Diễn biến CPI Việt Nam giai đoạn 2000–2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34)

Hình 3.2: Diễn biến CPI Việt Nam giai đoạn 2000 –2016

Nguồn:tác giả tổng hợp từ nguồn dữ liệu Tổng cục thống kê.

Mức lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng năm 2004 tăng 9,5% so với năm trước là mức cao nhất từ năm 2000, nguyên nhân quan trọng làm chỉ số giá tiêu dùng tăng trong năm 2004 là kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh làm gia tăng cầu của nước ngồi đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong năm 2004 cùng với các chính sách tích cực về mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, sự tăng trưởng của kinh tế thế giới, đặc biệt là những nền kinh tế lớn, đã làm tăng nhu cầu nhập khẩu về lượng và kéo theo tăng giá có lợi cho các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam.

Mức tăng CPI năm 2005 giảm nhẹ nhưng vẫn đứng ở mức cao 8,4% và giảm còn 6,6% tháng 12 năm 2006. Năm 2008 chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài

-5 0 5 10 15 20 25 2000 2003 2006 2009 2012 2015 CPI

so với mức tăng 12,63% của năm 2007, chính phủ đã thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Đến cuối năm 2008 và 2009 CPI đã giảm tốc mạnh ở mức 6,52%.

Lạm phát năm 2010 tăng cao so với năm 2009, thể hiện chỉ tiêu lạm phát CPI tăng 11,75% và tiếp tục tăng lên 18,13% trong năm 2011 là do kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều rủi ro thách thức do kinh tế thế giới biến động phức tạp dưới tác động của cuộc khủng hoảng nợ công Châu âu.

Bước sang năm 2012, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng chậm lại, kinh tế Việt Nam tiếp tục giữ được sự ổn định, lạm phát được kiềm chế thể hiện mức tăng CPI giảm từ 18,13% cuối năm 2011 xuống còn 6,81% cuối năm 2012 và tiếp tục giảm cuối năm 2015 chỉ tăng 0,6%. Năm 2015, trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động phức tạp kể từ sau khủng hoảng tài chính tồn cầu, kinh tế trong nước lại có sự phục hồi tích cực. CPI của năm 2016 tăng ở mức độ thấp cụ thể tháng 12/2016 tăng 4,74% so với tháng 12/2015. Nguyên nhân khách quan là do CPI năm 2016 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có những diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới dần phục hồi tuy nhiên vẫn ở mức chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng đã gây ảnh hưởng nhất định thị trường trong nước.

3.3 Diễn biến lãi suất Việt Nam giai đoạn quý 1/2000 – quý 3/2016

3.3.1 Diễn biến lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn giai đoạn năm 2000-2016

Hình 3.3: Diễn biến lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn giai đoạn 2000 – 2016

Nguồn: tác giả tổng hợp từ nguồn dữ liệu Ngân hàng Nhà nước

Tại Việt Nam, NHTW điều hành chính sách lãi suất thơng qua 3 loại lãi suất là: lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Tuy nhiên NHNN đã ngừng công bố lãi suất cơ bản kể từ cuối năm 2010. Theo đó lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn có độ biến động tương đương nhau và hầu như không biến động qua một thời gian dài. Cụ thể NHNN ban hành một mức lãi suất và áp dụng mức lãi suất này trong vài năm như mức lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đã được công bố và áp dụng lần lượt là 4,5%/năm; 6,5%/năm kể từ ngày 18/03/2014 đến nay.

3.3.2 Diễn biến lãi suất bình quân liên ngân hàng giai đoạn quý 1/2000 – quý 3/2016 3/2016 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 16.0

% LÃI SUẤT TÁI CHIẾT KHẤU, LÃI SUẤT TÁI CẤP VỐN

Hình 3.4: Diễn biến lãi suất bình quân liên ngân hàng bình quân 3 tháng giai đoạn quý 1/2000 – quý 3/2016

Nguồn: tác giả tổng hợp từ nguồn dữ liệu IMF

Tại Việt Nam việc đo lường lãi suất Ngân hàng Trung Ương dựa trên lãi suất liên ngân hàng, tiếp cận dựa trên nhiều nghiên cứu trước đây. Cụ thể trích trong nghiên cứu Trầm Thị Xuân Hương, Võ Vinh Xuân và Nguyễn Phúc Cảnh (2014) cho rằng “Về mặt lãi suất chính sách, tại Việt Nam có ba lãi suất chính: lãi suất bình qn liên ngân hàng, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu. Tuy nhiên, cửa chiết khấu và vay tái cấp vốn tại Việt Nam hoạt động khơng nhiều và hiệu quả, trong khi đó hoạt động trên thị trường liên ngân hàng là kênh điều hành chính của Ngân hàng Trung ương trong thực thi chính sách tiền tệ, do đó nhóm tác giả sử dụng lãi suất bình quân liên ngân hàng đại diện cho lãi suất của chính sách tiền tệ tại Việt Nam”. Trong các năm 2000 và 2007, lãi suất bình quân liên ngân hàng đã ở mức dao động thấp từ 6,47 – 8,85%. Năm 2008, nền kinh tế thế giới trải qua nhiều sự kiện phức tạp, khó lường xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ, trong nước lạm phát và nhập siêu tăng mạnh đe dọa đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với các

- 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00 20 00 Q1 20 00 Q4 20 01 Q3 20 02 Q2 20 03 Q1 20 03 Q4 20 04 Q3 20 05 Q2 20 06 Q1 20 06 Q4 20 07 Q3 20 08 Q2 20 09 Q1 20 09 Q4 20 10 Q3 20 11 Q2 20 12 Q1 20 12 Q4 20 13 Q3 20 14 Q2 20 15 Q1 20 15 Q4 20 16 Q3

đó sự leo thang của lãi suất bình quân liên ngân hàng với đỉnh điểm là mức lãi suất 18,19% trong tháng đầu quý 3/2008 nhưng từ giữa quý 3/2008 đến quý 2/2009 liên tục giảm từ 18,19% xuống còn 7,97%. Tiếp tục tăng nhẹ đến quý 4/2010 đạt 13,50% và giữ ổn định ở mức 13,50% trong suốt năm 2011.

Bước sang năm 2012, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng chậm lại, kinh tế Việt Nam tiếp tục giữ được sự ổn định, lãi suất giảm liên tục phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ đặc biệt là diễn biến lạm phát. Đến quý 3/2016 lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng đã giảm xuống mức 3,68%/năm, đây là mức thấp kỷ lục của lãi suất này trong rất nhiều năm qua.

3.3.3 Diễn biến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay tại các NHTM Việt Nam giai đoạn quý 1/2000 – quý 3/2016 giai đoạn quý 1/2000 – quý 3/2016

Hình 3.5 Diễn biến lãi suất tiền gửi, cho vay giai đoạn quý 1/2000 – quý 3/2016

Nguồn: tác giả tổng hợp từ nguồn dữ liệu IMF

• Lãi suất tiền gửi: 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 20 00 Q1 20 00 Q4 20 01 Q3 20 02 Q2 20 03 Q1 20 03 Q4 20 04 Q3 20 05 Q2 20 06 Q1 20 06 Q4 20 07 Q3 20 08 Q2 20 09 Q1 20 09 Q4 20 10 Q3 20 11 Q2 20 12 Q1 20 12 Q4 20 13 Q3 20 14 Q2 20 15 Q1 20 15 Q4 20 16 Q3

Lãi suất tiền gửi giai đoạn từ năm 2000-2007 không theo một xu hướng biến động nhất định với biên độ nhỏ, như từ lãi suất 3,54%/năm trong quý 3 năm 2000 có xu hướng tăng qua các quý nhưng trong một vài thời điểm thì có sự biến động giảm nhẹ và đến cuối năm 2007 thì lãi suất ở mức 7,28%/năm.

