2.5 .Các khái niệm liên quan đến sức khỏe khi làm việc ngoài giờ
2.5.1 .Các khái niệm cơ bản liên quan đến sức khỏe
(i) Sức khỏe
Bệnh tật thường được chú ý nhiều hơn sức khoẻ, vì bệnh tật ảnh hưởng trực tiếp, làm trở ngại cho công việc, học tập, thu nhập nên cần phải giải quyết ngay. Sức khoẻ ít được quan tâm khi tuổi còn trẻ, giai đoạn mà người ta quan tâm đến hình thể bên ngồi hơn là bệnh tật vì ít khi có bệnh. Nhưng khi tuổi càng lớn, người ta nghĩ đến việc bảo vệ sức khoẻ nhiều hơn. Đứng trên bình diện quốc gia, thì sức khoẻ ln luôn được coi là một trách nhiệm của nhà nước đối với người dân. Khái niệm về sức khoẻ là một khái niệm có vẻ đơn giản nhưng khơng dễ nắm bắt. Nó tiến triển tùy theo trình độ y học, bối cảnh kinh tế xã hội. Đối với những người làm công tác y tế, định nghĩa về sức khoẻ có ý nghĩa quan trọng, vì qua đó nó xác định mục tiêu, không phải chỉ cho hệ thống y tế mà cịn cho mọi người mọi ngành ngồi khu vực y tế, tức là cho toàn xã hội.
"Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ khơng phải là chỉ là khơng có bệnh tật hay tàn phế" (World Health Organization - WHO, The International Health Conference, New York (22/07/1946).
Trong “Chiến lược bảo vệ sức khoẻ nhân dân 2011- 2020 tầm nhìn 2030‖, Bộ y tế đã nêu rõ “Sức khoẻ là trạng thái thoải mái đầy đủ về thể chất, tâm hồn và xã hội
chứ khơng chỉ bó hẹp vào nghĩa là khơng có bệnh hay thương tật, đây là một quyền cơ bản của con người. Khả năng vươn lên đến một sức khoẻ cao nhất có thể đạt được là mục tiêu xã hội quan trọng liên quan đến toàn thế giới và đòi hỏi sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội khác nhau chứ không đơn thuần là chủ lực của ngành y tế”.
Theo mỗi định nghĩa trên, mỗi người chúng ta cần chủ động để có một sức khoẻ tốt. Cần chủ động trang bị cho mình kiến thức về phịng bệnh và rèn luyện sức khoẻ. Thực hành dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục thể thao phù hợp, an toàn lao động và khám bệnh định kỳ để chủ động trong việc phòng và chữa bệnh.
Hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất là hoạt động thể lực, hình dáng, ăn, ngủ, sức khoẻ tâm sinh lý ở trạng thái tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi. Hoàn toàn thoải mái về mặt tâm thần là bình an trong tâm hồn, biết cách chấp nhận và đương đầu với các căng thẳng trong cuộc sống. Hoàn toàn thoải mái về mặt xã hội là nghề nghiệp với thu nhập đủ sống, an sinh xã hội được đảm bảo.
Khơng có bệnh tật hay tàn phế là khơng có bệnh về thể chất, bệnh tâm thần, bệnh liên quan đến xã hội và sự an tồn về mặt xã hội. Để có sức khoẻ tốt với sự nỗ lực của mỗi cá nhân là chưa đủ mà cần có sự đóng góp của cả cộng đồng, của toàn xã hội trong các vấn đề an sinh, việc làm và giáo dục hay cụ thể hơn như các vấn đề về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát là sự thoải mái về thể chất. Cơ sở của thoải mái về thể chất là sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Sức khỏe tinh thần là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh. Sức khoẻ tinh thần còn là sự biểu hiện của nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức. Cơ sở của sức mạnh tinh thần là sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm.
Sức khoẻ xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa các thành viên trong gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi cơng cộng, cơ quan. Nó thể hiện ở sự được tán thành và chấp nhận của xã hội. Càng hoà nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức khỏe xã hội tốt và ngược lại.
Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hồ nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
(ii) Nhu cầu nghỉ ngơi
Lịch sử về các quy định thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi
Con người là một thực thể sinh học. Hệ thần kinh của con người cũng hoạt
động theo chu kỳ. Các nhà khoa học nhất trí rằng một con người bình thường phải dành ít nhất 8 giờ đồng hồ để ngủ mỗi ngày. Như vậy, trong số 24 giờ mỗi ngày sẽ chỉ còn lại trên dưới 16 giờ, trong đó có một số giờ dành cho làm việc.
Lao động đến một mức nào đó thì cảm giác mệt mỏi sinh lý bắt đầu xuất
hiện. Đó là một cơ chế bảo vệ, như cái phanh, bắt cơ thể ngừng hoạt động để tránh kiệt sức. Để có thể làm việc hiệu quả, người lao động phải có thời gian nhất
định dành cho nghỉ ngơi. Đó chính là giai đoạn mà người lao động tái sản xuất sức lao động. Như vậy, thời giờ làm việc là có giới hạn.
Cho đến đầu thế kỷ XIX, người nô lệ, người làm thuê phải lao động quần
quật cho chủ khơng tính đến giờ giấc. Hàng ngày họ phải làm việc khoảng 14, 16 , thậm chí đến 18 tiếng. Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp ở châu Âu, lực lượng công nhân ngày càng đông đảo và lớn mạnh. Họ đã liên kết lại và đấu tranh đòi cải thiện điều kiện lao động, giảm giờ làm. Một số nhà hoạt động xã hội và nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đề ra nhiều chủ trương cải cách xã hội. Robert Owen, nhà xã hội học người Anh đầu tiên đề xuất đầu tiên việc rút ngắn thời giờ làm việc cho lao động trẻ em và gương mẫu thực hiện ngay trong doanh nghiệp của mình. Saint Simon, nhà xã hội học người Pháp cũng đã khởi xướng không sử dụng lao động trẻ em quá 10 giờ một ngày. Năm 1833, Anh công bố Luật Công xưởng, quy định ngày làm việc 15 giờ đối với lao động người lớn, 12 giờ đối với lao động 13 đến 18 tuổi, và 8 giờ đối với lao động từ 9 đến 12 tuổi, đồng thời cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi làm đêm. Năm 1866, tại Đại hội đại biểu Đệ nhất Quốc tế họp tại Geneva, lần đấu tiên Karl Marx đề xướng khẩu hiệu “Ngày làm 8 giờ”. Tiếp sau đó, năm 1884, ở Mỹ và Canada 8 tổ chức công nhân quyết định thị uy vào ngày 01/05/1886 và bắt đầu ngày làm việc 8 giờ. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, dưới áp lực của phong trào cơng nhân quốc tế, nói chung, các nước đều lần lượt thực hiện chế độ ngày làm 8 giờ. Năm 1919, hội nghị tổ chức lao động quốc tế thông qua Công ước số 1 về độ dài thời gian làm việc trong công nghiệp.
Như vậy, trong số 16 giờ còn lại của một ngày thì có 8 giờ giành cho làm
việc trong quan hệ lao động, thời giờ còn lại là nghỉ ngơi. Tuy nhiên, một khối lượng công việc nhất định bao giờ cũng địi hỏi phải tiêu phí một khoản thời gian để hoàn thành. Tổng quỹ thời giờ làm việc của một người càng lớn thì số người
cần sử dụng để hồn thành cơng việc đó càng ít. Thế giới xuất hiện tình trạng thất nghiệp một phần vì tình trạng số người lao động thì nhiều mà số chỗ làm việc thì ít. Tình trạng này phải được xử lý bằng rất nhiều giải pháp, trong đó có một giải pháp đã được thực hiện ở một số nước. Đó là, trong quan hệ lao động nảy sinh sáng kiến của các tổ chức của người lao động đấu tranh đòi rút ngắn hơn nữa thời gian làm việc trong ngày hoặc trong tuần. Tất nhiên, việc rút ngắn này phải nằm trong tầm chấp nhận được của người sử dụng lao động, trong phạm vi số thời gian lao động thặng dư. Năm 1935, Tổ chức lao động quốc tế thông qua Công ước số 47 về tuần làm việc 40 giờ. Năm 1962 Tổ chức lao động quốc tế tiếp tục thông qua khuyến nghị 116 về giảm thời giờ làm việc. Nay đã có một số nước thực hiện tuần làm việc 36, 39, 40 giờ và mỗi tuần làm việc 5 hoặc 6 ngày. Ở nước ta hiện nay đã và đang thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ trong khu vực nhà nước.
Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được hình thành trên cơ sở cả sinh học, tâm lý và kinh tế xã hội có liên quan đến quyền và lợi ích thiết thân trong quan hệ lao động, được người lao động và cả người sử dụng lao động cùng quan tâm.
Nhu cầu nghỉ ngơi theo quan điểm kinh tế học
Nhu cầu nghỉ ngơi thuộc tầng đầu tiên của tháp nhu cầu Maslow của nhà tâm
lý học người Mỹ Abraham Maslow, đây là nhu cầu quan trọng nhất của con người bởi vì nhu cầu nghỉ ngơi thuộc về sức khoẻ thể chất cơ bản là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất đối với bất kỳ cá nhân nào.
(Hình 2.1 : Tháp nhu cầu của Maslow
nguồn : A Theory of Human Motivation của Abraham Maslow (1943))
Tầng thứ nhất bao gồm nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi. Tầng thứ hai bao gồm nhu cầu an tồn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.Tầng thứ ba là nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình n ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.Tầng thứ tư gồm có nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng. Tầng thứ năm gồm có nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được cơng nhận là thành đạt.
Nhu cầu nghỉ ngơi theo quan điểm kinh tế sức khoẻ
Trong lĩnh vực sức khoẻ, định nghĩa về “Nhu cầu sức khoẻ” cũng chưa được thống nhất. Về cơ bản, nhu cầu thường gắn liền với bệnh tật – người càng ốm yếu thì càng có nhu cầu cao đối với chăm sóc sức khoẻ. Culyer và Wagstaff, tác giả
của nghiên cứu Equity in health care finance and delivery (2000) cho rằng định
nghĩa như thế này đã đơn giản hoá vấn đề một cách thái quá – một cá nhân có thể cần đến sự chăm sóc y tế với mục đích cải thiện sức khoẻ, ngay cả khi khơng có vấn đề gì ở hiện tại. Nhu cầu này nhắm đến một mức sức khoẻ cao hơn trong tương lai bằng cách nhận được sự chăm sóc dự phịng trong hiện tại.
Williams (1974,1978) và Culyer (1976) đưa ra một ý tưởng khác. Họ cho rằng “nhu cầu” chính là khả năng hưởng lợi của mỗi cá nhân từ sự chăm sóc sức khoẻ. Định nghĩa này quan tâm đến chủ thể mà sự chăm sóc tác động đến sức khoẻ hơn là thứ được cầu là chăm sóc sức khoẻ. Hãy xem xét một sự tiến bộ trong y học, theo định nghĩa này, nhu cầu của một người đối với chăm sóc sức khoẻ là khơng đổi, trong khi đó nguồn lực cần thiết để chăm sóc cho anh ta lại giảm đi do những tiến bộ. Trên những lý lẽ đó, Culyer và Wagstaff (1993) đưa ra định nghĩa trong đó “nhu cầu” là lượng nguồn lực tối thiểu để bù đắp “khả năng hưởng lợi”.
(iii) Bệnh nghề nghiệp
Là hiện tượng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan tới nghề nghiệp do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu (Từ điển bách khoa ViệtNam, NXB Hà Nội).
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề
nghiệp tác động tới người lao động. Bệnh xảy ra cấp tính hoặc từ từ. Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi và để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp có thể phịng tránh được. (Thơng tư số 28/2016/TT-BYT).