KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nền kinh tế phi chính thức, ước tính qui mô và hàm ý về tiềm năng thuế của việt nam (Trang 50)

Nội dung chương 5 đưa ra những kết luận từ kết quả phân tích và đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm thu hẹp qui mơ của nền kinh tế phi chính thức, đồng thời khai thác những tiềm năng về thuế ở khu vực này. Những hạn chế cũng được trình bày trong chương này.

5.1. Kết luận

Bằng phương pháp MIMIC kết hợp với những dữ liệu thực tế về hiện trạng nền kinh tế Việt Nam, nghiên cứu đã ước lượng được qui mô của nền kinh tế phi chính thức hiện nay và xu hướng thay đổi của nó trong giai đoạn 19995 – 2005. Theo đó, qui mơ nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam mặc dù có những dấu hiệu giảm đi trước những năm 2007, thế nhưng từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007 – 2008, nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam lại có xu hướng gia tăng nhanh chóng, với qui mơ lên đến 27% GDP, bất chấp những nỗ lực cải cách từ trong nước nhằm kích thích khu vực chính thức phát triển. Điều này càng đã đặt ra nhiều thách thức hơn nữa đối với Việt Nam trong quá trình cải cách kinh tế - xã hội, cũng như hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy, có 4 ngun nhân chính dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của khu vực kinh tế phi chính thức của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, đó là: (i)

hệ thống pháp luật, thể chế và chính phủ; (ii) gánh nặng thuế khóa và (iii) sự suy giảm của nền kinh tế chính thức và (iv) kinh doanh hộ gia đình chiếm phần lớn. Đối với yếu

tố thể chế và chính phủ thì chất lượng của hệ thống luật định thấp, trách nhiệm giải trình của chính phủ chưa cao cũng như tình trạng tham nhũng ở khu vực công được xem là những rào cản lớn, ngăn cản các cá thể trong nền kinh tế tham gia vào khu vực chính thức, buộc họ phải tìm đến khu vực phi chính thức như một sự thay thế. Bên cạnh đó, gánh nặng thuế tăng trong những năm gần đây, thậm chí là cao nhất so với các nước trong khu vực cũng đã khuyến khích một bộ phận khơng nhỏ các cá nhân và DN hoạt động ngầm trong khu vực phi chính thức để trốn và tránh các gánh nặng và nghĩa vụ về thuế. Ngồi ra, sự bất ổn vĩ mơ, tình trạng sụt giảm của nền kinh tế cũng đưa nền kinh tế phi chính thức gia tăng. Khu vực phi chính thức trở thành một bộ đệm giúp giải quyết sự căng thẳng ở khu vực chính thức, nó tạo ra cơ hội tìm kiếm việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động, khi khu vực chính thức khơng thể đảm đương.

5.2. Khuyến nghị chính sách

Dựa trên kết quả nghiên cứu, 3 nguyên nhân quan trọng cần được tháo gỡ để có thể thu hẹp qui mơ nền kinh tế phi chính thức và khai thác tiềm năng thuế ở khu vực này đó là:

(i) Cải thiện hệ thống luật pháp

Để có thể khuyến khích sự tham gia vào nền kinh tế chính thức của các cá nhân và DN, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể, địi hỏi:

Thứ nhất, các chính sách và qui định pháp luật phải được thiết kế đơn giản về mặt số lượng nhưng nâng cao về mặt chất lượng. Để có được điều này nhất thiết phải nâng cao tính dân chủ, khuyến khích sự tham gia của người dân và cộng đồng DN vào quá trình làm luật nhằm đưa các qui định, chính sách ban hành thật sự đi vào thực tiễn và mang lại hiệu quả. Muốn vậy, chính phủ phải: i) tạo mơi trường thuận lợi (về pháp lý và xã hội) cho người dân, DN tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật và phản biện chính sách; ii) đảm bảo sự công khai, minh bạch, dễ dàng tiếp cận thông tin đối với các người dân và cộng đồng DN khi tham gia xây dựng pháp luật.

Thứ hai, đặt trọng tâm vào cải cách thủ tục hành chính, cải cách hệ thống thuế, các qui định liên quan đến doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm hộ kinh doanh cá thể để khuyến khích họ mạnh dạn trở thành DN. Các cải cách phải theo hướng giảm bớt rào cản về thủ tục pháp lý (tinh giảm sổ sách, chứng từ kế toán, giảm các thủ tục về thuế, các cuộc thanh kiểm tra DN,… đơn giản thủ tục đăng ký/thành lập doanh nghiệp), giảm gánh nặng về mặt chi phí, đơn giản hóa và hợp lý hóa về mặt quản lý và các điều kiện kinh doanh, bãi bỏ các qui định khơng cịn phù hợp, tăng tính đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với các thông lệ quốc tế.

(ii) Giảm gánh nặng thuế thơng qua việc tối thiểu hóa các chi phí giao dịch và chi phí tn thủ gắn với hiện đại hóa hệ thống quản lý thuế

Thứ nhất, cần cải cách thủ tục hành chính về thuế theo hướng đơn giản hóa nhưng vẫn nâng cao được hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý. Để làm được điều này, hệ thống thuế cần phải được đánh giá lại một cách toàn diện, loại bỏ những thủ tục rườm rà, đơn giản hóa các thủ tục về thuế, số hóa các loại giấy tờ, điện tử hóa cơng tác quản lý thuế và cắt giảm thời gian chờ đợi của người nộp thuế. Mục đích là nhằm giảm chi phí quản lý thu thuế và giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế, từ đó giảm đi các gánh nặng về thuế và chi phí giao dịch cho người dân và cộng đồng DN. Bên cạnh đó, phải tăng cường các dịch vụ tiện

ích (như: đẩy mạnh cơng tác kê khai và nộp thuế điện tử; tự động hố quy trình tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục về thuế; cung cấp dịch vụ nộp thuế qua ngân hàng và đa dạng các hình thức nộp,…) và các công tác hỗ trợ người nộp thuế ở tất cả các khâu, bộ phận, các lĩnh vực, đặc biệt là hướng đến lấy người nộp thuế làm trung tâm của sự phục vụ.

Ngoài ra, hệ thống thuế cần phải bảo đảm thực hiện chính sách huy động hợp lý về thuế (giảm mức động viên trên mỗi đơn vị thu nhập và hàng hóa đi đơi với việc mở rộng cơ sở thuế) nhằm thúc đẩy các các nhân và DN mở rộng sản xuất, đầu tư phát triển, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trong nước,… từ đó kích thích các cá thể tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nền kinh tế chính thức.

(iii) Hạn chế tình trạng tham nhũng ở khu vực cơng và loại bỏ các khoản chi phí khơng chính thức

Các khoản chi phí khơng chính thức, chi phí “bơi trơn” đang trở thành những gánh nặng đối với DN, đặc biệt là các DN nhỏ. Nhưng để giải quyết vấn nạn này ln là bài tốn khó, bởi nó địi hỏi phải có sự cộng hưởng từ nhiều phía, cả bên trong lẫn bên ngồi.

 Ở bên trong đó là sự kết hợp của hệ thống pháp luật và vai trò của người đứng đầu tổ chức công. Thứ nhất, hệ thống pháp luật trước hết phải được thiết kế một cách minh bạch, chặt chẽ, tránh sự mập mờ, hiểu theo kiểu “nhiều chiều” của từng cán bộ công chức, gây ra sự lệch pha trong cách hiểu luật pháp giữa người dân, DN và chính quyền. Từ đó, lợi dụng sự mập mờ này của luật pháp để thực hiện các hành vi nhũng nhiễu, đòi hối lộ,... Thứ hai, các chế tài và tính thực thi của luật pháp trong việc xử lý các hành vi tham nhũng phải thật sự mạnh mẽ. Các qui trình bắt lỗi phải rõ ràng và cơng khai để làm hiện hình những hành vi nào có ý định tìm kiếm các chi phí bổ sung. Đi kèm với đó là các hình phạt phải mang lại thiệt hại lớn hơn so với lợi ích có được từ tham nhũng. Thứ ba, sự quyết tâm của người đứng đầu trong việc phòng chống tham nhũng. Cuối cùng, việc giảm thiểu các gánh nặng của hệ thống luật định sao cho bớt đi các gánh nặng “thể chế” thì DN sẽ bớt đi các nhu cầu buộc phải “đi ngang, đi tắt” hoặc các vi phạm mà họ không cố ý để thực hiện các hoạt động kinh doanh.

 Ở bên ngồi đó là sự hợp tác của người dân và DN trong việc phát hiện những hành vi tham nhũng. Họ sẽ là người phản ánh, khai báo, và phối hợp với các cơ quan chức

năng trong việc tố giác các hiện tượng tham nhũng của cán bộ công chức. Muốn vậy nhất thiết phải có cơ chế khuyến khích việc tố giác hay nói cách khác DN và người dân phải được quyền khiếu kiện một cách “an tồn” hoặc thậm chí cho phép tố giác “ẩn danh” (vì các DN rất ngại và sợ khi phải nói địa chỉ).

Tóm lại, các biện pháp hữu hiệu áp dụng cho khu vực phi chính thức khơng phải đến từ các qui định mang tính chất ngắn hạn như cưỡng chế (ví dụ: như cấm bn bán hàng rong, vỉa hè,…) mà nó phải xuất phát từ nguyên nhân sâu xa như đã đề cập ở trên. Theo đó, để có thể kích thích các cá thể tham gia vào nền kinh tế chính thức, chính phủ nên tập trung vào các biện pháp dài hạn hơn, tạo ra những thay đổi mang tính nền tảng như: (i) tập trung vào việc

cải thiện hệ thống luật pháp; (ii) kiểm soát và hạn chế tham nhũng và các khoản chi phí khơng chính thức ở khu vực cơng; (iii) Giảm gánh nặng thuế khóa. Những cải cách hiệu quả

này theo thời gian sẽ tạo ra những tác động tích cực và kỳ vọng sẽ làm thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế, khuyến khích họ gia nhập vào khu vực chính thức nhiều hơn.

5.3. Hạn chế của nghiên cứu

Mặc dù báo cáo đã thực hiện với nhiều nỗ lực nhưng không tránh khỏi những hạn chế sau: Việc sử dụng dữ liệu bảng của nhiều quốc gia để ước tính qui mơ nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam sẽ không thật sự chuẩn xác, mặc dù các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đã được lựa chọn để có những nét tương đồng nhất định so với Việt Nam. Ngoài ra, các nguyên nhân dẫn đễn sự gia tăng qui mô của nền kinh tế phi chính thức chưa thật sự được phản ánh một cách đầy đủ thơng qua mơ hình MIMIC và do vậy, các khuyến nghị đề xuất cịn mang tính vĩ mơ.

Bên cạnh đó, nghi vấn về vấn đề nội sinh trong mơ hình có khả năng xảy ra, nhưng do hạn chế về nguồn lực và thời gian nên nghiên cứu chưa tìm ra cách tốt nhất để kiểm tra và khắc phục vấn đề này. Đây cũng là hạn chế lớn nhất trong nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Cling J., Lagrée .S, Razafindrakoto M., et al. (2012), Kinh tế phi chính thức tại các nước

đang phát triển, NXBTri Thức

2. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú (1997), Khu vực kinh tế phi chính quy: Một số kinh

nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế, NXB Chính

trị Quốc gia, Hà nội

3. Phan Hoàng (2016), “Cải cách thể chế hỗ trợ doanh nghiệp”, VCCI, truy cập ngày 11/05/2015 tại địa chỉ: http://vcci.com.vn/cai-cach-the-che-ho-tro-doanh-nghiep 4. Đỗ Hồi Nam và đtg (2013), Kinh tế phi chính thức tại các nước đang phát triển, NXB

Tri Thức

5. Vượng Lê (2017), Lý do doanh nghiệp chúng tôi “không muốn lớn lên”, Cafebiz, truy cập ngày 11/05/2017 tại địa chỉ: http://cafebiz.vn/ly-do-dn-chung-toi-khong-muon-lon- khi-tro-nen-huu-hinh-tu-khac-toi-cung-lon-len-trong-con-mat-thanh-tra-thue-vu- phong-chay-chua-chay-20170313113309593.chn

6. Thu Trang (2017), Vì sao hộ kinh doanh không muốn “lớn” thành doanh nghiệp?, Báo

mới, truy cập ngày 11/05/2017 tại địa chỉ: http://www.baomoi.com/vi-sao-ho-kinh- doanh-khong-muon-lon-thanh-doanh-nghiep/c/21982177.epi

7. VCCI (2012), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2012 8. VCCI (2014), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2014 9. VCCI (2016), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2015

10. VCCI (2017), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2016

11. World Bank (2011), Cải cách thuế ở việt nam: Hướng tới một hệ thống thuế hiệu quả

và công bằng hơn, Ban quản lý Kinh tế và Xóa đói Giảm nghèo, Khu vực Châu Á và

Thái Bình Dương

Tiếng Anh

12. Alm, J., Embaye, A. (2013), “Using Dynamic Panel Methods to Estimate Shadow Economies Around the World, 1984 – 2006”, Tulane Economics Working Paper Series, Working Paper 1303

The International Labour Office and the World Trade Organization

14. Bajada, C. (2007), “Estimates of the Underground Economy in Australia”, The Economic Record, Vol. 75, No. 231, pp.369 - 384

15. Buehn, A. & Schneider, F. (2012.), "Shadow economies around the world: novel insights, accepted knowledge, and new estimates", Int Tax Public Finance , 19(1),

pp.139–171.

