Phát triển dịch vụ NHBL là một hướng đi tất yếu của các NHTM. Do dịch vụ NHBL mang lại nguồn thu ổn định cho các ngân hàng, phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, dịch vụ NHBL cũng mang lại nhiều tiện ích đối với khách hàng. Đồng thời, dịch vụ NHBL còn đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, tăng phương tiện thanh toán đối với nền kinh tế, giảm thiểu được giao dịch tiền mặt, giảm chi phí lưu thông tiền mặt trong tổng thể nền kinh tế, thúc đẩy xã hội phát triển.
Tuy nhiên, để các NHTM mại có thể phát triển dịch vụ NHBL, bên cạnh sự ủng hộ của môi trường kinh tế xã hội, của khách hàng, còn cần phải có đủ điều
kiện về môi trường pháp lý để phát triển các dịch vụ mới, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Để có đủ điều kiện môi trường pháp lý cho hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại, đòi hỏi phải có sự đầu tư, sự quan tâm đúng đắn của Chính phủ, các cấp quản lý. Nhìn chung cần phát triển đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh giáo dục, đào tạo. Cần tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện về công nghệ thông tin ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là công tác bảo mật an toàn. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân đối với các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tuyên truyền thói quen sử dụng tài khoản thanh toán qua ngân hàng.
Thứ hai, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch, tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng điện tử.
Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lý tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống, cần xây dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lý, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Xây dựng một trung tâm quản lý dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng và chính xác. Kiện toàn Bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, tách chức năng quản lý ra khỏi kinh doanh.
Thứ tư, phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và Internet. Thực hiện tin học hoá các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các Ngân hàng và tổ chức tín dụng,
nâng cao tốc độ đường truyền Internet, giảm thiểu cước phí, tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc kinh doanh. Xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thông mạnh, tốc độ cao, không bị nghẽn mạch, giá cước phù hợp, hạn chế độc quyền viễn thông.
Thứ năm, Hiệp hội thẻ cùng với các ngân hàng thành viên cần tăng cường hợp tác đẩy mạnh quá trình kết nối liên thông giữa các tổ chức chuyển mạch thẻ, hướng tới việc thiết lập một mạng lưới ATM và POS cho toàn thị trường, nhằm tiết kiệm nguồn lực cho ngân hàng, tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu chi phí sử dụng dịch vụ NHBL cho khách hàng.
3.3.2. Kiến nghị với Sacombank
Thứ nhất, Sacombank cần có kế hoạch xây dựng nền tảng công nghệ thông tin để phát triển dịch vụ NHBL vì các sản phẩm NHBL là các sản phẩm công nghệ cao. Hơn nữa công nghệ thông tin phải được đầu tư đồng bộ đảm bảo sự phối kết hợp hài hòa giữa các chi nhánh.
Thứ hai, về vấn đề nguồn nhân lực, Saombank cần thường xuyên tổ chức đào tạo cho cán bộ nghiệp vụ tại các chi nhánh về hoạt động ngân hàng bán lẻ. Tổ chức đào tạo cho các cán bộ tham quan học tập tại các mô hình ngân hàng tìên tiến, hiện đại, nhưng cũng phải có nhiều điểm tương đồng với điều kiện kinh tế nước ta để các chi nhánh có thể có điều kiện học hỏi, đẩy mạnh, nâng cao công tác đào tạo cán bộ nhân viên nhất là đội ngũ làm công tác bán lẻ về kỹ năng tìm kiểm, tiếp thị khách hàng, kỹ năng bán chéo sản phẩm và các kỹ năng chăm sóc khách hàng.
Thứ ba, Sacombank cần phát triển và hoàn thiện hệ thống thanh toán. Hầu hết các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ ngân hàng hiện đại đều gắn liền với hoạt động thanh toán. Vì thế nếu hoạt động thanh toán càng phát triển, càng hiện đại, càng tiện lợi, nhanh chóng và chính xác thì càng góp phần nâng cao
hiệu quả của các hoạt động dịch vụ.
Thứ tư, Sacombank cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, thiết kế nhiều hơn nữa các gói sản phẩm, dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Tích cực đẩy mạnh công tác marketing, áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống như đồng phục công sở, logo, tờ rơi quảng cáo...nhằm tạo dựng hình ảnh của Sacombank trong lòng khách hàng.
Thứ năm, Sacombank cần thiết lập và phát triển sự liên kết hợp tác giữa các NHTM. Cạnh tranh giữa các NHTM là sự tất yểu khách quan và cần thiết cho sự phát triển, nhưng do tính đặc thù về đặc điểm kinh doanh và sản phẩm của mình mà đòi hỏi các NHTM phải có sự liên kết, hợp tác với nhau. Điều đó càng cần thiết hơn đối với việc triển khai và phát triển đa dạng hóa dịch vụ NHBL. Chính do sự liên kết, hợp tác giữa các NHTM sẽ giúp cho Sacomabank có thể nhanh chóng phát triển cơ cấu và quy mô các dịch vụ NHBL một cách nhanh chóng với chi phí đầu tư thấp nhất.
Thứ sáu, Sacombank cần đưa ra các biểu phí hoàn chỉnh và có sức cạnh tranh để áp dụng thống nhất cho tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống nhằm không tạo ra sự khác biệt giữa các chi nhánh và có thể cạnh tranh được với các NHTM khác.
Trên cơ sở lý luận chương 1 và tình hình thực tiễn đã được phân tích ở chương 2, chương 3 đã đề xuất một số giải pháp cũng như các kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN nhằm phát triển dịch vụ ngân NHBL tại chi nhánh Sacombank Thanh Trì. Các giải pháp đề cập đến mô hình tổ chức điều hành, nguồn lực cho hoạt động bán lẻ, phát triển các kênh phân phối, đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường chính sách marketing, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng liên minh, liên kết trong phân phối sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế đã được hội nhập, nhất là việc Việt Nam cam kết mở cửa thị trường tài chính trong nước đã đặt ra thách thức cho các NHTM , đó là sự tham gia của các tập đoàn tài chính đa quốc gia có thế mạnh về tài chính, kỹ thuật và công nghệ. Trước sức ép cạnh tranh đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được các NHTM lựa chọn là xu hướng phát triển lâu dài và bền vững.
Với mong muốn đóng góp một phần vào việc thúc đẩy và phát triển các dịch vụ NHBL tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Thương Tín, chi nhánh Thanh Trì, trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, khó luận đã hoàn thành những nhiệm vụ đề ra :
Thứ nhất : Khóa luận đã khỏi quát hoá về những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động NHBL.
Thứ hai : Khóa luận đã phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh NHBL tại ngân hàng TMCP Sìa Gòn – Thương Tín, chi nhánh Thanh Trì đồng thời chỉ ra được những thành tựu đã đạt được, những tồn tại cần khắc phục cũng như nguyên nhân của những tồn tại đó.
Thứ ba : Dựa trên cơ sở những lý luận và thực tiễn tình hình kinh doanh dịch vụ NHBL tại chi nhánh, khó luận đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy và phát triển dịch vụ NHBL tại Sacombank Thanh Trì.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do điều kiện, khả năng còn hạn chế và tính chất phức tạp, luôn luôn đổi mới, cập nhật thông tin của lĩnh vực dịch vụ NHBL nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn quan tâm tới lĩnh vực này để em có thể chỉnh sửa, hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
•Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Học viện tài chính
•Nghiệp vụ ngân hàng thương mại –Tác giả: Lê Văn Tề
•Quản trị ngân hàng thương mại – Tác giả Peter Rose
•Các kênh giao dịch của mô hình ngân hàng bán lẻ - Tác giả Trần Trọng
Liêm
•Tạp chí ngân hàng (2009-2011)
•Tạp chí tài chính tiền tệ (2009-2011)
•TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.
•PGS.TS Phạm Văn Năng (2003), Tự do hoá tài chính và hội nhập kinh tế
quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Cục xuất bản - Bộ VHTT.
Các website:
www.mof.gov.vn Bộ Tài chính
www.sbv.gov.vn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
www.sacombank.com.vn Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Thương Tín
www.dddn.com.vn Diễn đàn doanh nghiệp
www.economy.com.vn Thời báo kinh tế Việt Nam