Sự phát triển của các chỉ số bộ ba bất khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bộ ba bất khả thi ở việt nam giai đoạn 1996 2011 , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 42)

CHƢƠNG 4 : NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Sự phát triển của các chỉ số bộ ba bất khả thi

4.1.1 Mẫu hình kim cương

Để theo dõi sự phát triển của các chỉ số bộ ba bất khả thi Việt Nam, tác giả sử dụng kết quả các chỉ số bộ ba bất khả thi của Việt Nam đã tính tốn được ở Chương 3 để vẽ đồ thị hình kim cương, tác giả chia dữ liệu làm ba giai đoạn là 1996 – 2000, 2001 – 2006 và 2007 – 2011.

Để vẽ đồ thị hình kim cương thì ngồi ba yếu tố của bộ ba bất khả thi được biểu diễn bằng 3 vectơ thì tác giả đã đưa thêm tỷ lệ dự trữ ngoại hối/GDP (phần IR/GDP tác giả sẽ trình bày trong phần 4.4 dưới đây). Mỗi vectơ trong hình được biến thiên giữa 0 tới 1

Hình 4.1: Bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối của Việt Nam giai đoạn 1996-2011

Nguồn: Tính tốn của tác giả Hình 4.1 thể hiện sự phát triển các chỉ số bộ ba bất khả thi của Việt Nam theo thời gian, nhìn vào đồ thị hình kim cương trên cho thấy giai đoạn 1996-2000 Việt Nam chú trọng thực hiện chính sách ổn định tỷ giá hối đoái và độc lập tiền tệ, giai đoạn 2001-2006 Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách ổn định tỷ giá ở mức cao hơn đồng thời có sự sụt giảm trong chính sách độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính, đến giai đoạn 2007-2011 thì Việt Nam lại gia tăng mức độ hội nhập tài chính, duy trì độc lập tiền tệ ở mức trung bình và tỷ giá hối đối linh hoạt hơn. Tỷ lệ dự trữ ngoại hối trên GDP cũng tăng, cụ thể giai đoạn 1996 – 2000 là 0,089, giai đoạn 2001 – 2006 là 0,155 và giai đoạn 2007-2011 là 0,198.

Như vậy, việc tự bảo đảm chống lại sự bất ổn định tài chính liên quan đến gia tăng hội nhập tài chính nhưng vẫn ổn định tỷ giá hối đối địi hỏi Việt Nam phải gia tăng nắm giữ nhiều dự trữ ngoại tệ hơn. Qua đó cho thấy vai trị của dự trữ ngoại hối được khẳng định để giúp Việt Nam trong quá trình hội nhập tài chính cũng như vượt

0,2 0,4 Hội nhập tài chính Ổn định tỷ giá Độc lập tiền tệ 1 0,8 0,6 1996-2000 2001-2006 2007-2011 IR/GDP

qua được các cuộc khủng hoảng, tuy nhiên chúng ta cũng phải có biện pháp kết hợp tốt nhất giữa các thành phần thì mới đem lại hiệu quả cao.

4.1.2 Đồ thị biểu diễn sự phát triển các chỉ số bộ ba bất khả thi của Việt Nam theo

thời gian:

Hình 4.2: Sự phát triển các chỉ số bộ ba bất khả thi của Việt Nam giai đoạn 1996-2011

Nguồn: Tính tốn của tác giả Qua đồ thị biểu diễn sự phát triển của các chỉ số bộ ba bất khả thi theo thời gian, ta thấy, từ năm 1996 đến năm 2000 Việt Nam cố gắng duy trì sự ổn định tỷ giá hối đoái và độc lập tiền tệ. Đây là giai đoạn mà các nước Đơng Nam Á đang chìm trong khủng hoảng nợ (1997). Việt Nam lúc đó là một nước vừa mới gia nhập vào thị trường tài chính thế giới chưa được lâu nên giai đoạn này sự hội nhập về tài chính chưa nhiều. Việc duy trì hai yếu tố còn lại giúp Việt Nam vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á và phát triển tương đối nhanh trong những năm tiếp theo.

Giai đoạn 2001 đến 2006 là giai đoạn Việt Nam cố gắng duy trì tỷ giá hối đối ổn định nhưng cũng đã có những bước thay đổi trong chính sách độc lập về tiền tệ. Lúc này thị trường Việt Nam đang bắt đầu đón những nguồn đầu tư từ nước ngoài nên

chính sách độc lập về tiền tệ có sự giảm sút. Trong giai đoạn này, mức độ hội nhập tài chính vẫn cịn ở mức thấp do những rào cản về chính sách. Tuy nhiên, sang giai đoạn từ 2007 đến 2011, khi Việt Nam bắt đầu tham gia WTO, hội nhập vào nền kinh tế tồn cầu thì KAOPEN tăng khá nhanh. Bên cạnh đó, chỉ số MI cũng ở mức trung bình và ERS ở mức thấp. Đặc biệt năm 2010 các chỉ số bộ ba bất khả thi đã hội tụ về một điểm.

