6. Ý nghĩa thực tiễn của bài nghiên cứu:
3.1.2. Phân tích về số liệu tham nhũng và FDI trong giai đoạn nghiên cứu:
3.1.2.1. Về số liệu tham nhũng
Hai quốc gia Brunei và Myamar không được Tổ chức minh bạch quốc tế và Quỹ Di sản đánh giá liên tục qua các năm nên khơng đảm bảo số liệu để phân tích trong nội dung này, tác giả tập trung phân tích số liệu tham nhũng của 08 quốc gia còn lại.
Hiện nay, vấn đề tham nhũng đã trở thành trở ngại mang tính thể chế ở châu Á, đặc biệt các quốc gia Đông Nam Á, khu vực luôn được Tổ chức Minh bạch quốc tế (IT) và Quỹ Di sản (Heritage Foundation) xếp là những nước tham nhũng nhất thế giới trong nhiều năm qua.
Theo số liệu về chỉ số cảm nhận tham nhũng đánh giá mức độ tham nhũng tồn tại trong các giới cơng chức và chính trị gia ở một quốc gia của Tổ chức minh bạch quốc tế (IT) và chỉ số tự do không tham nhũng là một trong mười chỉ số đo lường tự do kinh tế của một quốc gia do Quỹ Di sản (Heritage Foundation) công bố hàng năm cho thấy trong những năm gần đây các quốc gia Đông Nam Á (trừ Singapore, Malaysia) thường được xếp ở vị trí cuối bảng, có chỉ số CPI trung bình dưới 2,8 điểm và chỉ số FFC trung bình dưới 25 điểm; trong đó quốc gia Campuchia, Lào và Indonesia có các chỉ số thấp nhất.
Bảng 3.1: Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) và tự do khơng có tham nhũng (FFC) trung bình ở các quốc gia Đơng Nam Á
Tên quốc gia Chỉ số CPI Chỉ số FFC
Campuchia 2,1 25 Lào 2,3 16 Indonesia 2,8 23 Malaysia 4,9 49 Philippine 2,8 27 Singapore 9,1 92 Thái Lan 3,6 33 Việt Nam 2,8 24 Nguồn: tác giả tổng hợp Biểu đồ 3.1: Chỉ số cảm nhận tham nhũng ở các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2005-2014
0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 10.00 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Brunei Campuchia Lao Myamar
Biểu đồ 3.2: Chỉ số tự do không tham nhũng (FFC) ở các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2005-2014
Nhìn vào chỉ số CPI và chỉ số FFC ở các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2005-2014 (biểu đồ 01 và 02), chúng ta thấy rằng xu thế tham nhũng ở các quốc gia ít có sự biến động qua các năm. Hầu hết các quốc gia có chỉ số CPI và FFC tăng dần trong những năm gần đây (năm 2012, 2013, 2014) như quốc gia Việt Nam năm 2005 có chỉ số CPI là 2, 6 điểm, chỉ số FFC là 24 điểm đến năm 2014 chỉ số này đã tăng lên 3,1 điểm và 27 điểm hay quốc gia Indonesia năm 2005 có chỉ số CPI là 2,2 điểm và FFC là 19 điểm đến năm 2014 các chỉ số này tăng lên hơn 10 điểm so với năm 2005. Quốc gia Singapore - quốc gia được xếp nhóm đầu tiên trong bảng xếp hạng của Tổ chức minh bạch quốc tế và Quỹ Di sản, quốc gia duy nhất của Đơng Nam Á có chỉ số CPI và FFC trung bình cao nhất (CPI là 9,1 điểm và FFC là 93 điểm) là quốc gia hầu như khơng có tham nhũng hoặc có nhưng rất ít; trong những năm gần đây, quốc gia này các chỉ số CPI và FFC liên tục giảm dần như chỉ số CPI từ 9,4 điểm năm 2005 giảm xuống còn 8,4 điểm năm 2014 hay chỉ số FFC năm 2005 là 94 điểm đến năm 2014 giảm 2 điểm, cho thấy tham nhũng đã bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở quốc gia này. Mặc dù, các chỉ số CPI và FFC có xu thế giảm dần ở quốc gia Singapore và Malaysia nhưng hai quốc gia này vẫn được đánh giá cao, xếp hạng nhóm đầu và nhóm giữa trong bảng xếp hạng của Tổ chức minh bạch quốc tế.
Tình trạng tham nhũng ở các quốc gia Đơng Nam Á trong thời gian qua mặc dù có xu hướng giảm dần - tín hiệu đáng mừng nhưng các quốc gia này vẫn được xếp ở nhóm các quốc gia có tình trạng tham nhũng đang ở mức báo động của thế giới.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Campuchia Lao Malaysia Philippin
Do đó, các nhà làm chính sách cần sớm có các giải pháp để phòng, chống tham nhũng hiệu quả.
