Mức thu nhập gia tăng và lối sống thay đổi, nhất là ở khu vực đô thị, kéo theo nhu cầu tiêu dùng về các loại đồ ăn nhẹ, các mặt hàng đắt tiền và tiện lợi tăng cao. Người tiêu dùng quan tâm và nhận thức tốt hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc sử dụng thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn giúp tiết kiệm thời gian và có độ đảm bảo an tồn cao. Chính vì vậy, việc đầu tư mạnh mẽ trong nhập khẩu và phân phối hàng thực phẩm mang lại kết quả khả thi cho nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Dưới đây là tình hình tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam giai đoạn 2005-2011 và dự báo giai đoạn 2012- 2016.
Bảng 2.1 Tình hình tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam giai đoạn 2005 -2011
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tiêu dùng thực phẩm (tỉ
USD) 9.93 11.23 12.75 14.60 14.35 18.69 19.30
Tiêu dùng thực phẩm bình quân theo đầu người
(USD) 119.30 133.10 148.90 168.3 163.10 212.70 217.30 Tổng tăng trưởng tiêu
dùng thực phẩm hàng
năm (%) 14.61 13.12 13.49 14.58 6.36 10.72 11.19
Nguồn cung cấp từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, trích từ Cục xúc tiến Thương mại, 2012
Hình 2.1: Tình hình tiêu dùng thực phẩm bình quân theo đầu người giai đoạn 2005- 2011
Nguồn cung cấp từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, trích từ Cục xúc tiến Thương mại, 2012
Bảng 2.2: Dự báo tình hình tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam giai đoạn 2012- 2016
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Tiêu dùng thực phẩm (tỉ USD) 22.10 24.28 26.02 27.61 29.50
Tiêu dùng thực phẩm bình quân theo đầu
người (USD) 246.30 267.80 284.20 298.70 316.20
Tổng tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm
hàng năm (%) 13.25 6.78 4.19 3.37 3.99
Nguồn cung cấp từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, trích từ Cục xúc tiến Thương mại, 2012
Hình 2.2 Dự báo tình hình tiêu dùng thực phẩm bình quân theo đầu người giai đoạn 2012- 2016
Nguồn cung cấp từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, trích từ Cục xúc tiến Thương mại, 2012
Tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm trung bình đạt 12.01%/ năm trong suốt giai
đoạn 2005-2011, trong đó lực lượng tầng lớp trung lưu ngày càng tăng tại Việt Nam
kéo theo nhu cầu tiêu dùng về ẩm thực tăng lên nhanh chóng. Nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi suy thối tồn cầu, nhưng mức ảnh hưởng đến ngành thực phẩm trong tầm kiểm sốt của chính phủ. Chính vì vậy, Việt Nam sẽ nhanh chóng trở về quỹ đạo tăng trưởng và trở thành thị trường tiêu thụ tiềm năng về các sản
phẩm đồ uống và thực phẩm có thương hiệu.