CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành chế biến gỗ cao su Việt Nam
3.2.1. Các điều kiện nhân tố đầu vào
3.2.1.1. Về nguồn cung nguyên liệu gỗ cao su
Việt Nam có nhiều vùng đất thích hợp trồng cây cao su do có điều kiện khí hậu phù hợp và đảm bảo một số tiêu chí kỹ thuật trồng cây cao su như: nhiệt độ trung bình năm khoảng từ 25 - 300C; khơng có sương muối về mùa đơng; lượng mưa trung bình năm trên 1.500 mm; ít có bão mạnh trên cấp 8; độ cao dưới 700 m (riêng vùng núi phía Bắc dưới 600 m) so với mực nước biển; độ dốc dưới 30 độ; thành phần cơ giới đất từ thịt nhẹ đến thịt nặng, thoát nước tốt; mức độ kết vón, đá lẫn trong tầng đất canh tác dưới 50%.
Trước năm 1995, cây cao su chỉ được trồng tập trung chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đến năm 2006, cây cao su bắt đầu được trồng nhiều ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Từ năm 2008, khi Chính phủ có chính sách chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su, diện tích cây cao su được trồng mở rộng ở nhiều tỉnh, trong đó có cả các tỉnh miền núi Tây Bắc (Đặng Việt Quang và đ.t.g, 2014). Riêng ở vùng ngập úng Tây Nam Bộ, do không đáp ứng được các điều kiện kỹ thuật để đảm bảo thâm canh và chống xói mịn nên cây cao su khơng được khuyến khích trồng ở vùng này.
Hình 3.4: Các vùng trồng cao su ở Việt Nam qua các thời kỳ
Từ những năm 2000 đến nay, diện tích trồng cao su ở Việt Nam tăng mạnh, đặc biệt tăng nhanh ở diện tích cao su tiểu điền. Đến năm 2016, diện tích trồng cao su ở Việt Nam đã đạt 976,4 ngàn ha, trở thành quốc gia có diện tích trồng cây cao su đứng thứ tư thế giới, vượt 176,4 ngàn ha so với mức quy hoạch 800,0 ngàn ha tại Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
Bảng 3.1: Diện tích trồng cây cao su qua các thời kỳ
Năm 1976 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2016
Tổng diện tích cao su (ngàn ha)
76,60 87,70 180,20 221,70 278,40 412,00 482,70 740,00 981,00 976,40
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Trần Thị Thúy Hoa, 2009, trích trong Đặng Việt Quang và đ.t.g (2014); Quyết định số 3158/QĐ-BNN-TCLN)
Theo Quyết định số 3158/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/07/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cơng bố hiện trạng rừng năm 2015, diện tích cao su trồng trên đất lâm nghiệp khoảng 390,7 ngàn ha, phần lớn được trồng trong giai đoạn cây cao su được xem là cây đa mục đích, có thể trồng trên đất lâm nghiệp quy hoạch trồng rừng sản xuất.
Bảng 3.2: Diện tích cây cao su trên đất lâm nghiệp năm 2015 (ha)
oại đất Thuộc quy hoạch 3 loại rừng ngồi quy hoạch Rừng phân tán
Tổng diện tích Đặc dụng Ph ng hộ Sản xuất
Đất lâm nghiệp
Cây lâu năm (cao su, đặc sản) 448.800 3.807 38.587 369.537 36.869
Cao su (ước tính) 390.700 3.700 37.000 320.000 30.000
Đất nông nghiệp
Cao su 594.900
Tổng diện tích cao su 985.600
Nguồn: Quyết định số 3158/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/07/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố hiện trạng rừng năm 2015
Theo Hiệp hội cao su Việt Nam (2017), sản lượng gỗ cao su tròn khai thác năm 2016 đạt 4,5 triệu m3, năm 2017 ước đạt 5,0 triệu m3. Trong thời gian tới, dự báo diện tích vườn cây cao su thanh lý để tái canh sẽ gia tăng, gỗ cao su sẽ trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng
cho ngành chế biến gỗ Việt Nam, góp phần giảm áp lực nhập khẩu nguyên liệu gỗ và gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho ngành gỗ Việt Nam.
