Thang đo văn hóa tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức, nghiên cứu tại ngân hàng thương mại việt nam , (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.8 Thang đo hiệu chỉnh

3.8.2 Thang đo văn hóa tổ chức

Nghiên cứu sử dụng mơ hình văn hóa tổ chức Denison (Denison, 2000a). Đây là một trong những công cụ phổ biến nhất được sử dụng trong đo lường văn hóa tổ chức, được thành lập trên cơ sở lý luận mơ hình tổ chức văn hóa của Denison (Block, 2003). Bảng câu hỏi đa thành phần đo lường các đặc điểm của văn hóa tổ chức bao gồm: sự tham gia, sự thích ứng, sự nhất quán và sứ mệnh (Denison, 2000b). Đầu tiên, tính tốn điểm số cho từng thành phần của từng đặc điểm văn hóa từ báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát thực tế. Sau đó, điểm số của các đặc điểm văn hóa được tính bằng cách dựa trên điểm số của các thành phần tương ứng của chúng. Nghiên cứu sử

dụng thang đo Likert 5 mức độ (1 = Rất không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Khơng có ý kiến, 4 = Đồng ý, 5 = Rất đồng ý).

Bảng 3.3: Thang đo văn hóa tổ chức

hóa Tên biến

INV Sự tham gia

EM Mở rộng quyền tự chủ

EM1 Kế hoạch kinh doanh thu hút tham gia của tất cả các cấp

EM2 Các quyết định thường được thực hiện trong điều kiện đầy đủ các thơng tin tốt nhất

hóa Tên biến

EM3 Thông tin luôn được chia sẻ rộng rãi để mọi người có thể sử dụng

TEO Định hướng theo nhóm

TEO1 Phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức được tích cực khuyến khích TEO2 Nhân viên làm việc như là một phần của đội

TEO3 Làm việc theo nhóm thường được sử dụng để hồn thành cơng việc

CD Phát triển năng lực

CD1 Nhân viên được trao quyền chủ động làm việc CD2 Luôn đầu tư những kỹ năng của nhân viên

CD3 Kỹ năng của nhân viên được xem là lợi thế cạnh tranh quan trọng

CON Sự nhất quán

CV Giá trị cốt lõi

CV1 Các lãnh đạo và quản lý ln làm gương

CV2 Có sự rõ ràng và nhất quán trong các giá trị chi phối cách kinh doanh CV3 Có một quy tắc đạo đức hướng dẫn hành vi cho mọi người

AG Đồng thuận

AG1 Khi bất đồng xảy ra, mọi người làm hết mình để tìm ra giải pháp AG2 Dễ dàng đạt được đồng thuận ngay cả các vấn đề khó khăn

AG3 Có quy định về quy tắc ứng xử rõ ràng để nhận biết cách làm đúng hay sai

CAI Hợp tác và hội nhập

CAI1 Dễ dàng thực hiện các dự án phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức CAI2 Thái độ làm việc với một người trong và ngoài tổ chức là như nhau CAI3 Mục tiêu giữa các cấp được gắn kết chặt chẽ với nhau

ADAP Sự thích ứng

CC Chủ động đổi mới

CC1 Linh hoạt và sẵn sàn thay đổi để hồn thành cơng việc CC2 Cách làm mới và cải tiến được áp dụng liên tục

CC3 Các bộ phận trong tổ chức thường xuyên hợp tác để tạo ra sự thay đổi

CF Định hướng vào khách hàng

CF1 Sự thay đổi thường đến từ góp ý và khuyến nghị của khách hàng

CF2 Khách hàng là yếu tố tác động trực tiếp đến các quyết định của Ngân hàng CF3 Các nhân viên đều có sự hiểu biết sâu về nhu cầu của khách hàng

OL Tổ chức học tập

OL1 Nhân viên thường xem thất bại như một cơ hội để học hỏi và cải thiện OL2 Đổi mới và chấp nhận rủi ro được khuyến khích và khen ngợi

OL3 Học tập là một mục tiêu quan trọng trong công việc hằng ngày

MIS Sứ mệnh

SDI Định hướng chiến lược

SDI1 Ngân hàng có một mục đích và định hướng dài hạn SDI2 Ngân hàng có nhiệm vụ cụ thể

hóa Tên biến

SDI3 Ngân hàng có một chiến lược rõ ràng cho tương lai

GO Mục tiêu

GO1 Lãnh đạo thiết lập mục tiêu đầy tham vọng và thực tế

GO2 Lãnh đạo ghi nhận các mục tiêu mà nhân viên đang cố gắng để đạt được GO2 Nhân viên hiểu được những gì cần phải thực hiện để thành công trong dài

hạn

VI Sứ mệnh

VI1 Ngân hàng có một sứ mệnh chung trong tương lai VI2 Cấp lãnh đạo có quan điểm dài hạn

VI3 Sứ mệnh của ngân hàng tạo động lực cho nhân viên

Nguồn: Denison 1990

3.9 Đánh giá độ tin cậy thang đo

Như đã giới thiệu, các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này dựa theo các thang đo đã sử dụng trong nhiều nghiên cứu tại các thị trường nước ngồi. Vì vậy, các thang đo trong nghiên cứu được đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach alpha. Về lý thuyết hệ số Cronbach alpha càng lớn càng tốt tuy nhiên nếu quá lớn (> .95) cho thấy nhiều biến không khác biệt gì nhau. Đối với các thang đo trong nghiên cứu, hệ số Cronbach alpha > .60 là hệ số có thể chấp nhận về mặt tin cậy (Nunnally and Bernstein, 1994). Ngoài ra mối quan hệ giữa biến quan sát trong các thang đo phải có hệ số tương quan biến tổng phù hợp vì cùng đo lường một khái niệm nghiên cứu. SPSS sử dụng hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh, nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh > .30 thì đạt yêu cầu (Nunnally and Bernstein, 1994).

