Mã hóa biến và dấu kỳ vọng của hệ số hồi qui

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất phát sinh nợ xấu thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng cá nhân, trường hợp ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh 4 thành phố hồ chí minh (Trang 26)

Biến số Diễn giải Dấu kỳ vọng của

hệ số hồi qui 1. Biến phụ thuộc

tín dụng quốc tế

1 = “Có phát sinh nợ xấu”

Dữ liệu định lượng dạng nhị phân

2. Biến độc lập

1. Giới tính 0 = “Nữ”

1 = “Nam” +

2. Tuổi Dữ liệu định lượng dạng biến liên tục +

3. Trình độ học vấn 0 = "Trung cấp trở xuống" 1 = "Cao đẳng" 2 = "Đại học" 3 = “Trên đại học” + 4. Tình trạng hơn nhân 0 = “Khơng có vợ có chồng” 1 = “Có vợ có chồng”

Dữ liệu định lượng dạng nhị phân

+

5. Số người

phụ thuộc Dữ liệu định lượng dạng biến liên tục -

6. Tình trạng sở hữu nhà 0=“Nhà thuê”, 1=“Sống cùng gia đình” 2=“Nhà sở hữu riêng” +

7. Thu nhập Dữ liệu định lượng dạng biến liên tục +

8. Hạn mức

tín dụng Dữ liệu định lượng dạng biến liên tục -

Mơ hình hồi quy dự kiến:

(

) Trong đó:

Biến phụ thuộc Y là hành vi thanh toán nợ TTDQT. Biến Y chỉ nhận một trong hai giá trị 0 ho c 1. Y = 1 nếu hành vi thanh toán nợ của khách hàng quá hạn ít nhất 3 kỳ sao kê liên tiếp hay nói cách khác là khách hàng phát sinh nợ xấu. Y = 0 nếu chủ thẻ có hành vi thanh tốn nợ q hạn tối đa 2 kỳ sao kê liên tiếp.

- là hệ số hồi quy tương ứng. - là các biến độc lập bao gồm: 1. Giới tính 2. Tuổi 3. Trình độ học vấn 4. Tình trạng hơn nhân 5. Số người phụ thuộc 6. Tình trạng sở hữu nhà ở 7. Thu nhập 8. Hạn mức thẻ tín dụng

Giả thuyết: Các biến tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân, số người phụ thuộc, tình trạng sở hữu nhà ở, thu nhập, hạn mức thẻ tín dụng có ảnh hưởng đến xác suất phát sinh nợ xấu TTDQT.

Kết luận chƣơng 1

Trong chương 1, tác giả giới thiệu tổng quan về thẻ tín dụng và hành vi thanh tốn nợ thẻ tín dụng. Tác giả trình bày phương pháp dự báo bằng mơ hình hồi quy Logistic và thực hiện tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Các nghiên cứu này là nền tảng lý thuyết để tác giả lập luận và xây dựng mơ hình nghiên cứu. Để biết được thực trạng phát triển của thị trường thẻ tín dụng Việt Nam và nợ xấu thẻ tín dụng quốc tế tác giả chuyển sang phân tích Chương 2.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ NỢ XẤU TTDQT 2.1 Thực trạng phát triển thẻ tín dụng

2.1.1 Thực trạng phát triển thẻ tín dụng tại Việt Nam

Thẻ tín dụng là phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền m t phổ biến thứ 2 tại Mỹ và ngày càng phổ biến trên toàn thế giới Zhao và các cộng sự (2009). Thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2011 cạnh tranh rất gay gắt với khoảng 50 ngân hàng cùng tham gia phát hành thẻ. Thẻ tín dụng được đánh giá là giúp giảm rủi ro khi mang theo tiền m t, thanh tốn nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện, thực hiện giao dịch bằng bất kì loại tiền tệ nào. Chính vì vậy, khi được cung cấp tại thị trường Việt Nam thẻ tín dụng nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng và ngày càng trở nên phổ biến.

