Số chủ thẻ phát sinh nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất phát sinh nợ xấu thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng cá nhân, trường hợp ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh 4 thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 42)

ĐVT: Người

Năm Số chủ thẻ nợ xấu Tổng số chủ thẻ Tỷ lệ chủ thẻ nợ xấu

2012 69 1,677 4.11%

2013 95 1,830 5.19%

2014 105 1,953 5.38%

Nguồn: Báo cáo nợ xấu TTDQT NHCTCN4 2012 - 2014

Bảng 2.3 cho thấy số chủ thẻ quá hạn và số chủ thẻ đề tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm lại. Trong khi, tỷ lệ chủ thẻ có hành vi thanh toán nợ quá hạn từ ba kỳ sao kê trở lên tăng đều qua các năm. Với mức 5,38% tỷ lệ chủ thẻ phát sinh nợ xấu là con số rất cao. Cứ với 100 khoản vay được cấp tín dụng thì số lượng khoản vay có khả năng mất vốn lên tới 5 khoản vay.

Tại NHCTCN4, tổng dư nợ thẻ quá hạn không lớn (3,845 triệu đồng) và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của chi nhánh là thấp (0,096%). Xét trên quy mô của chi nhánh nợ xấu TTDQT là nhỏ. Xét trên quy mơ cả quốc gia, nợ xấu thẻ tín dụng của tất cả các ngân hàng cũng chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng cần phải xét đến tính nghiêm trọng của nó vì khả năng thu hồi thấp và rất khó để thu hồi.

Khi thẩm định hồ sơ khách hàng vay, cán bộ thẩm định căn cứ trên hồ sơ khách hàng cung cấp như giấy đề nghị mở thẻ, hợp đồng mở thẻ, sao kê lương... Ngân hàng cũng yêu cầu đơn vị công tác xác nhận thu nhập và cam kết hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ. Để kiểm tra lịch sử nợ vay cán bộ thẩm định sẽ vấn tin trên Hệ thống CIC và Hệ thống của ngân hàng. Ngồi ra, cán bơ thẩm định cịn thường xun tham khảo nguồn thơng tin từ các cơ quan chức năng khác như cơ quan thuế, Website của doanh nghiệp…

2.2.2 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu TTDQT 2.2.2.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 2.2.2.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Lựa chọn đối nghịch

Trong nghiên cứu của Stanvin (2000) đã tìm hiểu nguyên nhân phát sinh nợ xấu. Nổi bật trong đó là nguyên nhân đến từ người cho vay vì họ chấp nhận cấp tín dụng cho các cá nhân có mức độ rủi ro cao hơn. Người cho vay có xu hướng cho vay với dư nợ lớn hơn khả năng thanh toán của người đi vay cũng là nguyên nhân tăng tỷ lệ nợ xấu. Bên cho vay có thể đối phó với nợ xấu bằng cách áp mức lãi suất cho vay và phí cao hơn (Đề nghị tồi - Inferior offer) để bù đắp mức rủi ro tín dụng của bên đi vay. Nhưng chính những người đi vay chấp nhận mức lãi suất và phí cao hơn thường hay phát sinh nợ xấu và phá sản. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, bên cho vay áp mức lãi suất và phí cao hơn thường có tỷ lệ nợ xấu cao hơn, m c dù tỷ lệ nợ xử lý rủi ro không cao hơn. Cụ thể, nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nếu lãi suất cho vay thơng qua hình thức phát hành thẻ tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng 0,21%, phí tăng 1 USD thì nợ xấu có xu hướng tăng 0,04%, phí phạt tăng 1 USD thì nợ xấu có xu hướng tăng 0,07%.

Các tổ chức phát hành thẻ tín dụng thường áp biểu lãi suất dựa trên rủi ro của người đi vay. Do đó, nhóm người vay có tỷ lệ “dư nợ /thu nhập” càng cao thì mức lãi suất áp dụng càng cao. Tổ chức phát hành thẻ ban hành biểu lãi suất và phí cao hơn thường có doanh thu từ thẻ tín dụng cao hơn. Đây là động cơ dẫn người cho vay tới nguy cơ lựa chọn ngược. Nhưng thực tế cho thấy, tại thời điểm nghiên cứu, cho vay khách hàng có rủi ro cao hơn vẫn đem lại mức lợi nhuận cao hơn. Chính vì vậy, ngân hàng có thể lựa chọn cấp tín dụng cho người vay có rủi ro cao hơn để đạt mục đích lợi nhuận.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các tổ chức phát hành thẻ có lãi suất cho vay và phí phạt trả nợ quá hạn cao hơn thường có doanh thu cao hơn. M c dù tỷ lệ nợ xấu cao hơn nhưng mức lãi suất cao hơn sẽ đem lại lợi nhuận tốt hơn cho tổ chức phát hành. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu tổ chức phát hành nâng biểu lãi suất tới một mức nhất định sẽ dẫn đến tình trạng một bộ phận khách hàng tốt chuyển sang tổ chức phát hành thẻ khác có biểu lãi suất và phí thấp hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra

