Chất lượng thể chế của Việt Nam so với các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nền kinh tế phi chính thức, ước tính qui mô và hàm ý về tiềm năng thuế của việt nam (Trang 42 - 44)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

21 Cần lưu ý rằng các biến chỉ báo đại diện cho nhóm ngun nhân này có giá trị càng cao thì càng tốt, do vậy một sự tăng lên về điểm số sẽ cho thấy một sự cải thiện về hệ thống pháp luật và năng lực của chính phủ.

22 Xem phục lục 11: Chất lượng thể chế của Việt Nam so với các nước từ báo cáo của World Bank

0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 Hiệu quả chính phủ Chất lượng các qui định Nhà nước pháp quyền Trách nhiệm giải trình Ổn định chính trị Tham nhũng

Theo VCCI (2016), tỷ lệ DN cho rằng hệ thống pháp luật giúp họ tố cáo tham nhũng và tỷ lệ DN sẵn sàng sử dụng thiết chế pháp lý để giải quyết tranh chấp chỉ dưới 50%. Một vấn đề nữa là hơn một nửa trong 7.000 giấy phép con là trái luật nhưng vẫn còn tồn tại hiện nay. Ngồi ra, tình trạng “luật bất thành văn” hay “phép vua thua lệ làng” của một số cán bộ, cố tình khơng hiểu qui định, lợi dụng để nhũng nhiễu người dân và DN đã làm hạn chế khả năng tham gia vào nền kinh tế chính thức của các hộ kinh doanh và DN. Chẳng hạn, một DN muốn thành lập thêm 1 cửa hàng mới lại bị yêu cầu phải có hợp đồng thuê mặt bằng hay biên bản họp cổ đơng mới được đáp ứng (Phan Hồng, 2016). Cũng theo VCCI, mỗi 1 đồng lợi nhuận mà DN kiếm được thì phải chi 0,7 đồng cho các khoản chi phí khơng chính thức.23 Đi kèm với đó là các đợt thanh kiểm tra của cơ các cơ quan chức năng ở tất cả các lĩnh vực, trung bình một DN có thể tiếp đón từ 2 đến 3 cuộc thanh tra mỗi năm. Có một hiện tượng đáng lo ngại là DN có quy mơ càng lớn, gánh nặng về thanh tra, kiểm tra càng cao. Rõ ràng, với sự rườm rà của các qui định và thủ tục, sự không đảm bảo của hệ thống pháp luật trong việc bảo vệ người dân và DN trong hoạt động kinh doanh, đi cùng với đó là các khoản chi phí khơng chính thức, nạn tham nhũng, một cách tất yếu các cá nhân sẽ ưu thích hoạt động trong nền kinh tế phi chính thức hơn để tránh những sự phiền toái này. Hơn nữa, điều này cũng góp phần giải thích cho ngun nhân tại sao các DN ở Việt Nam “không chịu lớn”.24

Sự sụt giảm của nền kinh tế chính thức

Nhìn vào xu hướng phát triển của nền kinh tế phi chính thức ở Việt Nam, có thể nhận thấy rằng sự gia tăng hay giảm đi của nền kinh tế phi chính thức dường như có tính qui luật và

23 Xem phụ lục 12: Chi phí khơng chính thức của doanh nghiệp Việt Nam

24 Xem phụ lục 13: Gánh nặng từ các cuộc thanh, kiểm tra theo quy mô doanh nghiệp Xem phụ lục 14: Gánh nặng của thủ tục hành chính, theo quy mơ doanh nghiệp

Hộp 4.1: Lý do DN chúng tôi “không muốn lên”

Nếu bạn là DN nhỏ, hoặc rất nhỏ, thậm chí là một DN phi chính thức, bạn có thể khơng phải trả các khoản bơi trơn vì bạn vơ hình theo một nghĩa nào đó. Nhưng khi bạn trở nên hữu hình, có giấy phép kinh doanh, bạn lớn lên trong con mắt thanh tra, trong con mắt thuế vụ, phòng cháy chữa cháy… Điều này đồng nghĩa với chi phí vận hành DN sẽ tăng nhanh. Với các DN lớn, họ có thể chịu đựng những chi phí này, nhưng với nhóm DN nhỏ đến trung bình, đây sẽ là một bài tốn nan giải. TS. Vũ Thành Tự Anh chia sẻ.

chịu sự ảnh hưởng từ nền kinh tế chính thức. Có hai điểm mốc đáng chú ý là giai đoạn 1997 – 1998 và giai đoạn 2008 – 2009, ở 2 thời điểm này nền kinh tế chính thức đều chịu những cú sốc rất lớn là tình trạng khủng hoảng kinh tế.25 Nó đã tác động vào nền kinh tế Việt Nam, làm suy giảm đà tăng trưởng, và chính sự sụt giảm này của nền kinh tế chính thức là nguyên nhân cho sự gia tăng của nền kinh tế phi chính thức. Giả thuyết thứ ba cũng được ủng hộ khi biến đại diện cho sức khỏe của nền kinh tế chính thức là thu nhập bình qn đầu người có quan hệ nghịch chiều với nền kinh tế phi chính thức, tức là nền kinh tế chính thức sụt giảm sẽ có tác động gia tăng đến qui mơ của khu vực phi chính thức (xem hình 4.5). Như kết quả cho thấy, khi thu nhập bình quân đầu người giảm đi 1% thì qui mơ trung bình của nền kinh tế phi chính thức sẽ tăng lên 0,14% GDP với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Một điểm đáng lưu ý ở đây là, tỷ lệ thất nghiệp cũng là một biến kiểm soát đại diện cho sức khỏe của nền kinh tế chính thức, với kỳ vọng rằng nền kinh tế suy giảm, tình trạng thất nghiệp tăng sẽ làm gia tăng nền kinh tế phi chính thức. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp lại cho thấy mối quan hệ nghịch chiều với nền kinh tế phi chính thức. Điều này có nghĩa là khi tỷ lệ thất nghiệp giảm (tức là có nhiều việc làm hơn) thì nền kinh tế phi chính thức gia tăng. Kết quả thú vị này có thể lý giải là: ở các nước đang phát triển thì người lao động có xu hướng làm việc nhiều giờ hơn để kiếm thêm thu nhập. Mặc dù họ đã có cơng việc ở nền kinh tế chính thức nhưng người lao động vẫn làm thêm các công việc khác ở khu vực khơng chính thức. Chính vì vậy, nếu có thất nghiệp xảy ra họ vẫn được xem là có việc làm. Hiện tượng này thường rất hay gặp ở những thống kê về việc làm ở các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nền kinh tế phi chính thức, ước tính qui mô và hàm ý về tiềm năng thuế của việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)