CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN
5.1 Kết luận từ các kết quả nghiên cứu đạt được
Dựa trên lý thuyết về tính thanh khoản cổ phiếu, lý thyết đại diện, lý thuyết cấu trúc vốn sở hữu doanh nghiệp, bài nghiên cứu đã có những đóng góp về các tác động của sự tập
trung quyền sở hữu lên tính thanh khoản cổ phiếu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề quản trị doanh nghiệp tác động như thế nào lên tính thanh khoản của doanh nghiệp và tính thanh khoản của doanh nghiệp tác động như thế nào lên giá trị công ty đối với các phân vị khác nhau của cấu trúc vốn chủ sở hữu.
Dựa trên bài nghiên cứu gốc “Sự tập trung quyền sở hữu, tính thanh khoản và giá trị công
ty” của Prommin và các cộng sự về vấn đề tính thanh khoản tại thị trường Thái Lan, bài nghiên cứu này đã góp thêm bằng chứng thực nghiệm cho mối quan hệ giữa sự tập trung quyền sở hữu, tính thanh khoản, chất lượng quản trị và giá trị doanh nghiệp tại thị tường Việt Nam. Tổng quát, Việt Nam là một thị trường mới nổi có các tiêu chí phù hợp để kiểm tra các mối liên hệ giữa các nhân tố này vì sự phổ biến các khoản vay ngân hàng trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp và thị trường chứng khốn thì chưa phát triển
đầy đủ và chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Bài nghiên cứu dựa trên 100 cơng ty
phi tài chính được niêm yết trên 2 sàn giao dịch HOSE và HNX cho thấy rằng các cơng ty có sự tập trung quyền sở hữu cao hơn thì có tính thanh khoản cổ phiếu thấp hơn. Kết quả này thì tương tự tại thị trường chứng khốn Thái Lan, nơi có mơ hình cấu trúc doanh nghiệp thì tương tự ở Việt Nam. Cụ thể, một phần trăm gia tăng trong sự tập trung quyền
sở hữu làm giảm tính thanh khoản bằng cách gia tăng chỉ số tính kém thanh khoản
Amihud một khoảng 10.94% (2002). Các kết quả thì có tính vững để kiểm sốt các biến
như kích cỡ cơng ty, địn bẩy tài chính, chất lượng quản trị doanh nghiệp, độ biến thiên tỷ suất sinh lợi doanh nghiệp, tài sản hữu hình, giá cổ phiếu, số năm công ty hoạt động cũng như ảnh hưởng thời gian và ngành. Tơi cũng rà sốt vấn đề nội sinh có thể xảy ra do bỏ sót biến và nguyên nhân xảy ra sự lựa chọn nghịch và nhận thấy rằng các kết quả của tơi thì khơng có khả năng bị tổn thương bởi vấn đề nội sinh. Khơng có bằng chứng rằng mối quan hệ giữa quyền sở hữu và tính thanh khoản là phi tuyến tính. Ngồi ra, tơi cịn tìm
hiểu về sự tương tác giữa quyền sở hữu, chất lượng quản trị doanh nghiệp và tính thanh khoản. Mặc dù lý thuyết cho thấy rằng chất lượng quản trị doanh nghiệp tốt có thể liên quan đến quyền sở hữu và tính thanh khoản. Các bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam thì chỉ ra rằng chất lượng quản trị ở Việt Nam khơng có vai trị ý nghĩa tác động lên tính thanh khoản cổ phiếu cơng ty. Hơn nữa, nghiên cứu của tôi chỉ ra rằng các cơng ty có tính thanh khoản cao thì giá trị cơng ty cao hơn đối với những doanh nghiệp có sự tập trung quyền sỡ hữu thấp. Điều này hơi ngược lại so với các nước phát triển, nơi tính thanh khoản cổ phiếu của công ty tác động lên giá trị công ty ở mọi cấp độ quyền sở hữu. Nhìn chung, bài nghiên cứu của tơi đã góp những sự đóng góp tới cả lý thuyết tài chính doanh nghiệp và lý thuyết vi mơ thị trường. Cuối cùng, các lý thuyết về sự tập trung quyển chủ sở hữu đối với tính thanh khoản trong thị trường mới nổi cũng được có lợi khi bài nghiên cứu này được thực hiện ở Việt Nam – một thị trường mới nổi với sự tập trung quyền sở hữu cao, thị trường vốn ít phức tạp và chất lượng quản trị doanh nghiệp kém nghiêm ngặt.