Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi sinh kế của người dân sau tái định cư tại bốn khu tái định cư trên địa bàn thành phố trà vinh (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Dân số: Kết quả thống kê tại Bảng 3.2 cho thấy, tính đến cuối năm 2015 tồn

TP có 29.119 hộ với 107.500 khẩu phân bổ trong 9 phường và 01 xã của TP. So với năm 2005 thì số hộ dân trên mỗi khu vực tăng lên, giai đoạn 2005-2010 là giai đoạn có tốc độ tăng mạnh nhất, do đây là giai đoạn sáp nhập và mở rộng địa giới hành chính nên số hộ dân tăng đột biến. Giai đoạn 2010-2015 chủ yếu là gia tăng cơ học do các người trẻ từ các vùng nông thôn đổ ra thành thị và sự chia tách của các hộ gia đình lớn nên số hộ tăng lên thêm 11,9% .

Bảng 3.2: Tình hình lao động TP Trà Vinh

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2010 2015 So sánh (%)

SL SL SL 10/05 15/10

1. Tổng số nhân khẩu khẩu 97.171 101.174 107.500 4,1 6,3 2. Tổng số hộ hộ 19.796 26.013 29.119 31,4 11,9 2.1 Hộ nông nghiệp hộ 12.794 17.129 19.356 33,9 13,0 2.2 Hộ phi nông nghiệp hộ 7.002 8.884 9.763 26,9 9,9 3. Tổng số lao động người 78.989 82.213 85.513 4,1 4,0

3.1 LĐ nông nghiệp người 18.217 15.870 13.078 21,3 14,8 3.2 LĐ phi nông nghiệp người 65.911 6.343 67.296 0,7 1,4 4. Một số chỉ tiêu BQ

4.1 Nhân khẩu/hộ nhẩu/hộ 4,9 3,9 3,7 -20,8 -5,1

4.2 Lao động/hộ LĐ/hộ 4,0 3,2 2,9 -20,8 -7,1

4.3 Nhân khẩu/LĐ khẩu/L

Đ 1,2 1,2 1,3 0,0 2,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh 2005, 2010, 2015

Phân chia theo thành phần kinh tế, trong đó, số hộ làm nghề phi nơng nghiệp tăng lên đáng kể, giai đoạn 2005-2010 là 26,9%, giai đoạn 2010-2015 có sự ổn định hơn nhưng cũng chiếm đến 9,9%. Sự gia tăng các hộ có việc làm phi nông nghiệp một phần là do sự phát triển của đô thị, một phần là do các hộ bị mất đất tại các cơng trình bị thu hồi nên chuyển sang nghề mới.

Lao động: TP Trà Vinh là khu vực có dân số trẻ, hiện nay số nhân khẩu đang trong độ tuổi lao động có việc làm là 85.513 người, xấp xỉ 14% tổng số nhân khẩu trong toàn tỉnh. Chủ yếu là lao động phi nông nghiệp chiếm 78,6%, con số này đã tăng thêm rất nhiều trong những năm qua. Ngược lại với lao động phi nông nghiệp, số lao động nông nghiệp không ngừng giảm xuống trong thời gian qua. Từ hơn 18.000 năm 2005 giảm xuống còn hơn 15.000 năm 2010 và đến năm 2015 số lao động trong lĩnh vực này là 13.000 lao động, mỗi năm giảm hơn 14% trong tổng cơ cấu lao động của TP. Có sự biến động mạnh này là do mất đất sản xuất nông nghiệp, nhiều người chuyển sang ngành nghề khác, khá nhiều người đã vào làm ở KCN.

Về công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp: Với sự cố gắng của các cấp, các ngành

và đặc biệt là sự năng động của các thành phần kinh tế đã thúc đẩy các ngành công nghiệp thành phố phát triển với tốc độ nhanh. Đưa công nghiệp trở thành một trong những ngành kiến tạo kinh tế của thành phố, góp phần tăng thêm của cải vật chất, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Công nghiệp của thành phố được quan tâm đầu tư, đổi mới cơng nghệ, tăng trưởng cao, có hiệu quả. Phát triển công

nghiệp theo đúng hướng, phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động như chế biến thủy sản, dệt may, da giầy,... xuất khẩu được đẩy mạnh.

Hiện trên địa bàn thành phố Trà Vinh có Khu cơng nghiệp Long Đức với quy mơ diện tích 100,6ha đã đưa vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy trên 90%; Cùng với sự phát triển của khu công nghiệp, thành phố đã quy hoạch phát triển cụm tiểu thủ công nghiệp xã Long Đức, quy mô 50ha phục vụ cho các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống,...

Về dịch vụ-thương mại: Nhờ những biện pháp tích cực cải thiện mơi trường

đầu tư trong bối cảnh kinh tế suy thối, tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn thành phố Trà Vinh vẫn có những kết quả khả quan. Hiện tại, thành phố có 25 dự án được cấp phép đầu tư, gồm 12 dự án trong nước và 13 dự án nước ngoài với tổng số vốn đăng ký gần 90 triệu USD. Các dự án đầu tư chủ yếu vào các ngành nghề: sản xuất kinh doanh bao hóa chất, bao bì, phụ tùng ơ tơ, linh kiện điện tử…. Các dự án đầu tư được triển khai góp phần giải quyết việc làm cho hơn 6.984 lao động với mức thu nhập bình quân từ 5,0-6,2 triệu đồng/người/tháng.

Hiện tại, khu vực thương mại-dịch vụ đã thu được nhiều kết quả tích cực, số hộ kinh doanh thương nghiệp, khách sạn nhà hàng, du lịch tăng nhanh. Các khu thương mại lớn tại thành phố bao gồm: Chợ Trà Vinh, các siêu thị và trung tâm thương mại nhà ở do Tập đoàn Vincom; Nguyễn Kim làm chủ đầu tư và một số khách sạn, khu du lịch sinh thái,... Các dịch vụ kinh doanh vận tải, tín dụng, ngân hàng, bưu chính viễn thơng phát triển nhanh góp phần thúc đẩy phát triển đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Giao thông đô thị: Thành phố Trà Vinh là nơi trung chuyển, kết nối giao

thoa giữa các vùng kinh tế khu vực, thành phố có hệ thống giao thơng thuận lợi như Quốc lộ 53, Quốc lộ 54 và Quốc lộ 60 chạy qua, nối liền thành phố Trà Vinh với các thành phố khác trong vùng, tạo điều kiện cho thành phố Trà Vinh phát triển công nghiệp, thương mại, giao lưu hàng hóa và tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hóa, thơng tin trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thành phố Trà Vinh cách thành phồ Hồ Chí Minh 120km, cách thành phố Cần Thơ 100km. Khoảng các thành phố Trà Vinh đi đến các trung tâm đô thị được rút ngắn bởi các trục đô thị lớn kết nối vùng vừa hoàn thành (Cầu Cổ Chiên) và sắp tới Cầu Đại Ngãi khi hoàn thành, tạo nên tuyến giao thơng ven biển phía nam đất nước được thơng suốt thì việc đi lại, kết nối giao thương cho thành phố Trà Vinh càng thêm thận lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi sinh kế của người dân sau tái định cư tại bốn khu tái định cư trên địa bàn thành phố trà vinh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)