4.1.3 Sự ảnh hưởng của các sự kiện kinh tế tài chính nổi bật đến sự thay đổi các

chỉ số bộ ba bất khả thi của Việt Nam

Tác giả tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa các sự kiện kinh tế tài chính đối với sự thay đổi bộ ba bất khả thi của Việt Nam. Sự kiện tài chính được xem xét là sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO (2001) và Việt Nam chính thức gia nhập WTO (2007), mặc dù sự kiện khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 – 1998 có ảnh hưởng đến Việt Nam tuy nhiên trong phạm vi luận văn mẫu quan sát từ năm 1996 nên việc đưa sự kiện này vào kiểm định là chưa thấy được sự thay đổi của cấu trúc bộ ba bất khả thi.

Bảng 4.1: Kiểm định sự ảnh hƣởng của các sự kiện kinh tế tài chính nổi bật đến sự thay đổi các chỉ số bộ ba bất khả thi của Việt Nam

Chỉ tiêu 1996-2000 2002-2006 2008-2011 MI Sample Mean 0.58 0.40 0.53 Std Deviation 0.12 0.08 0.04 Change -0.18 0.13 T-stats (p-value) (*) 1.51(0.19) -3.05(0.04) 1.15(0.31) ERS Sample Mean 0.74 0.91 0.58 Std Deviation 0.32 0.08 0.24 Change 0.17 -0.34 T-stats (p-value) (*) 0.35 (1) 4.63 (0.01) -1.53 (0.20) KAOPEN Sample Mean 0.21 0.16 0.33 Std Deviation 0.03 - 0.12 Change -0.05 0.17 T-stats (p-value) (*) -0.64 (0.28) 0 (0) 2.12 (0.05) (*) Kiểm định ở mức ý nghĩa 5%

Ở sự kiện kinh tế tài chính thứ nhất năm 2001, xét ở khía cạnh khu vực thì đây là giai đoạn mà các nước Đơng Nam Á đang từng bước thốt khỏi khủng hoảng và sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO. Ngồi ra, giai đoạn này cịn có một sự kiện rất quan trọng là sự kiện khủng bố ngày 11/09/2001 ở Mỹ. Sự kiện này đã làm thay đổi rất nhiều bộ mặt kinh tế toàn cầu cũng như việc điều hành chính sách kinh tế của Việt Nam. Đối với chỉ số MI (độc lập tiền tệ) thì Việt Nam đã giảm nhanh sự độc lập tiền tệ của mình (mức thay đổi là 0.18). Còn đối với điều hành tỷ giá thì Việt Nam nhanh chóng chuyển sang chế độ cố định tỷ giá (tăng đến 0.17). Điều này phản ánh tư duy kinh tế của Chính phủ là tận dụng mức tỷ giá ổn định để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế đất nước song song cùng sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thế giới lúc này. Tuy nhiên, do các quốc gia ở khu vực cũng đang phát triển mạnh mẽ nên Chính phủ cũng đã giảm bớt sự độc lập tiền tệ để có thể tận dụng lợi thế khu vực để phát triển kinh tế.

Ở sự kiện kinh tế tài chính thứ hai là năm 2007 thì đây là giai đoạn mà nền kinh tế thế giới bước vào suy thoái. Việt Nam chúng ta cũng khơng thốt khỏi vịng xốy đó. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập WTO cũng làm thay đổi hẳn chính sách kinh tế vĩ mơ. Tỷ số ERS giảm nhanh chóng ứng với chính sách tỷ giá của Việt Nam chuyển từ cố định sang thả nổi. Sự chuyển dịch này rất nhanh (thể hiện qua mức thay đổi là 0.34 gấp đôi kỳ trước là 0.17). Đồng thời mức tăng của của KAOPEN cũng rất nhanh (0.17 so với 0.05 của kỳ trước). Điểm đặc biệt nữa là từ năm 2008 đến nay thì các chỉ số của Việt Nam dao động chung quanh mức 0,5 – mức trung bình. Điều này cho thấy quan điểm của Chính phủ về việc cố gắng duy trì mức độ ổn định của bộ ba bất khả thi trong điều kiện suy thoái hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bộ ba bất khả thi ở việt nam giai đoạn 1996 2011 , luận văn thạc sĩ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)