Từ sau năm 2007, trong công tác điều hành chính sách tiền tệ nói chung và cơ chế điều hành lãi suất nói riêng của NHNN, lãi suất trên thị trường huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế có nhiều biến động. Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Lãi suất huy động VND có kỳ biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Trong đó, ở nhiều thời điểm lãi suất huy động tăng cao đột biến và cùng với nó là những cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM với nhau, điển hình là quý 3 năm 2008 lãi suất đạt mức 16,99%/năm. Trong những quý năm 2009 lãi suất huy động giảm mạnh so với năm 2008, tăng nhẹ trong năm 2010. Phù hợp với xu hướng điều hành chặt chẽ về tiền tệ của NHNN, giảm lượng cung tiền, tăng lãi suất điều hành, lãi suất tiền gửi chịu áp lực gia tăng trong nửa năm đầu 2011 và duy trì ở mức 14%/năm trong nửa cuối năm.

Giai đoạn 2012 đến quý 3 năm 2015 lãi suất tiền gửi có xu hướng giảm qua các năm từ 13,65%/năm trong quý 1 năm 2012 xuống còn 4,72%/năm trong quý 3 năm 2015. Trong 3 quý năm 2016, lãi suất tiền gửi có xu hướng biến động tăng nhẹ trong quý 2 và giảm nhẹ trong quý 3 đạt 5,10%/năm.

• Lãi suất cho vay:

Dưới tác động của cơ chế điều hành lãi suất của NHNN, theo xu hướng tăng giảm của lãi suất huy động, lãi suất cho vay trên thị trường trong nhiều thời điểm cũng có những biến động mạnh, đã có những tác động khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các NHTM cũng như các đối tượng có nhu cầu tiếp cận vốn vay ngân hàng trong nền kinh tế. Trong đó lãi suất cho vay trên thị trường có xu hướng dịch chuyển khá nhịp nhàng theo xu hướng biến động của lãi suất tiền gửi.

Năm 2008 là thời điểm mà hoạt động cho vay của nhiều ngân hàng thương mại cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm. Lãi suất cho vay tăng cao, có thời điểm lên mức trên 20%/năm như trong quý 3 năm 2008 nhưng sau đó giảm mạnh và tăng nhẹ trở lại kể từ quý 3 năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm 2011 lãi suất cho vay chịu áp lực gia tăng phù hợp với xu hướng điều hành chặt chẽ về tiền tệ của NHNN giảm lượng cung tiền, tăng lãi suất điều hành, quý 2 đạt 18,02%/năm và kể từ quý 2 năm 2011 đến quý 4 năm 2015, lãi suất cho vay có xu hướng giảm qua từng quý và duy trì ổn định ở mức 6,96%/năm trong 3 quý đầu năm 2016. Năm 2015, NHNN điều hành lãi suất ổn định, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ; định hướng các tổ chức tín dụng phấn đấu giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Tóm tắt chương 3

Trong chương này, tác giả trình bày thực trạng của lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất bình quân liên ngân hàng, lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và lạm phát (CPI) của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn năm 2000 đến năm 2016.

Chương 4: ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT CHÍNH SÁCH ĐẾN LÃI SUẤT TIỀN GỬI VÀ CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 4.1 Mơ hình nghiên cứu

Khi nghiên cứu về truyền dẫn lãi suất có khá nhiều mơ hình và phương pháp được áp dụng, mỗi mơ hình có ưu, nhược điểm khác nhau và phù hợp với từng mục tiêu nghiên cứu và đặc điểm dữ liệu.

Theo Trầm Thị Xn Hương và cộng sự (2014), mơ hình vectơ tự hồi quy (VAR – Vector Autoregression) được giới thiệu bởi Sims (1980) là mơ hình lượng hóa phản ứng động của một nhóm nhiều biến vĩ mơ mà khơng địi hỏi các điều kiện mạnh để xác định các cú sốc vĩ mơ. Sau đó VAR dần trở thành một trong những mơ hình phổ biến nhất sử dụng cho chuỗi dữ liệu theo thời gian. Cụ thể VAR được sử dụng để đo lường sự phụ thuộc và tương quan tuyến tính giữa nhiều biến theo chuỗi thời gian. VAR rất thích hợp trong đó đo lường tương tác giữa các biến vĩ mô theo số liệu chuỗi thời gian. Bởi vì dữ liệu vĩ mơ theo thời gian có đặc điểm:

Các yếu tố vĩ mơ thường có tính tự tương quan do đó giá trị của kì trước thường có ảnh hưởng đến kỳ này. Tính tự tương quan khiến các biến vĩ mơ thường biến động có xu hướng và có độ trễ.

