Tóm tắt các kết quả chính của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 67 - 68)

Trong bài nghiên cứu này, tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm xem xét mức độ truyền dẫn và phân tích kết quả truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất tiền gửi và cho vay tại các NHTM Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình vector tự hồi quy có hiệu chỉnh sai số VECM nhằm kiểm soát tác động tự hồi quy của chuỗi thời gian, tác động qua lại nội sinh của các biến vĩ mơ và tính chất đồng liên kết dài hạn của dữ liệu. Giai đoạn nghiên cứu của tác giả trong thời kỳ từ 2000- 2016 với dữ liệu theo quý.

Kết quả nghiên cứu tìm ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy truyền dẫn của lãi suất chính sách đến lãi suất cho vay và giữa lãi suất tiền gửi tại Việt Nam có mức tương tự nhau. Kết quả này phù hợp với thực trạng một số quốc gia khu vực Châu á như Thailand, Singapore, Philippines, Malaysia, Korea, Indonesia, Hongkong, Pih Nee Tai và Cộng sự (2011). Lãi suất tiền gửi có xu hướng phản ứng chậm hơn lãi suất cho vay từ sự thay đổi chính sách tiền tệ tuy nhiên mức chậm này không đáng kể. Về vai trị của các biến vĩ mơ và mức độ ảnh hưởng trong biến động của lãi suất tiền gửi và cho vay cũng tương tự giống nhau tại Việt Nam.

Khi có một cú sốc vào lãi suất chính sách, các lãi suất bán lẻ gồm lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi phản ứng với cú sốc tuy nhiên khơng hồn tồn. Về thời gian nhận phản hồi từ lãi suất chính sách của cả hai lãi suất bán lẻ là từ quý 3. Tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Phi Lân (2010) tìm thấy việc thay đổi lãi suất VND trên thị trường tiền tệ thông qua sử dụng các công cụ tiền tệ như thị trường mở hay tái cấp vốn... sẽ mất thời gian khoảng là 3 - 5 tháng để có hiệu lực. Thực nghiệm này cho thấy tốc độ truyền dẫn từ lãi suất thị trường tiền tệ đến lãi suất tiền gửi và cho vay là chậm qua các nền kinh tế. Khơng có sự khác biệt nhiều giữa tốc độ truyền dẫn đến lãi suất tiền gửi và cho vay, cho thấy hiệu quả thấp của chính sách tiền tệ, thị trường tài chính bất hồn hảo và thiếu hội nhập tài chính.

Lãi suất cho vay nhận truyền dẫn nhanh hơn so với lãi suất tiền gửi. Sự truyền dẫn này phù hợp quan điểm của Sebastian (2012), khi lãi suất chính sách tăng, các ngân hàng sẽ tăng lãi suất cho vay một cách tương đối nhanh với một tỷ lệ tương đương. Tuy nhiên, khi lãi suất chính sách giảm, lãi suất cho vay của ngân hàng sẽ điều chỉnh chậm hơn. Biên độ dao động cú sốc trong lãi suất bản lẻ nhận phản hồi từ lãi suất chính sách của lãi suất tiền gửi cao hơn so với lãi suất cho vay, tương tự với Pih Nee Tai và Cộng sự (2011).

Ngoài ra, đối với cả lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, kết quả thực nghiệm của tác giả tìm thấy tại Việt Nam cho thấy mức độ truyền dẫn cao trong kỳ đầu và thấp dần trong các kỳ tiếp theo. Mức độ truyền dẫn này đều là khơng hồn tồn, cao nhất là 15% đối với lãi suất tiền gửi là 17% đối với lãi suất cho vay, đồng quan điểm với các nghiên cứu của Việt Nam của Đinh Thị Thu Hồng và Phan Đình Mạnh (2013), Nguyễn Khắc Quốc Bảo & Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013), Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2014), Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2014) đều cho rằng truyền dẫn lãi suất khơng hồn tồn. Các tác giả này lý giải nguyên nhân sự suy giảm trong truyền dẫn lãi suất có thể là do liên quan đến sự thay đổi trong đặc tính cấu trúc của nền kinh tế và gia tăng quy mô của những cú sốc cấu trúc như chính sách tiền tệ, tổng cầu, tổng cung.Tại thực nghiệm Việt Nam, những yếu tố như tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế về tốc độ tăng trưởng, cũng như mục tiêu điều chỉnh lạm phát, xem xét sự biến động lạm phát ảnh hưởng chính sách lãi suất, vai trị ảnh hưởng của lãi suất chính sách đến lãi suất cho vay giảm mức ảnh hưởng dẫn sau GDP thực và lạm phát mạnh dần qua các kỳ kế tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)