Đơn vị tính: ngàn thẻ

Biểu đồ 2.1: Số lƣợng thẻ giai đoạn 2012 - 2014

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Số lượng thẻ 440 1,042 1,600 2,430 3,000

Tỷ lệ tăng 137% 54% 52% 23%

Nguồn: Cafef.vn Thẻ tín dụng đem về lợi nhuận cao cho các tổ chức phát hành. Chính vì vậy, thời gian đầu khi các tổ chức thẻ quốc tế mới xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Số lượng thẻ tín dụng khơng ngừng tăng lên với tốc độ cao và đỉnh điểm là giai đoạn 2010 - 2011. Số lượng thẻ tín dụng năm 2011 tăng 137% so với năm 2010.

440 1,042 1,600 2,430 3,000 2010 2011 2012 2013 2014 Số lượng thẻ

Hạn mức của các khoản vay thơng qua hình thức phát hành thẻ thường nhỏ và áp lực chỉ tiêu cao nên cơng tác kiểm sốt rủi ro bị bng lỏng. Khi nợ xấu thẻ tín dụng tăng vọt các tổ chức phát hành buộc phải thực hiện giảm số lượng thẻ phát hành mới và để tăng chất lượng nợ. Chính vì vậy năm 2012, 2013 tốc độ tăng số lượng thẻ hàng năm chậm lại nhưng vẫn duy trì ở mức trên 50% mỗi năm. Theo thơng tin từ cafef.vn thì số lượng thẻ đến hết quí 3 năm 2014 là khoảng hơn 3 triệu thẻ1. Có thể thấy tốc độ tăng thẻ tín dụng tại Việt Nam trong thời kỳ 2010 – 2014 là rất nhanh. Chỉ trong vòng 5 năm, số lượng thẻ đã tăng gấp hơn 6 lần và được dự báo là tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

2.1.2 Thực trạng phát triển TTDQT tại NHCTCN4

NHCT phát hành TTDQT tín chấp cho đối tượng khách hàng các nhân là người Việt Nam có thu nhập tối thiểu 2.5 triệu đồng và từ 15 tuổi trở lên. HMTD tối đa đối với một khách hàng thông thường là gấp 10 lần lương. Khách hàng phải làm việc tại các cơ quan hành chính hưởng lương ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn góp nhà nước, định chế tài chính ho c tổ chức có quan hệ với NHCT. Khách hàng cá nhân đang có quan hệ giao dịch tại NHCT ho c là cán bộ công nhân viên làm việc tại NHCT.

NHCT nhận thấy mức lợi nhuận thu được từ TTDQT là cao. Việc khai thác khách hàng tại NHCT là chưa hiệu quả. Từ giữa năm 2010, NHCT đã ra các chính sách để mở rộng phát triển TTDQT đồng thời đ t ra mức chỉ tiêu TTDQT rất cao về các chi nhánh. Kiểm soát rủi ro nợ xấu cũng đã được xây dựng rất bài bản. Căn cứ trên năng lực tài chính của khách hàng nhân viên tín dụng sẽ quyết định đề xuất HMTD phù hợp. Đứng trước áp lực phải tăng số lượng TTDQT để đạt chỉ tiêu và các chính sách phát hành TTDQT dần được nới lỏng. Tốc độ phát triển TTDQT qua các năm tại NHCTCN4 đã có nhiều chuyển biến theo từng thời kỳ.