Hệ số Cronbach alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp trước. Các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn .30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ .60 trở lên.

3.10 Kiểm định giá trị thang đo

Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha, các thang đo được kiểm định giá trị bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho từng khái niệm đa hướng là phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức. Phương pháp trích hệ số sử dụng là principal components với phép quay varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue = 1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA), nghiên cứu quan tâm các tiêu chuẩn:

Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ .5 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ .05. Bartlett’s test kiểm tra H0: các biến khơng có tương quan với nhau trong tổng thể (Kaiser, 1974; Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005; Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Thứ hai, hệ số tải nhân tố (Factor loading) > .45. Đây là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (Ensuring practical significance). Hệ số tải nhân tố > .3 được xem là đạt mức tối thiểu; > .4 được xem là quan trọng; > .5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu chọn hệ số tải nhân tố > .3 thì cỡ mẫu ít nhất là 350 (Hair et al., 1998, p 111). Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng hệ số tải nhân tố > .45, nếu các biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố ≤ .45 sẽ bị loại. Xét kích thước mẫu (328 bảng khảo sát), nghiên cứu loại các biến có hệ số tải nhân tố ≤ .45.

Thứ ba, sự khác biệt giữa hệ số tải nhân tố của một biến lên các nhân tố phải > .2 để

đảm bảo được sự khác biệt.

Thứ tư, tổng phương sai trích đạt ≥ 50% và eigenvalue > 1 thì thang đo mới được chấp nhận (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005; Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% và trọng số tải nhân tố từ .50 trở lên.

3.11 Kiểm định giả thuyết

Như trình bày ở mục 2.7 mơ hình nghiên cứu gồm bốn mơ hình con: (1) Phân tích tác động của các phong cách lãnh đạo đến đặc điểm sự tham gia của văn hóa tổ chức; (2) Phân tích tác động của các phong cách lãnh đạo đến đặc điểm sự nhất quán của văn hóa tổ chức; (3) Phân tích tác động của các phong cách lãnh đạo đến đặc điểm sứ mệnh của văn hóa tổ chức; (4) Phân tích tác động của các phong cách lãnh đạo đến đặc điểm sự thích ứng của văn hóa tổ chức. Các mơ hình này điều biểu diễn mối quan hệ giữa nhiều biến độc lập định lượng vào một biến phụ thuộc định lượng. Vì vậy nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi qui bội (MLR) là thích hợp để kiểm định các giả thuyết. Phương pháp bình phương nhỏ nhất nhất với mơ hình đồng thời (ENTER) được sử dụng thống qua phần mềm xử lý thống kê SPSS. Phương pháp đồng thời được sử dụng vì bản chất của nghiên cứu này là kiểm định các lý thuyết khoa học. Nghiên cứu có các mơ hình hồi qui bội tại Bảng 3.4.

Bảng 3.4: Mơ hình hồi qui bội

STT Giả thuyết Mơ hình hồi qui

H1. PCLĐ => sự tham gia INV = α0 + α1TF + α2TA + α3LF + ε1 H2. PCLĐ => sự nhất quán CON = β0 + β1TF + β2TA + β3LF + ε2 H3. PCLĐ => sự thích ứng ADA = γ0 + γ 1TF + γ 2TA + γ 3LF + ε3 H4. PCLĐ => sứ mệnh MIS = δ0 + δ1TF + δ2TA + δ3LF + ε4

Trong đó:

Các hệ số hồi qui: α, β, γ, δ Sai số ngẫu nhiên: ε

Biến phụ thuộc: các đặc điểm của văn hoá tổ chức gồm

INV: Sự tham gia CON: Sự nhất quán ADA: Sự thích ứng MIS: Sứ mệnh

Biến độc lập: các phong cách lãnh đạo bao gồm

TF: Phong cách lãnh đạo mới về chất TA: Phong cách lãnh đạo nghiệp vụ LF: Phong cách lãnh đạo tự do

Để đánh giá mức độ phù hợp mơ hình đối với mơ hình hồi qui bội MLR, nghiên cứu sẽ quan tâm đến các vấn đề:

Thứ nhất, trước khi thực hiện hồi qui, nghiên cứu xem mối tương quan tuyến tính

giữa tất cả các biến (giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau), để thấy được mức độ liên hệ chặt chẽ giữa các biến.

Thứ hai, kiểm định sự phù hợp của mơ hình hồi qui với tập dữ liệu bằng hệ số xác

định điều chỉnh (R2 điều chỉnh), hệ số này đo lường tỷ lệ phần trăm của biến thiên được giải thích trong biến phụ thuộc mà nó có tính tới mối liên hệ giữa cỡ mẫu và số biến độc lập trong mơ hình hồi qui bội, nên tránh được thổi phịng khả năng giải thích cho biến phụ thuộc của mơ hình; kiểm định sự phù hợp của mơ hình tổng thể bằng thống kê F.

Thứ ba, kiểm định việc vi phạm các giả định (giả định liên hệ tuyến tính và giả định

khơng có mối tương quan giữa các biến độc lập) vì nếu vi phạm các giả định thì các kết quả ước lượng sẽ khơng đáng tin cậy nữa (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Thứ tư, xác định tầm quan trọng của các biến trong mơ hình.

3.12 Tóm tắt

Chương 3 mơ tả thông tin về thiết kế và phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu và mơ hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước, nghiên cứu định lượng sơ bộ và chính thức. Chương 4 sẽ trình bày kết quả Cronbach alpha, EFA, phân tích hồi qui MLR bằng SPSS để kiểm định mơ hình lý thuyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức, nghiên cứu tại ngân hàng thương mại việt nam , (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)