Các giải pháp cải thiện phương tiện hữu hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH thực phẩm ân nam trên địa bàn TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 70)

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bán tại công ty TNHH Thực phẩm Ân

3.2.1 Các giải pháp cải thiện phương tiện hữu hình

Trang phục nhân viên, catalogue sản phẩm, hàng mẫu của sản phẩm là bộ ba giá trị tạo nên nét đặc trưng riêng cho mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được sự phân biệt, nét riêng đó địi hỏi sự cố gắng của cả tập thể Ân Nam. Càng quan trọng hơn, khi nó là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ bán hàng tại doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy, cần tập trung vào việc cải thiện các mặt chưa hồn thiện trong phân tích ở phần thực trạng. Cụ thể:

3.2.1.1 Xây dựng văn hóa đồng phục trong doanh nghiệp

Hiện tại, trang phục nhân viên được khách hàng đánh giá ở mức tương đối cao nhưng nó chỉ mới là trang phục thuần túy của riêng từng cá nhân. Nó chưa tạo được

ấn tượng tốt về tính chuyên nghiệp, đẳng cấp cũng như văn hóa doanh nghiệp, chưa

thể hiện sự gắn kết trong tập thể công ty. Để đạt được những nhận định trên, Ân

Nam cần:

- Xác định quan điểm, tiêu chí về mục tiêu cũng như thẩm mĩ trong chiến lược xây dựng văn hóa đồng phục cho doanh nghiệp.

- Thiết kế đồng phục cho nhân viên bán hàng trực tiếp dựa trên tiêu chí, quan

điểm đề ra phía trên.

- Thay đổi đồng phục bộ phận giao hàng, cũng theo tiêu chí phía trên. Trang

phục cần sự thoải mái trong lúc vận chuyển hàng hóa, với màu sắc gắn liền với logo cơng ty, tạo điểm khác biệt cho nhân viên của công ty.

- Nhân viên bán hàng trực tiếp, nhân viên giao hàng phải đeo bảng tên, cách

đơn giản nhưng hiệu quả để khách hàng dễ nhớ đến công ty Ân Nam hơn.

- Cùng với sự thay đổi trong trang phục, phong cách làm việc của nhân viên cũng cần được đào tạo để tương xứng với hình ảnh chun nghiệp đó.

Giải pháp tác giả đưa ra trên đây hồn tồn khả thi và có thể đưa vào thực hiện ngay, nhằm khắc phục kịp thời những thiếu sót, cũng như giúp nâng cao hình ảnh doanh nghiệp đối với khách hàng. Bộ phận nhân sự thích hợp trong việc đảm nhận trách nhiệm thay đổi này, đưa những cải tiến vào nội quy, chính sách của công ty để các nội dung quy định được thực thi đồng bộ, có hiệu quả.

3.2.1.2 Nâng cao hiệu quả trong sử dụng Catalogue, brochure

Catalogue giúp doanh nghiệp cung cấp những thông tin về sản phẩm dịch vụ một cách trực quan sinh động tạo sự quan tâm và phản hồi từ khách hàng, một công cụ giao tiếp có hiệu quả để thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Việc thiết kế in ấn catalogue là khâu tốn kém, nên doanh nghiệp cần chú trọng để tiền

không biến thành giấy một cách vô nghĩa. Hiện tại, Ân Nam chưa kiểm soát tốt về số lượng, cùng chất lượng các catalogue cung cấp cho khách hàng, làm giảm hiệu quả trong tiếp thị sản phẩm, cùng việc gây lãng phí nguồn ngân sách của doanh nghiệp. Để khắc phục các vấn đề trên, Ân Nam, cụ thể bộ phận marketing cần:

- Nghiên cứu, tìm hiểu rõ kế hoạch marketing, ngành hàng chủ lực, đối tượng khách hàng,... trước khi tìm đến dịch vụ chun nghiệp. Phải có kế hoạch và sự chuẩn bị trong việc thiết kế catalogue.

- Catalogue với hình ảnh sinh động, nhưng đảm bảo tính trung thực, sát với

thực tế sản phẩm để tạo niềm tin hơn nơi khách hàng.

- Cập nhật kịp thời sản phẩm mới, quan tâm đến việc bổ sung các thông tin chi tiết về sản phẩm.

- Lắng nghe phản hồi từ khách hàng, những nhận xét thực tế về sản phẩm cũng như những thông tin trong catalogue.

Các giải pháp trên thuộc hoạt động chủ yếu hiện do bộ phận marketing đảm

nhận. Việc nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ phận marketing sẽ giúp giải quyết các vấn đề trên. Cơng tác tuyển dụng mới, cùng chính sách đào tạo nhân viên hiện có tại doanh nghiệp thuộc bộ phận marketing sẽ là chủ chốt giúp phát huy tốt việc

sử dụng catalogue, brochure trong quảng bá hình ảnh sản phẩm. Một lần nữa, bộ phận nhân sự lại giữ vị trí quan trọng trong việc áp dụng giải pháp giải quyết vấn đề tại công ty.

3.2.1.3 Nâng cao hiệu quả trong sử dụng hàng mẫu

Việc tặng hàng mẫu cho khách hàng tiềm năng là biện pháp thu hút sự chú ý của khách hàng rất hiệu quả, đặc biệt được áp dụng khi có sản phẩm mới đối với khách hàng thân thiết, và cho tất cả các mặt hàng khi tìm kiếm khách hàng mới. Việc sử dụng hàng mẫu tại Ân Nam chưa mang tính hệ thống và chưa có sự kiểm sốt, dẫn

đến chi phí cho hoạt động này cao nhưng hiệu quả lại không như mong muốn. Để

việc sử dụng hàng mẫu mang lại hiệu quả thiết thực, Ân Nam cần:

- Đàm phán với nhà cung cấp, đáp ứng lượng hàng mẫu với trọng lượng nhỏ

gọn sử dụng làm mẫu thử cho khách hàng. Hiện tại, số lượng hàng mẫu công ty nhận được từ nhà cung cấp không nhiều, phải sử dụng sản phẩm có trọng lượng lớn,

đẩy chi phí bán hàng tăng cao.

- Sử dụng các vật phẩm marketing được hỗ trợ từ nhà cung cấp đi kèm với

mẫu sản phẩm khi chào hàng làm tăng giá trị quảng bá hình ảnh sản phẩm.

- Đánh vào người tiêu dùng cuối cùng. Tổ chức các buổi dùng thử sản phẩm

tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cùng các cửa hàng lớn khi tung sản phẩm mới vào thị trường.

- Có chính sách cụ thể trong việc sử dụng hàng mẫu chào hàng cho bộ phận bán hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hàng mẫu.

Các giải pháp trên nằm trong khả năng xử lý của bộ phận marketing, hiệu quả sẽ cao hơn khi kết hợp với bộ phận bán hàng cùng phòng thu mua. Ân Nam nên nhanh chóng triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả chào hàng cho bộ phận bán hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH thực phẩm ân nam trên địa bàn TP hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)