CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính giúp sàng lọc, kiểm tra và xác định mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình lý thuyết đã trình bày ở chương 2. Mục đích là để điều chỉnh thang đo, chuẩn hóa thuật ngữ để phù hợp với văn hóa và tránh gây hiểu lầm.
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính
- Kỹ thuật: phỏng vấn nhóm tập trung
- Thời gian và địa điểm: tháng 5 năm 2018 tại TP. HCM Vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu định tính sơ bộ (Thảo luận nhóm)
Nghiên cứu định lượng sơ bộ (n=206)
Thang đo nháp I
Thang đo nháp II
Nghiên cứu định lượng chính thức (n= 350)
Cronbach Alpha và phân tích EFA Kiểm định mơ hình nghiên cứu
Thảo luận và đề xuất
Thang đo chính thức Cronbach Alpha và phân tích EFA
- Thành phần nhóm thảo luận: mười sinh viên năm cuối đại học từ chín trường đại học tại TP.HCM. Trong đó ba sinh viên ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh, ba sinh viên ngành Kỹ thuật, bốn sinh viên ngành Công nghệ thông tin. Sinh viên ngành Kinh tế và ngành Kỹ thuật được chọn vì đây là hai ngành có có tiềm năng khởi nghiệp kinh doanh cao nhất (Hynes,1996), trong khi đó sinh viên ngành cơng nghệ thơng tin có tiềm năng khởi nghiệp trực tuyến cao hơn các ngành khác (Wang et al., 2016).
- Mục đích: tìm hiểu các khái niệm nghiên cứu, xây dựng mơ hình nghiên cứu sơ bộ, điều chỉnh hoặc bổ sung thang đo.
- Phương pháp tiến hành thảo luận nhóm: các thành viên sẽ đưa ra ý kiến và quan điểm dựa trên dàn bài thảo luận nhóm do tác giả chuẩn bị sẵn, sau đó phản biện lại các quan điểm của những thành viên khác cho đến khi khơng có quan điểm nào được nêu ra. Việc thay đổi, loại bỏ hay điều chỉnh thang đo sẽ được tiến hành nếu có ít nhất 8/10 thành viên đồng ý.
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Các đáp viên đều cho rằng các nhân tố được thảo luận đều tác động đến “Ý định khởi nghiệp trực tuyến”. Sau khi tiến hành chỉnh sửa và bổ sung thang đo cho phù hợp với nghiên cứu, tác giả rút ra 36 yếu tố (biến quan sát) có ảnh hưởng đến “Ý định khởi nghiệp trực tuyến của sinh viên”
3.2.2.1. Tính phức tạp
Bảng 3.1: Kết quả thang đo “Tính phức tạp”
Thang đo của C. K. Lau et al. (2011) Thang đo điều chỉnh
Tôi nghĩ rằng khởi nghiệp trực tuyến là rủi ro
Khởi nghiệp trực tuyến đòi hỏi nhiều công sức
Tôi nghĩ rằng khởi nghiệp trực tuyến là khó khăn
Tơi nghĩ rằng khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến cần có nhiều kiến thức về cơng nghệ thông tin
Tôi nghĩ rằng môi trường kinh doanh trực tuyến là rủi ro
Khởi nghiệp trực tuyến đòi hỏi nhiều nỗ lực
Để khởi nghiệp trực tuyến cần đầu tư nhiều thời gian
Tôi nghĩ rằng khởi nghiệp trực tuyến là khó khăn
Tôi nghĩ rằng khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến cần có nhiều kiến thức về công nghệ thông tin
3.2.2.2. Ý kiến người xung quanh
Thang đo “Ý kiến người xung quanh” không thay đổi (C. K. Lau et al., 2011) - Bạn bè nghĩ rằng tơi có thể khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến
- Người thân trong gia đình nghĩ rằng tơi có thể khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến - Bạn bè nghĩ rằng tôi nên khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến
- Nếu quyết định kinh doanh trực tuyến, các thành viên trong gia đình sẽ ủng hộ tôi - Xu hướng kinh doanh hiện nay khuyến khích các mơ hình kinh doanh trực tuyến
3.2.2.3. Thái độ
Bảng 3.2: Kết quả thang đo “Thái độ”
Thang đo của Nordin (2012) Thang đo điều chỉnh
Kinh doanh trực tuyến là niềm đam mê của tôi
Tôi nỗ lực để khởi nghiệp trực tuyến Tôi chấp nhận bất kỳ thử thách gì để
kinh doanh trực tuyến
Tơi thích xem tin tức và tìm hiểu về
cơng việc kinh doanh
Kinh doanh trực tuyến là niềm đam mê của tôi
Tôi nỗ lực để khởi nghiệp trực tuyến
Tôi chấp nhận bất kỳ thử thách gì để kinh doanh trực tuyến
Tơi thích xem tin tức kinh doanh trực tuyến
Tơi thường tìm kiếm thơng tin về kinh doanh trực tuyến
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
3.2.2.4. Sự tự tin
Thang đo “Sự tự tin” không thay đổi (Wang et al, 2016)
- Tôi tự tin vào khả năng bản thân trong việc khởi nghiệp trực tuyến - Tơi có nhiều mối quan hệ xã hội
- Các mối quan hệ của tơi có thể giúp ích cho việc kinh doanh trực tuyến - Tôi không ngại rủi ro trong kinh doanh trực tuyến
3.2.2.5. Giáo dục khởi nghiệp
Thang đo “Giáo dục khởi nghiệp” giữ nguyên (Wang & Lin, 2016) - Nhà trường cung cấp những kiến thức cần thiết về kinh doanh
- Chương trình học trong nhà trường trang bị cho tôi đủ khả năng để khởi nghiệp - Trường đại học của tôi thường tổ chức những hoạt động định hướng khởi nghiệp cho sinh viên (các hội thảo khởi nghiệp, cuộc thi khởi nghiệp)
- Nhà trường phát triển kỹ năng và khả năng kinh doanh của tơi
3.2.2.6. Hoạt động ngoại khóa
Thang đo “Hoạt động ngoại khóa” giữ nguyên (Nguyễn Thu Thủy, 2015) - Tôi từng tham gia hội thảo về khởi sự kinh doanh
- Tôi từng tham gia các cuộc thi về sản phẩm mới
- Tôi đã tham gia các cuộc thi viết kế hoạch kinh doanh hoặc xây dựng ý tưởng kinh doanh
- Tôi là thành viên của câu lạc bộ sinh viên có liên quan đến kinh doanh trong hoặc ngồi trường
- Tôi thường xuyên tham gia hoạt động ngoại khóa ngồi chương trình học chính thức của trường
3.2.2.7. Điều kiện cơ sở vật chất
Bảng 3.3: Thang đo “Điều kiện cơ sở vật chất”
Thang đo của C. K. Lau et al., (2011) Thang đo điều chỉnh
Những nguồn lực cần thiết (Máy tính, Kết nối Internet) ln sẵn sàng để tơi có thể khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến
Tơi có đủ kiến thức để khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến
Tơi có thể dễ dàng tiếp cận hướng
dẫn sử dụng các công cụ để kinh doanh trực tuyến
Tơi có người hỗ trợ với những vấn đề kỹ thuật liên quan đến kinh doanh trực tuyến
Những nguồn lực cần thiết (Máy tính, Kết nối Internet) ln sẵn sàng để tơi có thể khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến
Tơi có đủ kiến thức để khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến
Môi trường đại học giúp tôi học cách
kinh doanh trực tuyến dễ dàng hơn
Tơi có người hỗ trợ với những vấn đề kỹ thuật liên quan đến kinh doanh trực tuyến
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
3.2.2.8. Ý định khởi nghiệp trực tuyến
Thang đo “Ý định khởi nghiệp trực tuyến” (C. K. Lau et al, 2011) - Sau khi tốt nghiệp, tơi sẽ tự mình kinh doanh trực tuyến
- Tôi lên kế hoạch tạo dựng một doanh nghiệp trên nền tảng trực tuyến - Tôi sẽ cố gắng để sớm bắt đầu kinh doanh trực tuyến