16. Cling, J., Razafindrakoto, M. & Roubaud, F., et al. (2011) Informal Economy in Vietnam, ILO, Ha Noi 12/2011

17. Demenet, A. & Razafindrakoto, M. (2010), Dynamics of the informal sector in Hanoi

and Ho Chi Minh City 2007-2009 - Main findings of the Household business & Informal sector survey (HB & IS), GSO/IRD-DIAL project, December 2010

18. Dell'Anno, R. (2003), "Estimating the Shadow economy in Italy: a Structral Equation Approach, Department of Economics", Working paper, No. 2003-07

19. Devos, K. (2014), "Factors influencing individual taxpayer compliance behaviour", Tax

Compliance Thoery anhd the Literature, pp.1–342.

20. Dreher, Kotsogiannis, M. (2005), How do institutions affect corruption and the shadow

economy?, February 12, 2005.

21. Eilat, Y. & Zinnes, C. (2002), "The Shadow Economy in Transition Countries : Friend or Foe? A Policy Perspective", World Development, Vol 30, No. 7, pp.1233–1254. 22. Feige, L.E. (1996), Overseaa holdings US currency and informal economy, University

of Wisconsin - Madison.

23. Feltenstein, A., Dabla-Norris (2002), An Analysis of the Underground Economy and its

Macroeconomic Consequences, pp.1–35.

24. Friedman, E., Johnson, S. & Kaufmann, D. (2000), "Dodging the grabbing hand: the determinants of unofficial activity in 69 countries", Journal of Public Economics,Vol 76, pp.459–493.

25. Georgiou, G.M. (2007), "Measuring the size of the informal economy: A critical review", Central Bank of Cyprus, Nicosia, Occasional Paper in Economics, Vol 7(01), p.3

26. Hirschman, O.A. (1970), Exit, Voice and Loyalty: responses to decline in firms, organizations, and states, Cambridge, Mass.: Harvard University Press

Statistics, International Labour Office, Switzerland, p.1-21.

28. ILO (2002), Decent work and the informal economy, International Labour Conference - 90th Session 2002, Report VI

29. ILO (2012), Statistical update on employment in the informal economy, Department of Statistics, June 2012

30. Jie. W.S., Tat, H.H., Rasli, A. & Chye, T.L. (2011), "Underground Economy: Definition and Causes, Business and Management Review", Vol. 1, No. 2, pp 14 - 24

31. Johnson, S. & Kaufmann, D. (1997), "The Unofficial Economy in Transition",

Brookings Papers on Economic Activity, Vol. 2

32. Johnson, S.K. & Zoido-Lobatón (1998), "Regulatory Discretion and the Unofficial Economy", American Economic Review, May 1998

33. Kaliberda, A. & Kaufmann, D. (1996), Integrating the Unofficial Economy into the Dynamics of Post-Socialist Economies: A Framework of Analysis and Evidence, The

World Bank.

Available at: http://elibrary.worldbank.org/doi/book/10.1596/1813-9450-1691

34. La-Porta, R., Shleifer, A. (2008), "The unofficial economy and economic development",

National Bureau of Economic Research, Working paper 14520

35. Loayza, N.A. (1997), The Economics of the Informal Sector - A Simple Model and Some

Empirical Evidence from Latin America, The World Bank, Policy Research Department

36. Mara, E. (2011), "Causes and consequences of underground economy", MPRA Paper, No. 36438

37. Maurin, A., Sookram, S. & Watson, P.K. (1999), "Measuring the size of the hidden economy in Trinidad & Tobago, 1973 – 1999", International Economic Journal, Vol. 20, No. 3, pp.37–41.

38. Mirus, R. & Smith, S.R. (1997), “Canada’s Underground Economy: Measurement and Implications,” The Underground Economy:Global Evidence of its Size and Impact,

Owen Lippert and Michael Walker, Vancouver: Fraser Institute

39. Nikopour, H. (2009), "The shadow economy Kuznets’s curve panel data analysis",

MPRA paper, No. 12956

40. OECD (2002), Measuring the Non - Observed Economy, A Handbook

41. Romero, R.G. (2010), The dynamics of the informal economy, CSA WPS/2010-07. 42. Schneider, F. (2003), "The Size and Development of the Shadow Economy around the

World and the Relation to the Hard - to - tax", International Studies Program, Working paper 03-24

43. Schneider, F. & Enste, D. (2000), "Shadow Economies: Size, Causes, and Consequences", Journal of Economic Literature, Vol. XXXVIII, pp.77–114.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nền kinh tế phi chính thức, ước tính qui mô và hàm ý về tiềm năng thuế của việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)