rằng nếu lãi suất tăng thêm 1% thì doanh thu sẽ tăng 4.000.000 USD. Nếu phí phạt trả nợ quá hạn bị áp cao hơn 1/2 độ lệch chuẩn của biểu phí thì doanh thu sẽ tăng 3.000.000 USD. Nếu phí thanh tốn tối thiểu cao hơn 1/2 độ lệch chuẩn của biểu phí thì doanh thu sẽ tăng 8.000.00 USD.

Thực tế tại NHCTCN4 cho thấy, việc nới lỏng các quy định về đối tượng được mở thẻ tín dụng để theo đuổi mục đích lợi nhuận là nguyên nhân chính gây ra nợ xấu thẻ tín dụng. Các quy định lỏng lẻo dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng vọt m c dù chi nhánh đã có thêm những ràng buộc ch t chẽ hơn so với qui định chung. Ví dụ: NHCT cho phép phát hành thẻ với hạn mức tối đa gấp 10 lần tiền lương hàng tháng nhưng NHCTCN4 thông thường chỉ phát hành thẻ với hạn mức gấp 3 - 5 lần tiền lương. Thị trường thẻ tín dụng cạnh tranh rất gay gắt nên việc nới lỏng các quy định để phát triển khách hàng và theo đuổi mục đích lợi nhuận là cần thiết. Tuy nhiên, cần phải đồng bộ việc nới lỏng quy định và tăng cường các biện pháp kiểm soát quản lý rủi ro thì được chất lượng nợ mới được đảm bảo.

Vấn đề ngƣời ủy quyền

Vấn đề người uỷ quyền là trường hợp bên ủy quyền ủy thác bên thừa hành để thực hiện một hay những mục tiêu nhất định. Nhưng lợi ích của người thừa hành và người ủy quyền là không đồng nhất. Người được ủy quyền thường có đầy đủ thơng tin hơn là người ủy quyền; do người ủy quyền khơng thể kiểm sốt hoàn toàn hoạt động của người được ủy quyền. Chính vì vậy, người được ủy quyền có thể hành động mâu thuẫn với lợi ích của người ủy quyền. Trong thị trường thẻ tín dụng, nhân viên tín dụng có thể vì đạt được chỉ tiêu, nhận hối lộ ho c các lợi ích khác mà đồng ý cấp tín dụng cho các khách hàng có mức độ rủi ro cao dẫn đến nguy cơ phát sinh nợ xấu cho tổ chức phát hành.

Nhân viên tín dụng – người được uỷ quyền là người phân tích đánh giá năng lực pháp lý, năng lực tài chính của khách hàng để trình lãnh đạo quyết định đồng ý hay từ chối phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng. Trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, ý thức tuân thủ ch t chẽ các quy định của ngân hàng trong hoạt động kinh của nhân viên tín dụng sẽ góp phần phát hiện, ngăn ch n, hạn chế những rủi ro, những tổn

môn cao trong thẩm định hồ sơ nhưng chịu áp lực về tốc độc xử lý hồ sơ nhanh, áp lực chỉ tiêu rất lớn trong khi các khoản vay thẻ tín dụng thường rất nhỏ lẻ. Chính vì vậy, cán bộ tín dụng thường khơng dành đủ thời gian để rà sốt hồ sơ thẻ tín dụng dẫn đến khả năng sai sót cao.

Tại NHCTCN4, chỉ có một nhân viên duy nhất quản lý tồn bộ hồ sơ thẻ tín dụng quốc tế. Nhân viên tín dụng vừa chăm sóc khoảng 2.000 khách hàng hiện tại vừa phát triển khách hàng mới. Chính vì vậy, thời gian để nhân viên tín dụng xử lý hồ sơ thẻ tín dụng là rất gấp rút. Nếu khơng làm nhanh sẽ không đạt chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến lương thưởng. Việc làm hồ sơ gấp, trình hồ sơ bỏ qua các bước kiểm tra là nguyên nhân của vấn đề người ủy quyền.

