Chỉ số vòng quay giao dịch là tỷ lệ số lượng cổ phiếu được giao dịch hàng tháng với tổng
số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Bartov và Bodar (1996) nhận thấy rằng khối lượng cổ
phiếu giao dịch là có liên quan đến sự bất cân xứng thông tin. Họ giải thích rằng khối
lượng giao dịch thấp hơn có thể được gây ra bởi sự gia tăng mức độ bất cân xứng thơng
tin bởi vì các nhà đầu tư khơng hiểu rõ thị trường sẽ giảm giao dịch của họ trong những
cổ phiếu này. Chỉ số vòng quay giao dịch cho thấy một cổ phiếu thay đổi chủ sở hữu của
TURNi = VOLi,y / Ni,y
VOLi,y= số lượng cổ phiếu được giao dịch hàng năm.
Ni,y= Tổng số lượng cổ phiếu đang được giao dịch trong năm.
3.2.1.c Tỷ số thanh khoản:
Tỉ số thanh khoản (LR) là tỷ số giữa tổng khối lượng giao dịch hàng ngày với giá trị tuyệt đối của tỷ suất sinh lợi cổ phiếu. Amihud, Mendelson, và Lauterbach (1997) và Berkman
và Eleswarapu (1998) sử dụng tỷ số thanh khoản như một đại diện cho tính thanh khoản thị trường chứng khoán và tập trung vào tác động của sự bất cân xứng thơng tin lên tính thanh khoản. Kluger và Stephen (1997) khuyến cáo rằng tỷ lệ này nắm giữ các quan điểm cho rằng thị trường được đặc trưng bởi chiều sâu, chiều rộng, và tính linh hoạt. LR được
dựa trên ý tưởng là tính thanh khoản cổ phiếu nhiều hơn có thể hấp thụ một lượng lớn
khối lượng giao dịch mà không cần thay đổi đáng kể trong giá cả. Như vậy, tỷ số thanh khoản cao hơn, tính thanh khoản cổ phiếu hoặc chiều sâu thị trường lớn hơn.
LRi = Ʃt{ VOLi,t}/ {Ʃt|Ri,t|}
VOLi,t = khối lượng giao dịch hàng ngày. Ri,t = tỷ suất sinh lợi cổ phiếu hàng ngày.
Trong bài nghiên cứu, chúng tơi sẽ tính lại tỉ số thanh khoản hàng năm dựa trên bình quân các tỉ số thanh khoản trong năm.
3.2.2 Xây dựng biến: