3.2.2 .c Các biến kiểm soát
3.3 Phương pháp ước lượng
Đối với thị trường chứng khốn Việt Nam, tính thanh khoản cổ phiếu doanh nghiệp là một trong những mối quan tâm lớn nhất của nhà quản trị lẫn nhà đầu tư, vì vậy mục tiêu của bài nghiên cứu này như được đề ra lúc đầu là tìm hiểu tác động của sự tập trung
quyền sở hữu lên tính thanh khoản cổ phiếu doanh nghiệp niêm yết tại thị trường Việt Nam. Dựa trên những tìm hiểu từ các nghiên cứu trước, đặc biệt là bài “Sự tập trung quyền sở hữu, quản trị doanh nghiệp và tính thanh khoản của cổ phiếu doanh nghiệp: Trường hợp Thái Lan” của tác giả Prommin và cộng sự (2016), bài nghiên cứu quyết
định sử dụng phương pháp định lượng. Chúng ta sẽ tóm tắt phương pháp nghiên cứu như
sau:
Đầu tiên, để đo lường sự tập trung quyền sở hữu trong mỗi doanh nghiệp, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp tính như sau dựa trên ý tưởng của Prommin và cộng sự (2016).
Bước 1:Tính tốn sự tập trưng quyền sở hữu.
Sự tập trung quyền sở hữu = Tổng cộng phần trăm quyền sở hữu cổ phiếu của 5 cổ đông lớn nhất trong doanh nghiệp.
Bước 2: Để đo lường tính thanh khoản cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường chứng
khoán, bài nghiên cứu lần lượt sử dụng:
+ Chỉ số kém thanh khoản Amihud (ILLIQ – 2002). Chỉ số này xem xét phản ứng giá hàng ngày với một đồng khối lượng giao dịch.
+ Tỷ số vòng quay giao dịch: Tổng số lượng cổ phiếu được giao dịch hàng tháng/Số
lượng cổ phiếu đang lưu hành.
+ Tỷ số thanh khoản: Tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch hàng ngày/Tỷ suất sinh lợi tuyệt đối của cổ phiếu.
Bước 3: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy Pooled OLS cluster (theo từng
công ty) để xem xét mức tác động của sự tập trung quyền sở hữu và các biến kiểm sốt lên tính thanh khoản.
Bước 4:Kiểm sốt vấn đề nội sinh của mơ hình
Để kiểm sốt vấn đề nội sinh, bài nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy 2 giai đoạn 2SLS
(Two – stage least square).
Bước 5: Kiểm soát và khắc phục sự phi tuyến tính của mơ hình.
Tại các mức độ sự tập trung quyền sở hữu khác nhau, tác động của sự tập trung quyền sở hữu lên tính thanh khoản cổ phiếu của doanh nghiệp có thế là phi tuyến tính. Tơi xây dựng sự tập trung quyền sở hữu cổ phiếu thành 4 phân vị và xây dựng biến giả cho từng
phân vị. Từ đó, tơi hồi quy biến phụ thuộc tính kém thanh khoản ILLIQ trên các phân vị
để kiểm tra liệu có xuất hiện sự phi tuyến tính hay khơng.
Bước 6: Bài nghiên cứu sử dụng chỉ số quản trị doanh nghiệp như một biến độc lập để
xem xét tác động của chỉ số quản trị lên tính thanh khoản của cơng ty.
Để xây dựng biến Chỉ số quản trị doanh nghiệp: Bài nghiên cứu dựa trên ý tưởng của
Sawicki (2009). Chỉ số quản trị cơng ty sẽ được xây dựng từ 4 nhóm nhân tố gồm tổng
cộng 9 tiêu chuẩn liên quan đến Ban Giám Đốc, Kiểm Toán, Ban Khen Thưởng và Ban Bổ Nhiệm.
Một doanh nghiệp có quản trị tốt là có chỉ số quản trị lớn hơn mức trung bình và ngược lại là quản trị không tốt và các biến giả lần lượt là 1 và 0.
Bước 7: Kiểm tra tính thanh khoản tác động như thế nào đến giá trị công ty thông qua chỉ
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.1 Thống Kê Mô Tả: