STT Công ty
Sản lượng thực hiện (m3/năm)
Gỗ phôi Gỗ ghép tấm Gỗ tinh chế MDF (tấn/năm) Viên nén
1 Cty CP MDF VRG Quảng Trị 126.447
2 Cty CP MDF VRG Dongwha 49.927 396.175
3 Cty CP MDF VRG Kiên Giang 36.254
4 Cty CP CN và XNK Cao su 20.935 1.941
5 Cty TNHH MTV Cao su Chư Prông 5.433
6 Cty CP gỗ Dầu Tiếng 40.638 4.338 652
7 Cty CP chế biến gỗ Đồng Nai 20.261 749
8 Cty CP gỗ Đồng Phú 27.452 937
9 Cty CP Mang Yang Ratanakiri 3.902 398 2
10 Cty CP ĐTXD Cao su Phú Thịnh 9.543
11 Cty CP chế biến XNK Tây Ninh 49.337 4.360
12 Cty CP chế biến gỗ cao su Chư Păh 4.138
13 Cty CP Đầu tư Xây dựng Cao su 14.963
14 Cty CP chế biến gỗ Thuận An 37.818 508 6.202
15 Cty CP cao su Trường Phát 28.567 7.009
Tổng cộng 312.914 18.299 8.797 558.876 -
Do đặc thù của ngành chế biến gỗ cao su, phần lớn các doanh nghiệp trong cụm ngành được đánh giá là có năng lực cơng nghệ cao hơn mặt bằng chung của các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong cụm ngành vẫn đối mặt với tình trạng công nghệ lạc hậu ở giai đoạn sơ chế, chủ yếu sử dụng nhiều lao động phổ thông, hiệu quả sử dụng nguyên liệu thấp. Công nghệ trong mảng tinh chế hiện đại hơn, tuy nhiên công nghệ thực sự hiện đại chủ yếu thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi (FDI) và các cơng ty liên doanh.
Trong số các doanh nghiệp FDI, chưa hình thành doanh nghiệp có quy mơ đủ lớn, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gỗ cao su tinh chế, đóng vai tr dẫn dắt và lan tỏa công nghệ, tạo ra nhu cầu lớn cho các DNNVV tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm trung gian, dịch vụ hỗ trợ. Theo ơng ương Ngọc Kim - Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam đầu tư đều chủ động liên kết với các công ty thuộc VRG để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, không tạo được sự liên kết với các DNNVV. Bản thân các doanh nghiệp chế biễn gỗ cao su thuộc VRG có nguồn cung nguyên liệu dồi dào cũng chỉ tập trung ở mảng sơ chế rồi xuất bán cho các doanh nghiệp FDI, không đẩy mạnh khâu tinh chế, thiết kế mẫu mã do yếu kém về trình độ công nghệ hơn so với các doanh nghiệp FDI.
Theo ông Nguyễn Đức Cường - Giám đốc Công ty TNHH MTV Phú Cường An, vào những năm đầu thập niên 2000, khi ngành chế biến gỗ cao su mới hình thành ở Việt Nam, các lị sấy gỗ cao su ứng dụng cơng nghệ dẫn nhiệt trực tiếp vào lị sấy. Cơng nghệ này gây hao hụt năng lượng lớn, thời gian sấy lâu lơn, thường kéo dài trên 20 ngày mỗi lô gỗ và gỗ nguyên liệu dễ bị cháy xém... Khoảng 10 năm trở lại đây, các l sấy dạng này được thay thế bằng lò sấy hơi nước, dùng hơi nước để dẫn nhiệt vào l và mang hơi nước của gỗ ra, làm giảm độ ẩm của gỗ. Công nghệ này giúp giảm tỷ lệ hao hụt năng lượng, thời gian sấy mỗi lô gỗ nhanh hơn, thường từ 12 - 17 ngày tùy quy cách gỗ và đặc biệt là nguyên liệu gỗ tạo ra đồng đều, đạt chất lượng tốt hơn. Sự phát triển công nghệ này là do các doanh nghiệp tự học hỏi lẫn nhau, chủ yếu học hỏi từ các doanh nghiệp FDI trong cụm ngành.
