Giả thuyết H1 tuyên bố rằng “Người tiêu dùng có tính vị chủng càng cao thì họ sẽ có ý định mua hàng nội càng cao”. Đúng như mong đợi, kết quả phân tích số liệu điều tra cho thấy Tính vị chủng có sig = 0.000 < 0.05 và 1 = 0.172 > 0.
Như vậy, H1 đã được khẳng định. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Long, N. T. (2004), (2012), Hậu, L. N. và các cộng sự (2011), nhóm tác giả Chiến, T. Đ.và cộng sự (2015). Theo kết quả nghiên cứu định tính và định lượng của luận văn, kết quả này có thể được giải thích như sau: Người tiêu dùng Việt Nam có tính vị chủng, nhưng khơng q cao để có sự phân biệt hay thiên vị rõ rệt giữa hàng nội và hàng ngoại. Thật vậy, theo kết quả luận văn thì nhân tố tính vị chủng không phải là nhân tố tác động mạnh nhất đến ý định mua giày dép nội. Bản chất hành vi tiêu dùng của người Việt Nam là sự cân bằng giữa giá trị, chất lượng và giá cả hàng hoá. Nếu với cùng chất lượng và giá cả, người tiêu dùng Việt Nam sẽ ưu tiên lựa chọn giày dép nội. Nhưng nếu chất lượng không tốt bằng, kiểu dáng không đẹp bằng hàng ngoại nhập, hay giá cả giày dép nội mắc hơn, thì họ sẽ khơng lựa chọn giày dép nội chỉ vì để ủng hộ các doanh nghiệp Việt. Thậm chí, một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam cịn khơng ủng hộ cuộc vận động tiêu dùng hàng nội của Chính phủ. Họ muốn các doanh nghiệp Việt Nam phải tự động thay đổi, thích nghi và cạnh tranh cơng bằng trên thị trường nội địa.