Chỉ số tiền tệ độc lập (MI)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bộ ba bất khả thi ở việt nam giai đoạn 1996 2011 , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 34)

3.2 Xây dựng các chỉ số

3.2.1Chỉ số tiền tệ độc lập (MI)

Chỉ số này được tính dựa trên mối tương quan giữa lãi suất nước được nghiên cứu (Việt Nam) và nước cơ sở (Mỹ). Theo Ainzenman, Chinn, Ito (2008), lãi suất được sử dụng là lãi suất trên thị trường tiền tệ hàng tháng (money market rate).

Trong đó: ii là lãi suất của Việt Nam, còn ij là lãi suất của Mỹ. Ở đây tác giả lấy

lãi suất thị trường tiền tệ (money market rate) của Việt Nam và Mỹ từ nguồn “International Financial Statistics” năm 2011 của IMF.

Theo công thức trên thì MI có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1. MI càng lớn thì mức độ độc lập vào tiền tệ càng cao.

Tác giả sử dụng phương pháp tính tốn của nhóm tác giả Aizenman, Chinn, Ito cho kết quả tính tốn như sau:

Bảng 3.1: Chỉ số độc lập tiền tệ (MI) của Việt Nam

Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

MI 0,5 0,5 0,655 0,766 0,616 0,461 0,265 0,414

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

MI 0,414 0,458 0,458 0,538 0,551 0,551 0,458 0,568

Nguồn: tính tốn của tác giả

Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn mức độ độc lập tiền tệ của Việt Nam

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Qua hình 3.1 cho thấy giai đoạn từ năm 2000 trở về trước mức độ độc lập tiền tệ của Việt Nam khá cao vì trong giai đoạn này lãi suất Việt Nam và lãi suất của Mỹ tương quan âm với nhau, cụ thể là lãi suất Việt Nam có xu hướng giảm trong khi lãi suất của Mỹ lại tăng. Từ sau năm 2000 mức độ độc lập tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn giảm khá mạnh, nguyên nhân là do tương quan lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ biến động cùng chiều, thể hiện chính sách tiền tệ của Việt Nam gần như phụ thuộc vì nhiều lý do như: Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bị tiền đề cho việc gia

nhập WTO như chính thức là thành viên tổ chức APEC năm 1998, ký kết hiệp định sonh phương với Mỹ năm 2000, chính thức gia nhập WTO năm 2007,…

Năm 2007 chỉ số mức độ độc lập tiền tệ của Việt Nam là 0,538, năm 2008, 2009 là 0,551; trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay nhìn chung chỉ số MI của Việt Nam đạt mức khá, cho thấy mức độ độc lập tiền tệ của Việt Nam ở mức trung bình so với Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bộ ba bất khả thi ở việt nam giai đoạn 1996 2011 , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 34)