3.2.2. Các điều kiện nhu cầu
3.2.2.1. Về cầu nội địa đối với cụm ngành chế biến gỗ cao su
Việt Nam với dân số hơn 90 triệu người, tương ứng với hơn 24 triệu hộ gia đình, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 ước tính là 2.200 USD, xấp xỉ 50 triệu đồng nên có sự đa dạng lớn về cầu đối với ngành chế biến gỗ. Theo kế hoạch hành động phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020 (Quyết định số 957/QĐ-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn) thì bình qn tiêu dùng đồ gỗ trong giai đoạn 2010 - 2015 của Việt Nam khoảng 2,2 tỷ USD và khoảng 31,7 USD/người. Đối tượng tiêu dùng chủ yếu là các cơng trình dự án mới (khoảng 40% trị giá tại thị trường nội địa), người dân ở khu vực thành thị 30% và ở nông thôn đạt mức 30%. Tuy nhiên, quan niệm, tập quán tiêu dùng đồ gỗ của người Việt quá chú trọng đến giá trị của gỗ, ít chú trọng đến cơng năng sử dụng thực nên hầu như khơng có thị trường cho ngành gỗ rừng trồng phát triển.
Theo ông ương Ngọc Kim - Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương, khi quyết định mua đồ gỗ nội thất, các gia đình Việt Nam thường có xu hướng tìm mua gỗ rừng tự nhiên, đặc biệt là các loại gỗ nhóm 1, gỗ có giá trị và có tâm lý mua một lần dùng cho nhiều thế hệ trong gia đình, gỗ càng có giá trị càng thể hiện sự sang trọng. Hơn nữa, dù đã áp dụng các công nghệ xử lý như tẩm hóa chất, sấy, cắt, ghép nhưng các sản phẩm gỗ rừng trồng vẫn không khắc phục được hết các nhược điểm. Đối với gỗ cao su, tuy đã được ngâm hóa chất chống mọt (ăn từ trong ra) nhưng lại rất khó ngăn được mối (ăn từ ngồi vào) khi được sử dụng vào các cơng năng có tính cố định như lót ván sàn, làm lan can cầu thang, đóng tủ quần áo...
Theo đánh giá của ông ương Ngọc Kim, các sản phẩm gỗ rừng trồng vẫn có thể thâm nhập các thị trường “ngách” như các sản phẩm giá rẻ, có v ng đời sử dụng ngắn như thớt gỗ, bàn học sinh, kệ sách... Bằng cách thâm nhập các thị trường “ngách”, các doanh nghiệp dần dần sẽ tạo được thói quen tiêu dùng của khách hàng nội địa đối với gỗ rừng trồng nói chung và gỗ cao su nói riêng. Theo ơng Huỳnh Văn ành - Phó Tổng Giám đốc Cơng ty Cổ phần Kỹ nghệ Gỗ Việt, thế hệ trẻ ở các đô thị phát triển, các t a nhà văn ph ng tại thị trường nội địa cũng đã bắt đầu chú trọng hơn đến công năng sử dụng, không chú trọng nhiều đến v ng đời của sản phẩm nội thất. Người dân các đô thị bắt đầu lựa chọn việc mua căn hộ để ở hoặc xây nhà ở có diện tích vừa phải cũng đã bắt đầu quan tâm đến sản phẩm
từ gỗ rừng trồng, trong đó có gỗ cao su vì có nhiều tiện ích như: nhẹ, dễ di chuyển, khơng tốn nhiều diện tích, đây là thời cơ cho các doanh nghiệp trong cụm ngành nắm bắt cơ hội. Bài học từ Thái Lan cho thấy thị trường nội địa là thị trường màu mỡ cho doanh nghiệp và có độ ổn định rất lớn, khác hẳn thị trường xuất khẩu. Chen chân vào thị trường nội địa hiện nay sẽ là khó khăn rất lớn cho nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam nói chung và ngành chế biến gỗ cao su nói riêng. Tuy nhiên, cần phải có những quan tâm lớn hơn, cả từ phía các cơ quan quản lý và từ các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường nội địa trong tương lai (Tô Xuân Phúc, 2017).
Như vậy, điều kiện cầu trong nước hiện đang là một điểm yếu để phát triển cụm ngành, tuy nhiên với dân số đông, đa phần là dân số trẻ và xu hướng tiêu dùng sản phẩm gỗ nội thất đang có những thay đổi, tác giả đánh giá thị trường trong nước có nhiều tiềm năng cho sự phát triển của cụm ngành chế biến gỗ cao su trong tương lai.
