Lựa chọn phương pháp và mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nền kinh tế phi chính thức, ước tính qui mô và hàm ý về tiềm năng thuế của việt nam (Trang 29 - 34)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Lựa chọn phương pháp và mơ hình nghiên cứu

Với 3 cách tiếp cận phổ biến được trình bày ở mục 2.4 trong việc đo lường qui mô nền kinh tế phi chính thức, nghiên cứu lựa chọn cách tiếp cận mơ hình. Trong đó, phương pháp MIMIC sẽ được sử dụng để nghiên cứu. Hơn nữa, đây là phương pháp được sử dụng phổ

Xác định vấn đề chính sách

Mục tiêu nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng nghiên cứu ở Việt Nam

Lựa chọn phương pháp và mơ hình

nghiên cứu Xây dựng giả thuyết

và mơ hình nghiên cứu Thu thập và xử lý số liệu Nghiên cứu định lượng Đánh giá kết quả và khuyến nghị chính sách

biến nhất hiện nay bởi tính hồn thiện của nó so với các phương pháp khác.10 Để xây dựng mơ hình MIMIC cần xác định 2 nhóm biến quan sát gồm: các nhóm biến nguyên nhân và các nhóm chỉ báo.

3.2.1. Các nhóm biến nguyên nhân

Như đã trình bày ở mục 2.2, có ba nhóm ngun nhân chính gây xuất hiện nền kinh tế phi chính thức:

(i) Gánh nặng thuế và các khoản đóng góp xã hội

Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra sự ảnh hưởng của gánh nặng thuế đến nền kinh tế phi chính thức. Tuy nhiên, các đo lường cụ thể về thuế và gánh nặng đóng góp xã hội là khơng dễ dàng xác định vì hệ thống này thường khác nhau giữa các quốc gia. Dựa trên các nghiên cứu trước đó (Tanzi, 1980; Giles, 1999; Dell’ Anno, 2003, Schneider, 2002), tác giả sử dụng các biến nguyên nhân sau:

- Gánh nặng thuế (thuế suất trung bình): được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của doanh

thu thuế so với GDP.

Giả thuyết H1: gánh nặng thuế cao dẫn đến gia tăng qui mơ của nền kinh tế phi chính chức.

(ii) Thể chế, hệ thống pháp luật và chính phủ

Các nghiên cứu của Hirschman (1970), Schneider & Enste (2000), Johnson, Kaufman và Zoido-Lobatón (1998) và Enste (2009) đã chỉ ra sự rườm rà của hệ thống pháp luật, các thủ tục quan liêu và tham nhũng là những nguyên nhân thúc đẩy sự gia nhập của cá nhân và DN đi vào nền kinh tế phi chính thức. Để có thể đo lường các tiêu chí này nghiên cứu đề xuất sử dụng bộ chỉ số quản trị toàn cầu (Worldwide Governance Indicators - WGI) của WB công bố hàng năm nhằm đo lường cảm nhận của cơng chúng và DN về nhiều khía cạnh khác nhau của thể chế, hệ thống luật pháp và chính phủ. WGI gồm có 6 chỉ số thành phần11, và báo cáo sử dụng 3 chỉ số sau đây:

10 Trong khi các phương pháp phổ biến khác (như: cầu về tiền tệ, hay tiêu dùng điện) chỉ tập trung vào một nguyên nhân là gánh nặng thuế gây để ước tính nền kinh tế phi chính thức thì phương pháp MIMIC xem xét đến nhiều nguyên nhân khác như: gánh nặng thuế, chất lượng của thể chế, luật pháp, thị trường lao động,…

11 6 chỉ số thành phần đó là: i) Tiếng nói và trách nhiệm giải trình, ii) Ổn định chính trị và khơng có bạo lực, iii) Hiệu quả của chính phủ, iv) Chất lượng các quy định, v) Nhà nước pháp quyền; vi) Kiểm soát tham nhũng.

- Hiệu quả của chính phủ: đo lường cảm nhận về chất lượng của các dịch vụ cơng

cộng và các dịch vụ dân sự mà chính phủ cung cấp; chất lượng xây dựng chính sách và thực hiện và độ tin cậy của những cam kết từ chính phủ đối với các chính sách.

- Tiếng nói và trách nhiệm giải trình: đo lường cảm nhận về mức độ tham gia của

người dân vào việc lựa chọn chính phủ, xây dựng chính sách, sự bày tỏ quan điểm của người dân và trách nhiệm giải trình của chính phủ trước dân chúng.

- Nhà nước pháp quyền: đo lường cảm nhận về mức độ tin cậy của người dân và DN

về hệ thống luật pháp - tính thượng tơn pháp luật, đặc biệt là chất lượng thực thi hợp đồng, quyền sở hữu tài sản,… quan tồ và cơng an.

Các chỉ số này nằm ở mức -2,5 đến 2,5 với điểm số cao tương ứng với kết quả tốt. Ngoài ra, để đo lường mức độ tham nhũng, nghiên cứu sử dụng chỉ số sau đây:

- Tham nhũng: được đo lường thông qua chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption

Perception Index) của tổ chức Minh bạch Quốc tế. Chỉ số này đo lường cảm nhận về mức độ lạm dụng quyền lực công được sử dụng để thực hiện các lợi ích cá nhân. Chỉ số này nằm ở mức 0 đến 10 với điểm số cao có nghĩa là minh bạch và ít tham nhũng hơn.

Giả thuyết H2: hệ thống pháp luật, thể chế tốt và ít tham nhũng sẽ làm giảm qui mơ của nền kinh tế phi chính thức.

(iii) Sự sụt giảm của nền kinh tế chính thức

Như đã đề cập trước đó, sự sụt giảm ở nền kinh tế chính thức sẽ để lại những hệ quả như tình trạng lạm phát, thất nghiệp gia tăng, DN phá sản. Những hệ quả này sẽ đẩy cá nhân đi vào nền kinh tế phi chính thức trước những áp lực về thu nhập, mưu sinh và việc làm. Để đo lường sự sụt giảm của nền kinh tế chính thức, dựa trên các nghiên cứu của Schneider (2007, 2010), Dell’Anno (2003), nghiên cứu sử dụng biến nguyên nhân sau:

- Tỷ lệ thất nghiệp: phần trăm số lao động khơng có việc làm trên tổng số lực lượng

- Thu nhập bình quân đầu người: như là biến đại diện cho sức khỏe của nền kinh tế

chính thức.12

Giả thuyết H3: khi nền kinh tế chính thức sụt giảm, tốc độ tăng trưởng giảm, thất nghiệp gia tăng, sẽ góp phần làm gia tăng qui mơ nền kinh tế phi chính thức.

(iv) Các đặc tính về tập qn, văn hóa

Để đại diện cho nhóm nguyên nhân này, báo cáo sử dụng tỷ lệ tự kinh doanh, tự làm việc như là biến kiểm soát cho tập quán kinh doanh và chi tiêu của quốc gia.

- Tỷ lệ tự kinh doanh: phần trăm số lao động tự làm việc, tự làm chủ trên tổng số lực

lượng lao động.

Giả thuyết H4: quốc gia với tỷ lệ tự kinh doanh, tự làm việc càng cao thì có khả năng sẽ tham gia vào nền kinh tế phi chính thức càng lớn.

3.2.2. Các nhóm biến chỉ báo

Bởi vì nền kinh tế phi chính thức khơng thể đo lường một cách trực tiếp, nên phải sử dụng các chỉ báo tốt nhất để phản ánh về đặc tính của nền kinh tế này. Dựa trên các nghiên cứu đi trước (Loayza,1996; Bhattacharyya, 1993 & 1999; Dell’Anno, 2003; Schneider 2010), các chỉ báo thường sử dụng như sau:

- Chỉ báo tiền tệ: các giao dịch trong nền kinh tế phi chính thức được thực hiện chủ

yếu bằng tiền mặt nhằm tránh sự theo dõi của cơ quan quản lý. Do vậy, tiền mặt sẽ được ưu thích trong nền kinh tế phi chính thức. Chỉ báo sử dụng ở đây là tốc độ tăng của tiền mặt. Khi qui mơ nền kinh tế phi chính thức gia tăng thì nhu cầu về tiền mặt sẽ lớn.

- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: Schneider (2000, 2002, 2007) đã chỉ ra mối quan

hệ chặt chẽ giữa qui mơ nền kinh tế phi chính thức với lực lượng lao động. Khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp trong tổng số người trong độ tuổi lao động, nó phản ánh một phần lớn người lao động đang làm việc trong khu vực phi chính thức. - Tốc độ tăng trưởng GDP: các nghiên cứu thực nghiệm đã khẳng định mối quan hệ

giữa nền kinh tế phi chính thức và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, như đã đề cập ở

12 Biến thu nhập bình qn đầu người được tính theo sức mua tương được (purchasing power parity – PPP) và được đưa về dạng logarithm để hạn chế sự phân phối lệch của dữ liệu.

tiểu mục 2.3.2 thì tác động của nền kinh tế phi chính thức lên nền kinh tế chính thức là chưa rõ ràng.

Các biến nguyên nhân và biến chỉ báo sử dụng trong mơ hình nghiên cứu được trình bày chi tiết ở phụ lục 6.

Với việc xây dựng các biến ngun nhân và chỉ báo như trên, mơ hình nghiên cứu đề xuất như sau:

Hình 3.2: Mơ hình đo lường nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả tự vẽ

Sau khi xây dựng các biến quan sát, dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm trước đó, mơ hình MIMIC sẽ có dạng như sau:

Mơ hình cấu trúc:

𝜼 = 𝜸𝟏𝑿𝟏𝒕+ 𝜸𝟐𝑿𝟐𝒕+ 𝜸𝟑𝑿𝟑𝒕+ 𝜸𝟒𝑿𝟒𝒕+ 𝜸𝟓𝑿𝟓𝒕+ 𝜸𝟔𝑿𝟔𝒕+ 𝜸𝟕𝑿𝟕𝒕+ 𝜸𝟖𝑿𝟖𝒕+ 𝜻 (3.1)

Gánh nặng thuế

Hiệu quả của chính phủ

Tiếng nói và giải trình Nền kinh tế phi chính thức 𝜂 Nhà nước pháp quyền Tốc độ tăng tiền mặt x1t 𝛾1 y1 x2t x3t 𝛾2 𝛾3 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 1 y2 x4t 𝛾4 𝜆2 Tăng trưởng GDP 𝛾5 x5t Tham nhũng y3 𝜆3 𝛾6 Tỷ lệ thất nghiệp x6t 𝛾7 Thu nhập bình quân đầu người x7t 𝛾8 Tỷ lệ tự kinh doanh x8t

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nền kinh tế phi chính thức, ước tính qui mô và hàm ý về tiềm năng thuế của việt nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)