Bảng 2.1: Số lƣợng thẻ tín dụng tại NHCTCN4 từ năm 2010 – 2014 Năm Số thẻ phát hành (ĐVT: Thẻ) Tỷ lệ tăng Số thẻ hoạt động (ĐVT: Thẻ) Tỷ lệ tăng Số chủ thẻ mới (ĐVT: người) Tỷ lệ tăng 2010 983 - 193 - 735 - 2011 1,077 10% 123 -36% 584 -21% 2012 1,312 22% 213 73% 358 -39% 2013 786 -40% 466 119% 153 -57% 2014 955 22% 648 39% 123 -20% Tổng 1,953

Nguồn: Báo cáo phát hành TTDQT NHCTCN4 2010 - 2014

TTDQT tại NHCTCN4 bắt đầu phát triển từ năm 2010 và số lượng thẻ gia tăng bùng nổ từ tháng 6/2010. Trong 5 tháng đầu năm tổng số lượng thẻ phát hành tại NHCTCN4 là hơn 50 thẻ, đến cuối năm 2010 tổng số thẻ phát hành đã tăng vọt lên tới 983 thẻ. Tuy nhiên, phần lớn thẻ phát hành khơng hoạt động, chỉ có 193 thẻ hoạt động. Số lượng chủ thẻ phát hành mới năm 2010 là 735 người. Đây là năm có số lượng chủ thẻ mới cao nhất trong khoảng thời gian từ 2010 – 2014. Chính sách phát hành thẻ trong khoảng thời gian này còn nhiều lỏng lẻo và hệ quả tất yếu là nợ xấu đã phát sinh ngay từ cuối năm 2010. Ban lãnh đạo Chi nhánh đã nhận định được mức độ rủi ro của các khoản vay thơng qua hình thức phát hành thẻ. Do đó, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã chỉ đạo hoạt động phát hành thẻ cần đi vào chất lượng hơn là số lượng thẻ. Tuy nhiên, dưới sức ép chỉ tiêu thẻ rất lớn nên Ban lãnh đạo Chi nhánh mới chỉ dừng lại ở mức độ u cầu các phịng ban tăng cường kiểm sốt rủi ro.

Trước áp lực nợ xấu TTDQT ngày càng tăng, Ban giám đốc Chi nhánh ra chỉ đạo chú ý đến việc khai thác các khách hàng hiện tại thay vì tập trung phát triển

khách hàng mới. Chiến lược cụ thể là: Tiếp thị các khách hàng hiện tại và các khách hàng mới sử dụng tất cả các loại TTDQT, nâng cao tỷ lệ thẻ hoạt động. Kết quả: Năm 2011, số lượng thẻ phát hành mới chỉ tăng thêm 10%. Trong khi, số lượng chủ thẻ phát hành mới giảm 21% so với cùng kỳ năm 2010. Năm 2012 số lượng thẻ phát hành tăng 22%, tỷ lệ kích hoạt tăng 73% m c dù số lượng chủ thẻ phát hành mới so với cùng kỳ năm trước giảm 39%. NHCT nhận thấy sự lãng phí rất lớn khi phát hành TTDQT mà khách hàng khơng kích hoạt. Số lượng thẻ khơng kích hoạt năm 2012 là 1.099. Tính trung bình mỗi TTDQT phát hành ngân hàng phải chịu chi phí là 35.000 đồng bao gồm chi phí trả cho tổ chức trung gian, in thẻ, gửi thẻ, bao quản, lương… Để gia tăng tỷ lệ thẻ kích hoạt NHCT đã ra chính sách 1 thẻ kích hoạt sẽ được tính chỉ tiêu bằng 3 thẻ khơng kích hoạt. Chi nhánh đã đẩy mạnh việc kích hoạt thẻ. Năm 2013, số lượng thẻ kích hoạt tăng 119% m c dù số lượng thẻ phát hành mới giảm 40%, số lượng chủ thẻ mới giảm 57%. Năm 2014, đứng trước những nguy cơ rủi ro rất cao từ TTDQT và những hệ quả nghiêm trọng để lại. Ban giám đốc Chi nhánh đã ra chỉ đạo tạm ngưng phát triển thêm khách hàng mới, tập trung phục vụ khách hàng hiện tại, xử lý nợ đồng thời nâng cao tỷ lệ khách hàng kích hoạt thẻ. Khách hàng mới chỉ tập trung vào các đối tượng chi lương qua NHCT, nhân viên tại các tổ chức có quan hệ với NHCT. Cả năm 2014, tỷ lệ thẻ phát hành tăng 22%, tỷ lệ kích hoạt tăng 39% m c dù số lượng chủ thẻ mới tăng thấp hơn các năm trước.