3.2.2.2. Về cầu nước ngoài đối với cụm ngành chế biến gỗ cao su
Giá trị thương mại đồ gỗ thế giới năm 2015 đạt 467,7 tỷ USD, tăng 2,67% so với năm 2014. Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam năm 2015 đạt 6,9 tỷ USD, chỉ chiếm khoảng 1,5% thị phần thế giới (Hiệp hội cao su Việt Nam, 2016). Với một thị trường có quy mơ lớn như vậy, cơ hội cho ngành chế biến gỗ Việt Nam nói chung và ngành chế biến gỗ cao su nói riêng trong tương lai sẽ có nhiều tiềm năng để phát triển. Tại các nước phát triển, với trình độ dân trí cao, người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng tự nhiên nên hình thành phong trào sử dụng sản phẩm gỗ rừng trồng. Tại các thị trường này, người tiêu dùng chú trọng nhiều hơn đến cơng năng sử dụng và tiện ích mà sản phẩm mang lại nhiều hơn so với giá trị của sản phẩm gỗ. Hơn nữa, phần lớn các gia đình sử dụng nhà hoặc căn hộ thuê nên việc mua sắm đồ gỗ nội thất sẽ ưu tiên lựa chọn những sản phẩm gọn, nhẹ, không yêu cầu v ng đời sử dụng sản phẩm lâu dài. Chính tập quán tiêu dùng này của người dân ở các nước phát triển đã tạo ra nhu cầu rất lớn cho các sản phẩm gỗ rừng trồng, trong đó có sản phẩm gỗ cao su.
Tại thị trường Trung Quốc, nhu cầu nguyên liệu gỗ đầu vào cung cấp cho ngành chế biến gỗ là rất lớn. Tuy nhiên, từ đầu năm 2017, Chính phủ Trung Quốc đã đã chính thức đóng cửa rừng tự nhiên, cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ nên gây ra hiện tượng khan hiếm nguồn nguyên liệu nghiêm trọng, buộc các thương lái Trung Quốc tràn sang các nước láng giềng
thu mua gỗ nguyên liệu. Thêm vào đó, việc các quốc gia như Myanmar, ào, Campuchia và gần đây là Malaysia đã ban hành chính sách đóng cửa rừng tự nhiên và cấm xuất khẩu gỗ tr n, gỗ xẻ, đã tạo ra nhu cầu lớn đối với gỗ cao su Việt Nam.
3.2.3. Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp 3.2.3.1. Bối cảnh trong nước 3.2.3.1. Bối cảnh trong nước
Các doanh nghiệp tham gia trong cụm ngành chế biến gỗ cao su Việt Nam bao gồm: (i) các doanh nghiệp chế biến gỗ cao su thuộc VRG; (ii) các doanh nghiệp tư nhân trong nước; (iii) các doanh nghiệp FDI. Trong giai đoạn hiện nay, diện tích cao su thanh lý thuộc VRG quản lý chiếm khoảng 90% tổng diện tích cao su thanh lý để tái canh hàng năm nên VRG gần như nắm quyền chi phối toàn bộ nguồn nguyên liệu gỗ cao su trong nước. Nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu gỗ cao su sẵn có, VRG đã thành lập các nhà máy chế biến gỗ cao su có quy mơ lớn. Tuy nhiên, VRG chỉ chú trọng khai thác sản phẩm chính là mủ cao su, xem gỗ cao su là sản phẩm phụ, tận thu trong quá trình sản xuất, chưa chú trọng phát triển ngành chế biến gỗ. Trong suốt một thời gian dài, doanh thu ngành gỗ cao su chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu của VRG. Mãi đến năm 2016, khi giá mủ cao su thiên nhiên giảm sâu, ngành gỗ cao su mới được chú trọng phát triển, đóng vai trị lớn hơn trong cơ cấu doanh thu của VRG.
Theo quy định của Bộ Tài chính, cây cao su được xem là tài sản cố định, khi tiến hành thanh lý cây cao su quốc doanh phải thơng qua bán đấu giá cơng khai. Khi đó, lợi thế về nguồn ngun liệu sẵn có của các cơng ty chế biến gỗ cao su thuộc VRG hầu như khơng cịn. Theo ông ê Đức Nghĩa - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Gỗ An Cường, lấy lý do đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho các nhà máy trực thuộc, VRG đã vận động hành lang để xin cơ chế riêng trong việc thanh lý gỗ cao su, theo đó VRG được bán chỉ định 70% diện tích cao su thanh lý hàng năm cho nội bộ các công ty trực thuộc, 30% diện tích cao su thanh lý cịn lại sẽ được bán đấu giá cơng khai.
Theo ông Lê Quang Phúc - Chủ tịch Công ty TNHH MTV Gỗ Quang Phúc, với cơ chế đặc thù này, VRG được tồn quyền tính tốn diện tích cao su thanh lý trong năm kế hoạch, từ đó xác định diện tích cao su thanh lý qua bán đấu giá. VRG cũng có quyền quyết định vị trí lơ cao su và chất lượng cây cao su đưa ra thanh lý qua bán đấu giá. Sau đó, VRG dựa trên
kết quả đấu giá thành của những lô cao su bán đấu giá công khai để xác định giá bán phân bổ nội bộ cho các đơn vị trực thuộc.