Các biến vĩ mơ thường tương tác lẫn nhau theo mơ hình mạng, có nghĩa là tất cả các biến đều có tương tác với nhau theo dạng mạng. Do đó bất kỳ biến vĩ mơ nào cũng có thể bị tác động bởi những biến vĩ mô khác và ngược lại.

Để nghiên cứu cơ chế và đo lường mức độ truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất tiền gửi và cho vay của các NHTM tại Việt Nam, tác giả sử dụng mơ hình VAR được thực hiện trong nghiên cứu của Nikolay Hristov & cộng sự (2014) và Trầm Thị Xuân Hương & cộng sự (2014) cũng như nhiều nghiên cứu khác.

Ứng dụng tiếp cận mô hình Vector tự hồi quy để đo lường mức truyền dẫn lãi suất chính sách đến các lãi suất bán lẻ, tác giả sử dụng mơ hình Nikolay Hristov, Oliver Hülsewig, Timo Wollmershäuser (2014) với dữ liệu sử dụng hàng quý từ quý 1 năm 2000 đến quý 3 năm 2016 tại Việt Nam.

Mơ hình VAR dựa trên mơ hình "chuỗi phân phối" và bao gồm bốn biến gồm GDP thực, chỉ số giá P đo lường bằng chỉ số lạm phát CPI, S đo lường lãi suất danh nghĩa ngắn hạn của ngân hàng trung ương, và R đo lường lãi suất bán lẻ, gồm lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi.

Tại Việt Nam việc đo lường lãi suất NHTW dựa trên lãi suất liên ngân hàng, tiếp cận dựa trên nhiều nghiên cứu trước đây. Cụ thể trích trong nghiên cứu Trầm Thị Xuân Hương, Võ Vinh Xuân và Nguyễn Phúc Cảnh (2014) cho rằng “Về mặt lãi suất chính sách, tại Việt Nam có ba lãi suất chính: lãi suất bình qn liên ngân hàng, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu. Tuy nhiên, cửa chiết khấu và vay tái cấp vốn tại Việt Nam hoạt động khơng nhiều và hiệu quả, trong khi đó hoạt động trên thị trường liên ngân hàng là kênh điều hành chính của Ngân hàng Trung ương trong thực thi chính sách tiền tệ. Do đó nhóm tác giả sử dụng lãi suất bình quân liên ngân hàng đại diện cho lãi suất của chính sách tiền tệ tại Việt Nam”.

Lãi suất ngắn hạn (ba tháng) được đưa vào mơ hình để cho phép các tác động tiềm năng của chính sách tiền tệ và các dữ liệu được lấy từ IFS.

Mơ hình này được tóm tắt trong dạng rút gọn của VAR:

Với Yt là một vector 4 × 1 của các , Ai là ma trận hệ số 1 × 4, €it là sai số, và ci là hệ số chặn. Tất cả các biến đều sử dụng logarit tự nhiên. Độ trễ trong VAR được thiết lập tại chiều dài trễ ngắn nhất có thể cung cấp dư độ nhiễu trắng, theo kiểm định lựa chọn độ trễ trong mơ hình.

Bảng 4.1: Tóm tắt các biến và nguồn sử dụng

Tên biến Ký hiệu biến Nguồn dữ liệu

Tổng sản phẩm quốc nội thực

năm gốc 2010. Y Tổng cục thống kê

Chỉ số giá lạm phát CPI P Tổng cục thống kê

Lãi suất bình quân liên ngân

hàng 3 tháng S Ngân hàng nhà nước

Lãi suất bán lẻ tiền gửi 3 tháng RD Ngân hàng nhà nước

Lãi suất bán lẻ cho vay 3 tháng RL Ngân hàng nhà nước

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài luận văn này, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp so sánh, tổng hợp;

- Phương pháp mơ hình hóa;

- Phương pháp phân tích định lượng: mơ hình VAR – (Vector autoregression model) được sử dụng và ứng dụng chức năng hàm phản ứng xung IRF (Impulse Response Function), để biểu diễn tác động của truyền dẫn lãi suất. Đồng thời, thông qua chức năng phân rã phương sai (Variance decomposition), tác giả đo lường vai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)