Các nguyên nhân khác

Hồ sơ được xử lý theo qui trình một cửa. Theo đó, tại NHCTCN4 một nhân viên tín dụng sẽ tiếp xúc khách hàng, thẩm định hồ sơ, phát hành thẻ và giao thẻ cho khách hàng. Cán bộ tín dụng kiêm cán bộ xác minh thơng tin khách hàng. Do hạn chế về thời gian nên khâu xác minh thông tin thường bị bỏ qua. Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí, đơn giản và nhanh chóng giải quyết hồ sơ nhưng có hạn chế rất lớn đó là kiểm sốt rủi ro kém.

Tại NHCTVN, hệ thống chấm điểm đã được xây dựng theo chuẩn quốc tế Basel II nhưng chưa thực sự được coi trọng đúng mực và xác suất dự báo chính xác chưa cao. Điểm tín dụng chỉ được xem như một yếu tố tham khảo khi quyết định cấp tín dụng. Việc chấm điểm và rà sốt chấm điểm chưa ch t chẽ và mang n ng tính hình thức. Các khoản vay có giá trị dưới 50 triệu đồng được coi là các khoản vay nhỏ, ít được chú ý. Nhân viên tín dụng chấm điểm chọn mục “Cho vay phát hành thẻ tín dụng hạn mức dưới 50 triệu đồng” thì hệ thống tự động tính điểm tín dụng là 77, hạng A. Với qui định như vậy hệ thống chấm điểm sẽ không phát huy tác dụng cảnh báo sớm rủi ro với các trường hợp khách hàng phát hành TTDQT có HMTD dưới 50 triệu đồng. Thực tế, tỷ lệ khách hàng có hạn mức dưới 50 triệu quá hạn lên đến 85% tổng số khách hàng phát sinh nợ xấu. Việc kiểm sốt chấm điểm cũng bị xem nhẹ. Chính vì vậy, m c dù tất cả các khách hàng phát hành thẻ tín dụng đều có điểm tín dụng từ hạng BBB trở lên nhưng vẫn phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.

2.2.2.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng

Khách hàng thanh tốn trễ hạn nợ TTDQT có nhiều ngun nhân khác nhau và có thể chia làm hai loại là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân chủ quan:

Rủi ro đạo đức: Đứng trên góc độ người đi vay, rủi ro đạo đức xảy ra khi người đi vay đã vay nợ thẻ tín dụng nhưng khơng thực hiện thanh tốn các khoản nợ đến hạn theo đúng cam kết với ngân hàng. Những khách hàng này ỷ lại rằng khoản nợ của mình rất nhỏ, ngân hàng sẽ khơng thu hồi và cũng khơng khởi kiện. Chủ thẻ có năng lực tài chính đủ để thanh toán nợ vay nhưng chưa muốn thanh toán, sử dụng nguồn vốn vào các mục đích khác. Đây là thủ đoạn lợi dụng, chiếm đoạt nguồn vốn của ngân hàng. Ngân hàng hồn tồn có thể thực hiện kiện ra tịa án dân sự để thu hồi nợ gốc, lãi và phí tuy nhiên tốn kém nhiều chi phí của ngân hàng so với số tiền thu được. Tỷ lệ khách hàng phát sinh nợ xấu tại NHCTCN4 có đạo đức khơng tốt là rất cao. Đến thời điểm hiện tại, NHCTCN4 cũng chưa thực hiện khởi kiện với bất kỳ chủ thẻ nào.

Chủ thẻ lừa đảo: Các thủ đoạn lừa đảo phổ biến nhất là giả mạo hồ sơ mở thẻ: giả mạo hồ sơ chứng minh thu nhập, vị trí cơng tác. Đ c biệt nghiêm trọng là tình trạng giả mạo hồ sơ pháp lý như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu. Cán bộ tín dụng cịn thiếu các công cụ để kiểm tra. Các trường hợp này rất tinh vi nên ngân hàng rất khó để thu hồi nợ. Các trường hợp này ngân hàng có thể khởi kiện, truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Số lượng chủ thẻ lừa đảo tại NHCTCN4 chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng khả năng thu hồi vốn của các khoản vay này là thấp vì khơng thể tìm được chủ thẻ để đòi nợ.

Nguyên nhân khách quan:

Nghiên cứu của Wang và cộng sự (2010) đã chỉ ra rằng hạn mức thẻ tín dụng khiến cho chủ thẻ bị rơi vào tình trạng ảo tưởng thu nhập (Illusion of income). Chủ thẻ tin rằng hạn mức thẻ tín dụng là thu nhập tương lai của họ. Chủ thẻ tính tốn chi phí dựa trên hạn mức thẻ tín dụng nhiều hơn là thu nhập thực tế của mình. Chính vì vậy, khi các khoản nợ thẻ tín dụng đến hạn phải thanh tốn thì chủ thẻ khơng cịn

nguồn thu nhập trả nợ dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu. Black và cộng sự (1998) đưa ra kết luận là các các khoản vay của của chủ thẻ thường phát sinh nợ xấu sau 18 tháng. Thực tế tại NHCTCN4 cho thấy, ảo tưởng thu nhập thường xảy ra đối với khách hàng có thu nhập thấp, trẻ tuổi. Sau khi được cấp thẻ tín dụng các khách hàng xem hạn mức thẻ tín dụng như một khoản thu nhập của mình và sử dụng chi tiêu rất nhiều cho tới khi không trả được nợ và phát sinh nợ xấu.