Khi được áp dụng cơ chế đặc thù, khả năng thất thốt và trục lợi có nhiều khả năng xảy ra bởi những người có trách nhiệm. Qua việc áp dụng cơ chế đặc thù, các doanh nghiệp chế biến gỗ cao su thuộc VRG được ưu ái hơn về nguồn nguyên liệu, hạn chế sự tiếp cận nguồn nguyên liệu dồi dào của các doanh nghiệp khác trong cụm ngành.
Cũng theo ơng ê Quang Phúc, chính vì lý do thị trường nguồn nguyên liệu không công bằng và minh bạch, các doanh nghiệp lo sợ không đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đầu vào nên đã không mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất. Sự thiếu ổn định nguồn cung nguyên liệu cũng tạo ra sự thiếu hấp dẫn đối với các nhà đầu tư mới, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất gỗ cao su tinh chế quy mô lớn. Như vậy, bối cảnh cạnh tranh không công bằng, thị trường nguồn nguyên liệu kém minh bạch, thiếu sự ổn định là lực cản lớn cho sự phát triển của cụm ngành. Bản thân các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào lĩnh vực chế biến gỗ cao su cũng chọn giải pháp chủ động liên doanh với các doanh nghiệp thuộc VRG để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đầu vào.
3.2.3.2. Bối cảnh nước ngoài
Theo tài liệu của Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (trích trong Hiệp hội cao su Việt Nam, 2017), diện tích tái canh của những nước thành viên dẫn đầu về diện tích cao su khoảng 160.000 ha/năm trong giai đoạn 2014 - 2017. Với năng suất ước tính bình qn của vườn cây cao su thanh lý để tái canh khoảng 180 m3
gỗ trịn/ha, các nước này có thể cung cấp khoảng 30 triệu m3 gỗ tr n cao su hàng năm. Malaysia là nước xuất khẩu nguyên liệu gỗ cao su và sản phẩm gỗ cao su thành công trong nhiều năm qua, mang về ngoại tệ nhiều hơn cao su thiên nhiên (Thalhah, 2016, trích trong Hiệp hội cao su Việt Nam, 2017).
Bảng 3.4: Diện tích cao su tái canh và sản lượng gỗ trịn cao su ước tính, 2014 – 2017
Quốc gia Diện tích cao su tái canh* (ngàn ha) Sản lượng gỗ trịn ước tính (ngàn m
3 )** 2014 2015 2016 2017 2014 2015 2016 2017 Campuchia 1,8 0,6 1,0 1,0 324 108 180 180 Trung Quốc 7,4 20,0 16,0 19,0 1.332 3.600 2.880 3.420 Ấn Độ 15,0 15,0 15,0 15,0 2.700 2.700 2.700 2.700 Indonesia 45,0 45,0 45,0 40,0 8.100 8.100 8.100 7.200
Quốc gia Diện tích cao su tái canh* (ngàn ha) Sản lượng gỗ trịn ước tính (ngàn m 3 )** 2014 2015 2016 2017 2014 2015 2016 2017 Malaysia 39,9 35,9 40,0 40,0 7.182 6.462 7.200 7.200 Thái Lan 38,6 25,0 20,0 20,0 6.948 4.500 3.600 3.600 Việt Nam 17,0 22,0 25,0 28,0 3.060 3.960 4.500 5.040 Tổng cộng 164,7 163,5 162,0 163,0 29.646 29.430 29.160 29.340
Nguồn: *: ANRPC, 2017, trích trong Hiệp hội cao su Việt Nam (2017); **: Ước tính lượng gỗ trịn: 180 m3/ha
Theo Hiệp hội cao su Việt Nam (2017), ngành gỗ cao su thế giới đang phát triển nhanh ở một số nước có diện tích cao su tái canh khá lớn hàng năm. Để có nguồn nguyên liệu đáp ứng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ cao su, một số nước có những giải pháp như: (i) quy hoạch diện tích tái canh để dự báo được sản lượng gỗ cao su hàng năm; (ii) sử dụng giống cao su có năng suất cao về gỗ và mủ; (iii) tăng diện tích rừng trồng với cây cao su; và (iv) áp dụng các hệ thống nông lâm kết hợp với những giải pháp tăng năng suất gỗ. Tuy nhiên, những năm gần đây, các quốc gia như Myanmar, ào, Campuchia, Trung Quốc và gần đây là Malaysia đã ban hành chính sách đóng cửa rừng tự nhiên và cấm xuất khẩu gỗ tr n, gỗ xẻ, gây ra sự thiếu hụt nguồn cung gỗ nguyên liệu trầm trọng, tạo ra nhu cầu lớn đối với nguyên liệu gỗ cao su Việt Nam. Như vậy, bối cảnh cạnh tranh quốc tế có