thang đo EFA cho các biến quan sát.

Kết quả phân tích dữ liệu được tác giả trình bày cụ thể trong chương 2 làm cơ sở phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho nhân viên bảo vệ của công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Thái Sơn.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết, khái niệm sự thỏa mãn trong công việc của tác giả được sắp xếp theo thời gian từ xưa đến nay. Đồng thời nêu lên ý nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng đến việc tạo động lực làm việc cho nhân viên.

Trong chương này, tác giả đã trình bày mơ hình nghiên cứu đề xuất là mơ hình kế thừa từ mơ hình của PGS. TS Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy đã được điều chỉnh vào điều kiện Việt Nam, sau đó điều chỉnh vào Cơng ty TNHH dịch vụ bảo vệ Thái Sơn bao gồm 8 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc.

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN BẢO VỆ TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ THÁI SƠN THEO CÁC YẾU TỐ CỦA MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên bảo vệ của công ty TNHH dịch vụ bảo vệ thái sơn giai đoạn 2017 2022 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)