3.1.2.2. Về số liệu FDI
Trong q trình hội nhập kinh tế tồn cầu để nền kinh tế các quốc gia Đông Nam Á ngày càng phát triển thì vốn đầu tư là một yếu tố không thể thiếu. Bên cạnh nguồn vốn do tiết kiệm từ trong nước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố rất quan trọng. Yếu tố này không chỉ quan trọng ở các nước đang phát triển như Đơng Nam Á mà cịn quan trọng cả ở các nước phát triển, tất cả đều quan tâm đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Biểu đồ 3.3: Dịng vốn FDI chảy vào các quốc gia Đơng Nam Á trong giai đoạn 2005-2014
Xét trong giai đoạn 2005-2014, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các quốc gia Đơng Nam Á có xu thế tăng dần, đặc biệt trong hai năm 2012, 2013 (biểu đồ 03). Tuy nhiên, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi biến động tăng, giảm qua từng năm. Singapore là quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất và Lào là quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi thấp nhất ở khu vực Đơng Nam Á. Hầu hết, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi chảy vào các quốc gia đều có sự biến động tăng, giảm qua các năm. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, nền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á đã chịu tổn thất nặng nề về nhiều mặt, trong đó có việc thu hút dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước giảm mạnh như: năm 2007, Thái Lan với tổng lượng vốn đầu tư gần 11,33 tỷ USD thì đến năm 2008 giảm 24,7% xuống còn
-10,000,000,000 0 10,000,000,000 20,000,000,000 30,000,000,000 40,000,000,000 50,000,000,000 60,000,000,000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Brunei Campuchia Lao Myamar Malaysia Philippin Singapore Indonesia Thai Lan Viet Nam
8,54 tỷ USD và một số quốc gia khác Singapore, Malaysia, Phippine, Lào, Campuchia, Brunei; riêng Việt Nam không chịu tác động tức thời tại thời điểm năm 2008 nên tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài gần 9,58 tỷ USD tăng 43,2 % so với năm 2007 nhưng sau đó tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu giảm. Trong 02 năm 2012, 2013, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi chảy vào các quốc Đơng Nam Á liên tục tăng mạnh.
Tốc độ tăng trưởng của dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi chảy vào các quốc gia Đơng Nam Á gia tăng mạnh. Nhìn vào biểu đồ dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi chảy vào các quốc gia Đơng Nam Á trong hai năm 2005, 2014 (biểu đồ 04) thấy rõ điều này, trong gần 10 năm qua, lượng vốn đầu tư chảy vào các quốc gia đã tăng lên rất nhiều lần như năm 2005, Indonesia có lượng vốn đầu tư nước ngồi rịng chảy vào khoảng 8,4 tỷ USD nhưng đến năm 2014 đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài con số ấn tượng 22,6 tỷ USD hay Philippine tổng số đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào từ 1,67 tỷ USD năm 2005 tăng lên 6,2 tỷ USD năm 2014. Tốc độ tăng trưởng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhanh nhất là quốc gia Singapore và thấp nhất là quốc gia Lào. Điều này cho thấy, các quốc gia Đông Nam Á luôn quan tâm đến việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi thơng qua nhiều chính sách nhằm ưu đãi cho nhà đầu tư và coi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn quan trọng khơng thể thiếu trong q trình phát triển kinh tế của mỡi quốc gia.
Biểu đồ 3.4: Dịng vốn FDI chảy vào các quốc gia Đông Nam Á trong hai năm 2005 và năm 2014
-4,000,000,000 -2,000,000,000 0 2,000,000,000 4,000,000,000 6,000,000,000 8,000,000,000 10,000,000,000 12,000,000,000 14,000,000,000 16,000,000,000 2001 2002
Brunei Campuchia Lao Myamar Malaysia Philippin Singapore Indonesia Thai Lan Viet Nam
Tóm lại, qua việc phân tích về số liệu của tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia Đông Nam Á nhận thấy tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngồi có thể có mối quan hệ với nhau theo hướng tham nhũng khơng khuyến khích dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào quốc gia đó như tham nhũng thấp thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi và ngược lại. Điển hình như Singapore có chỉ số CPI và FFC trung bình 9,1 điểm và 92 điểm, tham nhũng ở quốc gia này được đánh giá là rất thấp nên quốc gia này thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngồi cao nhất khu vực Đơng Nam Á; ngược lại, Lào và Campuchia là hai quốc gia được cho là có tham nhũng rất cao (CPI và FFC trung bình rất thấp) vì vậy gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào hai quốc gia này thấp nhất khu vực.