Nguồn: IMF (2016)
Đối với các quốc gia đang phát triển, thuế luôn là nguồn thu quan trọng và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn thu ngân sách. Do vậy, với nhu cầu phát triển ngày càng tăng thì đi đối với đó là nhu cầu chi tiêu cũng tăng theo, và để đáp ứng những khoản chi tiêu này đối với Việt Nam thì huy động từ thuế là nguồn chính. Tuy nhiên, việc huy động ở mức cao như hiện nay cùng với hệ thống thuế chưa hoàn thiện tạo điều kiện cho động cơ trốn và tránh thuế. Thay vì hoạt động ở nền kinh tế chính thức, các DN, cá nhân lại lựa chọn khu vực phi chính thức để giảm gánh nặng thuế cùng các khoản chi phí khác.
Hệ thống pháp luật, thể chế và chính phủ
Giả thuyết thứ hai cũng được ủng hộ khi các biến đại điện cho hệ thống pháp luật, thể chế có mối quan hệ nghịch chiều với nền kinh tế phi chính thức (ngồi trừ biến hiệu quả chính
20 Xem phụ lục 10: Chi phí tuân thủ thuế ở Việt Nam
0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 1 9 9 5 9 6 9 7 9 8 9 9 0 0 0 1 0 2 0 3 0 4 0 5 0 6 0 7 0 8 0 9 1 0 1 1 1 2 1 3 1 4 2 0 1 5 (% )
Việt Nam Indonesia Ấn Độ Thái Lan Philippines
phủ có tác động thuận chiều).21 Với kết quả trên, ta thấy rằng khi các yếu tố khác không đổi, tiếng nói và trách nhiệm giải trình được cải thiện 1 điểm thì qui mơ trung bình của khu vực phi chính thức giảm 2,9% GDP. Tương tự, nếu tính thượng tôn pháp luật (nhà nước pháp quyền) và tham nhũng được cải thiện 1 điểm thì về mặt trung bình nền kinh tế phi chính thức sẽ giảm đi lần lượt là 4,04% và 1,18% GDP. Đối với biến hiệu quả chính phủ, sự thuận chiều của biến này cho thấy khi chính phủ càng hiệu quả thì về mặt bản chất sẽ hỗ trợ cho cả nền kinh tế chính thức và phi chính thức đều hưởng lợi và đều tốt lên. Hơn nữa, do đặc tính của hàng hóa, dịch vụ cơng do chính phủ cung cấp khơng có tính “tranh giành” và “loại trừ” nên khu vực phi chính thức khơng có động cơ để chuyển sang khu vực chính thức khi mà họ vẫn được thụ hưởng các dịch vụ này. Do vậy, kết quả thuận chiều của biến này là có thể. Như vậy, kết quả này cho thấy, bên cạnh gánh nặng thuế thì sự kém chất lượng của hệ thống luật pháp, tiếng nói và trách nhiệm giải trình khơng cao và nạn tham nhũng cũng là nguyên nhân chính thúc đẩy phần lớn lực lượng đi vào hoạt động ở khu vực phi chính thức.
So sánh chất lượng thể chế của Việt Nam với các nước qua bộ chỉ số WGI, nghiên cứu nhận thấy rằng, mặc dù đã có nhiều nổ lực cải cách, tuy nhiên chất lượng thể chế của Việt Nam hiện nay vẫn ở mức trung bình so với các nước. Việt Nam chỉ nổi bật nhất về chỉ số ổn định chính trị, trong khi đó các chỉ số cịn lại vẫn thấp hơn so với mặt bằng chung của các nước. Đặc biệt, chỉ số tiếng nói, trách nhiệm giải trình và chất lượng qui định hiện đang rất thấp.22