ĐVT: Người, thẻ

Nguồn: Báo cáo phát hành TTDQT NHCTCN4 2010 - 2014

Như biểu đồ 2.2 ta có thể thấy, số thẻ phát hành biến động không theo xu hướng rõ ràng và tăng cao nhất vào năm 2012. Năm 2013, số thẻ phát hành có giảm đơi chút và đến năm 2014 thì tăng nhẹ trở lại. Số thẻ kích hoạt tăng dần qua các năm giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả phát hành thẻ. Số chủ thẻ mới giảm dần qua các năm. Đ c biệt năm 2013, số chủ thẻ mới giảm 39% so với năm 2012.

2.2 Thực trạng và nguyên nhân gây ra nợ xấu TTDQT 2.2.1 Thực trạng nợ xấu TTDQT tại NHCTCN4 2.2.1 Thực trạng nợ xấu TTDQT tại NHCTCN4

Sau một thời gian phát triển ồ ạt thẻ tín dụng để chạy theo thành tích đã để lại hậu quả là nợ xấu TTDQT tại NHCTCN4 chiếm tỷ lệ rất cao so với tổng hạn mức tín dụng được cấp.

Bảng 2.2: Số liệu nợ xấu giai đoạn 2012 – 2014

ĐVT: Triệu đồng

Năm Nợ xấu Tổng HMTD thẻ Tỷ lệ xấu/tổng HMTD

2012 2,109 13,080 16.12%

2013 3,339 28,436 11.74%

2014 3,845 54,316 7.08%

Nguồn: Báo cáo nợ xấu TTDQT NHCTCN4 2012 - 2014

Năm 2012, tổng nợ xấu TTDQT tại NHCTCN4 là 2,109 triệu đồng. Nợ xấu tăng nhanh qua các năm. Năm 2013 nợ xấu tăng 58.32% so với năm 2012. Năm 2014, nhờ thực hiện những cải cách đáng kể trong công tác thu hồi nợ và thẩm định cho vay đối với khách hàng mới, tốc độ tăng của nợ xấu đã chỉ còn 15.15%. Đây là dấu hiệu đáng mừng. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng HMTD thẻ giảm trong khi nợ xấu và hạn mức tín dụng đều tăng. Ta kết luận rằng năm 2014 có tốc độ tăng của nợ xấu thấp hơn tốc độ tăng của tổng hạn mức thẻ. Hay nói cách khác, hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng mới tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nợ xấu. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu/tổng HMTD từ khoảng 7,08% đến 16.82% là con số rất cao. Cứ 100 đơn vị tiền cho vay thì có tới 7,08 đơn vị tiền có khả năng bị mất vốn. Nếu lấy ngưỡng an toàn về tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ chỉ là 3% để so sánh thì tỷ lệ nợ xấu/tổng HMTD của

NHCTCN4 là con số cao. Số liệu trong nghiên cứu này có những sự khác biệt đó là: Khi khách hàng được cấp hạn mức TTDQT không phải tất cả chủ thẻ đều sử dụng và nếu chủ thẻ có sử dụng thì cũng chưa hẳn là sử dụng hết HMTD. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu/Tổng HMTD sẽ nhỏ hơn so với tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ. Vì vậy, mức độ trầm trọng của nợ xấu trong thực tế là đáng lo ngại.