Trong thời gian đầu, chủ thẻ thường bỡ ngỡ trong việc sử dụng thẻ, không thể ngay lập tức biết cách sử dụng, bảo quản thẻ an tồn. Nhiều trường hợp khách hàng khơng thực sự chú ý đến những hướng dẫn sử dụng ban đầu, những khuyến cáo của ngân hàng và đó là nguyên nhân gây ra nợ quá hạn. Các nguyên nhân quá hạn phổ biến: Khách hàng chuyển sai tài khoản, thanh toán thiếu số tiền tối thiểu ho c thanh tốn khơng đúng kỳ sao kê, khơng đọc tin nhắn, email nhắc nợ… Như vậy, khách hàng đã từng phát sinh nợ quá hạn chưa hẳn là khách hàng khơng có khả năng trả nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn đến 60 ngày tại NHCTCN4 phần lớn là các khách hàng quá hạn do các nguyên nhân khách quan. Ngoài ra, các nguyên nhân khách quan khác cần phải kể đến là: chủ thẻ tử vong, tai nạn mất khả năng lao động, thất nghiệp, đi tù… Các trường hợp này chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng khả năng thu hồi là rất thấp vì người đi vay đã mất khả năng trả nợ. Việc thanh toán nợ vay phụ thuộc vào người thừa hưởng quyền lợi và nghĩa vụ từ người đi vay.

2.3 Các biện pháp thu hồi nợ xấu TTDQT và khó khăn

Biện pháp áp dụng chung với mọi khách hàng phát sinh nợ xấu thẻ tín dụng: Ngân hàng liên lạc trực tiếp đòi nợ chủ thẻ ho c thông qua người thân của chủ thẻ để địi nợ. Đồng thời ngân hàng gửi cơng văn đề nghị hỗ trợ thu hồi nợ đến nơi chủ thẻ đang làm việc và cơ quan Đoàn, Đảng và chính quyền địa phương. Phong tỏa ho c trích nợ từ các tài khoản tiền gửi của chính khách hàng vay mở tại ngân hàng cho vay để thu nợ.

Biện pháp áp dụng với khách hàng bị quá hạn và còn làm việc tại đơn vị: Ngân hàng gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lý lao động trích tiền lương, trợ cấp và thu nhập khác của khách hàng để thu hồi nợ thẻ tín dụng. Hồ sơ mở thẻ tín dụng ngân hàng thường yêu cầu Đơn vị quản lý lao động xác nhận thu nhập và cam kết

hỗ trợ thu hồi nợ thẻ. Khó khăn là một số Đơn vị quản lý lao động thường chối bỏ trách nhiệm và không hợp tác với ngân hàng.

Biện pháp áp dụng với khách hàng đã nghỉ việc: Ngân hàng cử cán bộ tín dụng tới trực tiếp địa chỉ thường trú, tạm trú của khách hàng để đòi nợ. Ngân hàng gửi công văn tới công an địa phương và đơn vị công tác mới của khách hàng để đề nghị hỗ trợ thu hồi nợ. Khó khăn là nếu khách hàng bị thất nghiệp sẽ khơng có nguồn thu để trả nợ. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm đơn vị cơng tác mới của khách hàng cũng rất khó và tốn nhiều thời gian.

Biện pháp áp dụng đối với khách hàng thanh toán lương qua ngân hàng khác: Ngân hàng gửi công văn đề nghị ngân hàng quản lý tài khoản tiền gửi của chủ thẻ hỗ trợ thu hồi nợ. Trong Hợp đồng mở thẻ tín dụng có thỏa thuận về việc nếu chủ thẻ khơng trả được nợ thì ngân hàng có quyền trích từ tài khoản tiền gửi của chủ thẻ mở tại các ngân hàng khác. Khó khăn là các ngân hàng quản lý tài khoản thường không hợp tác với Ngân hàng cho vay trong việc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu hồi nợ.

Biện pháp áp dụng đối với chủ thẻ mất khả năng chi trả tạm thời: Nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất phát sinh nợ xấu thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng cá nhân, trường hợp ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh 4 thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)