Chỉ số hội nhập tài chính (KAOPEN)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bộ ba bất khả thi ở việt nam giai đoạn 1996 2011 , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 38)

3.2 Xây dựng các chỉ số

3.2.3Chỉ số hội nhập tài chính (KAOPEN)

Theo phương pháp của Aizenman, Chin, Ito (2008) thì KAOPEN là một chỉ số khá phức tạp vì nó hội tụ đến các yếu tố liên quan đến biến động tỷ giá, hạn chế trong cán cân thương mại và vốn. Vì vậy, tác giả sử dụng phương pháp của Hutchinson, Sengputa và Sing (2010). Theo đó, chỉ số KAOPEN này được đơn giản hố thành cơng thức:

Theo đó, chỉ số KAOPEN của Việt Nam từ năm 1996 đến 2011 như sau:

Bảng 3.3: Chỉ số hội nhập tài chính (KAOPEN) của Việt Nam

Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

KAOPEN 0,223 0,223 0,223 0,223 0,223 0,161 0,161 0,161

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

KAOPEN 0,161 0,161 0,161 0,161 0,404 0,404 0,418 0,560

Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn mức độ hội nhập tài chính (KAOPEN) của Việt Nam

Nguồn: Tính tốn của tác giả Nhìn vào đồ thị 3.3 thể hiện chỉ số mở cửa tài chính của Việt Nam giảm từ 0,223 năm 1999 xuống 0,161 vào năm 2001 và duy trì ở mức này đến năm 2007. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 thì mức độ mở cửa tài chính của Việt Nam tăng lên 0,404 trong năm 2008-2009 và tăng dần đến năm 2011 là 0,56. Đây là xu hướng chung của các nước trên thế giới đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi: từng bước mở cửa tài chính nhưng khơng qn kiểm sốt vốn, linh hoạt thay vì cố định tỷ giá và sử dụng cơng cụ chính sách tiền tệ bơm thắt nhịp nhàng làm đầy kho dự trữ ngoại hối.

Có thể thấy chỉ số này tăng trong giai đoạn từ năm 2007 trở lại đây phản ánh khá đúng mối giao lưu và hội nhập kinh tế của Việt Nam khi Việt Nam đang dần khẳng định mình hơn trên thị trường quốc tế thông qua việc dở bỏ một số quy định về kiểm soát vốn theo cam kết WTO.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bộ ba bất khả thi ở việt nam giai đoạn 1996 2011 , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 38)