Về chất lượng gỗ cao su Việt Nam, ông Lê Quốc Dũng - Chủ tịch Công ty TNHH MTV Đại Hiệp Phát cho rằng “Gỗ cao su đại điền được trồng và khai thác lấy mủ đúng kỹ thuật, tỷ lệ cây đứng cao, q trình cạo mủ ít bị phạm vào thân cây nên so với cao su tiểu điền, gỗ cao su đại điền có chất lượng tốt hơn, thân gỗ ít bị thâm đen, khuyết tật”. Cũng theo ông Lê Quốc Dũng, gỗ cao su khai thác trong giai đoạn này của Việt Nam phần lớn là gỗ cao su quốc doanh trồng đại điền nên so với gỗ cao su của các nước trong khu vực, gỗ cao su Việt Nam có chất lượng tốt hơn.
Như vậy, nguồn cung nguyên liệu gỗ cao su dồi dào, chất lượng gỗ cao su tốt là động lực cho sự phát triển của cụm ngành chế biến gỗ cao su Việt Nam.
3.2.1.2. Về lực lượng lao động cho ngành chế biến gỗ cao su
Theo Nguyễn Tôn Quyền (2016), hiện ngành chế biến gỗ đang thu hút khoảng 300.000 lao động, với 50% trong số đó ở miền Đơng Nam Bộ, nơi tập trung nhiều nhất các cơ sở chế biến gỗ. Với lợi thế dân số đông và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, lực lượng lao động ở Việt Nam có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu cho cụm ngành chế biến gỗ cao su. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1 - 2% lao động trong ngành gỗ có trình độ đại học, 20 - 30% được đào tạo bài bản, cịn lại là lao động phổ thơng (70 - 80%) (Nguyễn Thị Thu Trang và đ.t.g, 2015).
Nguồn lao động phổ thông dồi dào, tiền lương lao động tương đối rẻ là điểm mạnh để phát triển ngành khai thác, chế biến gỗ nguyên liệu thô. Tuy nhiên, khi cần lao động chất lượng cao để phát triển sản phẩm gỗ cao su tinh chế thì lực lượng lao động hiện nay khó đáp ứng yêu cầu. Như vậy, lực lượng lao động hiện nay chỉ hỗ trợ cho sự phát triển ngành chế biến gỗ ngun liệu thơ, gây khó khăn trong việc mở rộng sản xuất sản phẩm gỗ cao su tinh chế, thiết kế mẫu mã, đây là lực cản cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành chế biến gỗ cao su Việt Nam so với các nước trong khu vực.
3.2.1.3. Cơ sở hạ tầng
Ở Việt Nam hiện nay, diện tích cây cao su đến tuổi thanh lý để tái canh hàng năm tập trung chủ yếu ở vùng Đơng Nam Bộ và Tây Ngun nên đã hình thành nên cụm ngành chế biến gỗ cao su có mức độ tập trung cao nhất ở khu vực Đông Nam Bộ, đặc biệt là ở tỉnh Bình
Dương. Khu vực này có cơ sở hạ tầng tốt, khả năng kết nối giao thông, vận chuyển từ vườn cây cao su thanh lý tới các nhà máy chế biến gỗ và từ nhà máy ra các cảng biển lớn của Việt Nam để xuất khẩu khá thuận lợi. Ngoài ra, trong giai đoạn hiện nay, diện tích cao su đại điền chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích cao su thanh lý để tái canh hàng năm nên khi tiến hành khai thác lấy gỗ sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển so với việc khai thác cao su tiểu điền.
3.2.1.4. Về trình độ cơng nghệ trong ngành chế biến gỗ cao su
Nhờ áp dụng những cải tiến công nghệ du nhập từ nước ngoài, đến nay gỗ cao su sau khi được xử lý đã được sử dụng và có nhiều ứng dụng trong ngành chế biến gỗ. Chuỗi sản phẩm của ngành chế biến gỗ cao su kéo dài, bao gồm ván MDF (với các doanh nghiệp sản xuất MDF có quy mơ lớn thuộc VRG như MDF VRG Quảng Trị, MDF VRG Dongwha, MDF VRG Kiên Giang), ván ép, ván dăm, viên nén gỗ, ván ghép thanh, sản phẩm gỗ cao su tinh chế...
