Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi sinh kế của người dân sau tái định cư tại bốn khu tái định cư trên địa bàn thành phố trà vinh (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

Hai loại thông tin được đề tài thực hiện thu thập nhằm mục đích phục vụ cho việc phân tích bao gồm:

Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu này được tập hợp từ các báo cáo từ giai đoạn 2005

Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của TP Trà Vinh giai đoạn 2005-2015; Công tác quy hoạch, phát triển TP đến 2020, tầm nhìn 2030;

Chính sách áp dụng trong việc bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất;

Chính sách hỗ rợ tìm kiếm việc làm, đào tạo nghề;

Báo cáo công tác GPMB, xây dựng khu TĐC, tình hình bồi thường, khiếu nại của người dân tại các cơng trình bị thu hồi đất trong thời gian qua.

Các nghị định, thông tư, quyết định của Trung ương và địa phương về công tác đền bù hỗ trợ đào tạo, giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất.

Dữ liệu sơ cấp:

Dữ liệu này được thu thập trực tiếp từ người dân tái định cư. Theo đó phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được thực hiện để chọn ra các hộ phỏng vấn. Số hộ được phỏng vấn tại mỗi khu tương đương 20% tổng số hộ theo danh sách tại các khu tái định cư. Các hộ được chọn ngẫu nhiên theo danh sách được mời đến để phỏng vấn và lấy ý kiến theo phương pháp đánh gia nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA).

Bảng câu hỏi được thiết kế sẵn để thu thập các thông tin chi tiết về thực trạng sinh kế của các hộ dân có đất bị thu hồi đang sống trong bốn khu tái định cư, các thơng tin chính bao gồm: tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe trước và sau TĐC; thực trạng sử dụng các nguồn vốn sinh kế trong thời gian qua; khả năng tiếp cận các nguồn vốn sinh kế của họ đồng thời xác định các yếu tố làm cản trở người dân tiếp cận nguồn lực sinh kế. Các thông tin về việc đánh giá chất lượng cuộc sống theo cảm nhận của chủ hộ cũng được thu thập nhằm làm cơ sở cho việc phân tích và đề xuất các giải pháp của nghiên cứu.

Việc thu thập dữ liệu sơ cấp thực hiện qua hai bước bao gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ bằng cách phỏng vấn 20 hộ dân đang sống trong bốn khu tái định cư (tương đương 05 hộ/khu tái định cư. Sau đó bảng câu hỏi sẽ được điều chỉnh, bổ sung (nếu có) để thu thập thêm những thơng tin cần thiết.

Ngồi ra các đối tượng có liên quan đến việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, để thu thập các thông tin thứ cấp từ những người làm nhiệm vụ giải phóng

mặt bằng và một số cán bộ quản lý có liên quan,... để thu thập các thông tin về những chủ trương, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân,...

Bảng 2.1: Số hộ tái định cư trên địa bàn

STT Khu tái định cư Số hộ

tái định cư (hộ)

Cỡ mẫu (hộ) 1 Khu tái định cư dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng

bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Trà Vinh

65 13

2 Khu tái định cư Phường 5, thành phố Trà Vinh 50 10 3 Khu tái định cư Đường 19/5 nối dài và đường Hậu

cần Công an tỉnh

28 6

4 Khu tái định cư Phường 4, thành phố Trà Vinh 152 31

Tổng 295 60

Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất, 2016

2.4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

2.4.2.1 Phương pháp phân tích thống kê

Phương pháp này được sử dụng để mô tả lại thực trạng sinh kế và thay đổi sinh kế của người dân bị thu hồi đất và TĐC. Các công cụ trong thống kê mô tả bao gồm các bảng, biểu đồ, hình ảnh được sử dụng nhằm mơ tả lại thực trạng về sinh kế của các hộ dân trong khu TĐC. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng sinh kế của các hộ bao gồm:

+ Thu nhập bình quân/nhân khẩu và thu nhập bình quân/hộ. Chỉ tiêu này được tính tốn bằng cơng thức sau:

Thu nhập BQ/nhân khẩu = Tổng thu nhập / tổng số nhân khẩu điều tra; Thu nhập BQ/hộ = Tổng thu nhập /Tổng số hộ điều tra.