Bảng 2.3: Số chủ thẻ phát sinh nợ xấu

ĐVT: Người

Năm Số chủ thẻ nợ xấu Tổng số chủ thẻ Tỷ lệ chủ thẻ nợ xấu

2012 69 1,677 4.11%

2013 95 1,830 5.19%

2014 105 1,953 5.38%

Nguồn: Báo cáo nợ xấu TTDQT NHCTCN4 2012 - 2014

Bảng 2.3 cho thấy số chủ thẻ quá hạn và số chủ thẻ đề tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm lại. Trong khi, tỷ lệ chủ thẻ có hành vi thanh toán nợ quá hạn từ ba kỳ sao kê trở lên tăng đều qua các năm. Với mức 5,38% tỷ lệ chủ thẻ phát sinh nợ xấu là con số rất cao. Cứ với 100 khoản vay được cấp tín dụng thì số lượng khoản vay có khả năng mất vốn lên tới 5 khoản vay.

Tại NHCTCN4, tổng dư nợ thẻ quá hạn không lớn (3,845 triệu đồng) và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của chi nhánh là thấp (0,096%). Xét trên quy mô của chi nhánh nợ xấu TTDQT là nhỏ. Xét trên quy mô cả quốc gia, nợ xấu thẻ tín dụng của tất cả các ngân hàng cũng chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng cần phải xét đến tính nghiêm trọng của nó vì khả năng thu hồi thấp và rất khó để thu hồi.

Khi thẩm định hồ sơ khách hàng vay, cán bộ thẩm định căn cứ trên hồ sơ khách hàng cung cấp như giấy đề nghị mở thẻ, hợp đồng mở thẻ, sao kê lương... Ngân hàng cũng yêu cầu đơn vị công tác xác nhận thu nhập và cam kết hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ. Để kiểm tra lịch sử nợ vay cán bộ thẩm định sẽ vấn tin trên Hệ thống CIC và Hệ thống của ngân hàng. Ngồi ra, cán bơ thẩm định còn thường xuyên tham khảo nguồn thông tin từ các cơ quan chức năng khác như cơ quan thuế, Website của doanh nghiệp…

2.2.2 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu TTDQT 2.2.2.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 2.2.2.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Lựa chọn đối nghịch

Trong nghiên cứu của Stanvin (2000) đã tìm hiểu nguyên nhân phát sinh nợ xấu. Nổi bật trong đó là ngun nhân đến từ người cho vay vì họ chấp nhận cấp tín dụng cho các cá nhân có mức độ rủi ro cao hơn. Người cho vay có xu hướng cho vay với dư nợ lớn hơn khả năng thanh toán của người đi vay cũng là nguyên nhân tăng tỷ lệ nợ xấu. Bên cho vay có thể đối phó với nợ xấu bằng cách áp mức lãi suất cho vay và phí cao hơn (Đề nghị tồi - Inferior offer) để bù đắp mức rủi ro tín dụng của bên đi vay. Nhưng chính những người đi vay chấp nhận mức lãi suất và phí cao hơn thường hay phát sinh nợ xấu và phá sản. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, bên cho vay áp mức lãi suất và phí cao hơn thường có tỷ lệ nợ xấu cao hơn, m c dù tỷ lệ nợ xử lý rủi ro không cao hơn. Cụ thể, nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nếu lãi suất cho vay thơng qua hình thức phát hành thẻ tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng 0,21%, phí tăng 1 USD thì nợ xấu có xu hướng tăng 0,04%, phí phạt tăng 1 USD thì nợ xấu có xu hướng tăng 0,07%.

Các tổ chức phát hành thẻ tín dụng thường áp biểu lãi suất dựa trên rủi ro của người đi vay. Do đó, nhóm người vay có tỷ lệ “dư nợ /thu nhập” càng cao thì mức lãi suất áp dụng càng cao. Tổ chức phát hành thẻ ban hành biểu lãi suất và phí cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất phát sinh nợ xấu thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng cá nhân, trường hợp ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh 4 thành phố hồ chí minh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)