Bảng 3.3: Sản lượng thực hiện của các công ty gỗ thuộc VRG năm 2016
STT Công ty
Sản lượng thực hiện (m3/năm)
Gỗ phôi Gỗ ghép tấm Gỗ tinh chế MDF (tấn/năm) Viên nén
1 Cty CP MDF VRG Quảng Trị 126.447
2 Cty CP MDF VRG Dongwha 49.927 396.175
3 Cty CP MDF VRG Kiên Giang 36.254
4 Cty CP CN và XNK Cao su 20.935 1.941
5 Cty TNHH MTV Cao su Chư Prông 5.433
6 Cty CP gỗ Dầu Tiếng 40.638 4.338 652
7 Cty CP chế biến gỗ Đồng Nai 20.261 749
8 Cty CP gỗ Đồng Phú 27.452 937
9 Cty CP Mang Yang Ratanakiri 3.902 398 2
10 Cty CP ĐTXD Cao su Phú Thịnh 9.543
11 Cty CP chế biến XNK Tây Ninh 49.337 4.360
12 Cty CP chế biến gỗ cao su Chư Păh 4.138
13 Cty CP Đầu tư Xây dựng Cao su 14.963
14 Cty CP chế biến gỗ Thuận An 37.818 508 6.202
15 Cty CP cao su Trường Phát 28.567 7.009
Tổng cộng 312.914 18.299 8.797 558.876 -
Do đặc thù của ngành chế biến gỗ cao su, phần lớn các doanh nghiệp trong cụm ngành được đánh giá là có năng lực cơng nghệ cao hơn mặt bằng chung của các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong cụm ngành vẫn đối mặt với tình trạng cơng nghệ lạc hậu ở giai đoạn sơ chế, chủ yếu sử dụng nhiều lao động phổ thông, hiệu quả sử dụng nguyên liệu thấp. Công nghệ trong mảng tinh chế hiện đại hơn, tuy nhiên công nghệ thực sự hiện đại chủ yếu thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và các công ty liên doanh.
Trong số các doanh nghiệp FDI, chưa hình thành doanh nghiệp có quy mơ đủ lớn, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gỗ cao su tinh chế, đóng vai tr dẫn dắt và lan tỏa công nghệ, tạo ra nhu cầu lớn cho các DNNVV tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm trung gian, dịch vụ hỗ trợ. Theo ơng ương Ngọc Kim - Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam đầu tư đều chủ động liên kết với các công ty thuộc VRG để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, không tạo được sự liên kết với các DNNVV. Bản thân các doanh nghiệp chế biễn gỗ cao su thuộc VRG có nguồn cung nguyên liệu dồi dào cũng chỉ tập trung ở mảng sơ chế rồi xuất bán cho các doanh nghiệp FDI, không đẩy mạnh khâu tinh chế, thiết kế mẫu mã do yếu kém về trình độ cơng nghệ hơn so với các doanh nghiệp FDI.
Theo ông Nguyễn Đức Cường - Giám đốc Công ty TNHH MTV Phú Cường An, vào những năm đầu thập niên 2000, khi ngành chế biến gỗ cao su mới hình thành ở Việt Nam, các lị sấy gỗ cao su ứng dụng cơng nghệ dẫn nhiệt trực tiếp vào lị sấy. Cơng nghệ này gây hao hụt năng lượng lớn, thời gian sấy lâu lơn, thường kéo dài trên 20 ngày mỗi lô gỗ và gỗ nguyên liệu dễ bị cháy xém... Khoảng 10 năm trở lại đây, các l sấy dạng này được thay thế bằng lò sấy hơi nước, dùng hơi nước để dẫn nhiệt vào l và mang hơi nước của gỗ ra, làm giảm độ ẩm của gỗ. Công nghệ này giúp giảm tỷ lệ hao hụt năng lượng, thời gian sấy mỗi lô gỗ nhanh hơn, thường từ 12 - 17 ngày tùy quy cách gỗ và đặc biệt là nguyên liệu gỗ tạo ra đồng đều, đạt chất lượng tốt hơn. Sự phát triển công nghệ này là do các doanh nghiệp tự học hỏi lẫn nhau, chủ yếu học hỏi từ các doanh nghiệp FDI trong cụm ngành.