+ Sử dụng vốn đền bù của các hộ bị thu hồi đất.

+ Số lượng tài sản bình quân của chủ hộ, bao gồm tài sản phục vụ cho sản xuất và vui chơi giải trí, chỉ tiêu này được tính tốn như sau:

Tài sản BQ = Tổng số tài sản từng loại/tổng số hộ. + Tình trạng nghề nghiệp của chủ hộ.

+ Tình trạng tham gia các lớp đào tạo nghề của chủ hộ.

+ Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống của chủ hộ (theo cảm nhận của chủ hộ)...Các thang đo về mức độ hài lòng về cuộc sống sau TĐC của chủ hộ được thiết kế theo 3 mức: Hài lịng – khơng ý kiến – khơng hài lịng. Kết quả về số lượng đánh giá của tất cả các chủ hộ theo từng mức thang đo được sử dụng làm cơ sở cho các chỉ tiêu đánh giá, phân tích.

Các số đo tuyệt đối, số đo tương đối được sử dụng để đánh giá mức độ biến động trong các chỉ tiêu phân tích. Cơng thức tính tốn như sau:

+ Số đo tuyệt đối = Kết quả số lượng của chỉ tiêu phân tích sau khi TĐC – kết quả số lượng của chỉ tiêu phân tích trước TĐC;

+ Số đo tương đối = (Kết quả số lượng của chỉ tiêu phân tích sau khi TĐC/kết quả số lượng của chỉ tiêu phân tích trước TĐC) x 100%.

Để đo lường, đánh giá chất lượng cuộc sống tại các nơi ở mới trong khu TĐC các thang đo thứ bậc được sử dụng để thu thập thông tin về mức độ đánh giá của người dân về các điều kiện CSHT, tình trạng cuộc sống, mối quan hệ trong xã hội sau khi bị thu hồi đất. Các mức độ của các thang đo này cũng được sử dụng ở 3 mức độ là: Hài lòng – khơng ý kiến – khơng hài lịng hoặc Rất quan trọng – quan trọng – không quan trọng.

2.4.2.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu phân tích theo thời gian nhằm cho thấy được sự biến động hoặc xu hướng của thực trạng đang nghiên cứu. Các nội dung so sánh được sử dụng trong đề tài bao gồm: sự thay đổi về thu nhập của hộ TĐC ở hai thời điểm trước và sau thu hồi đất; biến động về việc làm của hộ trước và sau thu hồi đất; tình trạng về chất lượng cuộc sống trước và sau thu hồi đất; sự tham gia, sự gắn kết về tình làng nghĩa xóm trước và sau thu hồi đất...

Ngồi ra, phương pháp tổng hợp suy luận cũng được sử dụng trong nghiên cứu này. Phương pháp này chủ yếu sử dụng để phân tích những khía cạnh thuận lợi, những khó khăn có thể xảy ra hoặc đang xảy ra đối với các hộ TĐC. Phương pháp này sử dụng trên cơ sở phân tích định tính, căn cứ vào kết quả thu thập các thông tin thứ cấp có liên quan đến các hoạt động đền bù, GPMB, TĐC tại tỉnh Trà Vinh; từ các chuyên gia, những người tham gia vào. Các ý kiến, kiến nghị của người dân phát sinh thêm trong q trình phỏng vấn (khơng nằm trong nội dung bảng câu hỏi được thiết kế sẵn) cũng được ghi nhận chi tiết, đầy đủ để làm cơ sở cho việc tổng hợp phân tích và đề xuất các giải pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi sinh kế của người dân sau tái định cư tại bốn khu tái định cư trên địa bàn thành phố trà vinh (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)