2.5 .Các khái niệm liên quan đến sức khỏe khi làm việc ngoài giờ
2.5.2 .Làm việc quá giờ
(iv) Khái niệm làm việc quá giờ
Làm việc quá giờ trong trong Bộ luật Lao động gọi là “Làm thêm giờ” được
được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp
ứng đủ các điều kiện sau đây:
Được sự đồng ý của người lao động;
Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm khơng quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ khơng q 300 giờ trong 01 năm;
Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ. (Điều 106, Bộ luật Lao động sửa đổi bổ sung năm 2012)
(v) Quy định của nhà nước về trả công làm việc quá giờ
Trả lương khi người lao động làm thêm giờ được công bố rõ ràng theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau Người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi
làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 104 của Bộ luật lao động và được tính như sau:
Tiền lƣơng làm thêm giờ =
Tiền lƣơng giờ thực trả của ngày làm việc bình
thƣờng x
Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc
300%
x Số giờ làm thêm
Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không kể số giờ làm thêm). Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được
xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không kể số giờ làm thêm); Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;
Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;
Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động, đối với người lao động hưởng lương theo ngày. Người lao động hưởng lương ngày là những người có tiền lương thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động theo ngày và chưa bao gồm tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động.
(vi) Trả công làm việc quá giờ ở công ty CP taxi Mai Linh, công ty TNHH
thương mại du lịch Thiên Phương và công ty CP dịch vụ EzyTrans
Ở các công ty vận tải hành khách, trả cơng làm việc ngồi giờ được quy định khác nhau nhưng tất cả đều phải chấp hành quy định của Bộ luật Lao động.
Công ty CP taxi Mai Linh công ty TNHH thương mại du lịch Thiên Phương và công ty CP dịch vụ EzyTrans trả mức lương cơ bản cho người tài xế là 4 triệu một tháng. Theo điều 104 Bộ luật Lao động “Nhà nước khuyến khích người sử
dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ‖, căn cứ vào điều luật này và mức
lương tháng như trên của tài xế ta có thể tính được lương của người tài xế trong một giờ làm việc bình thường là
Cả ba cơng ty đều mức 150% để tính tiền làm việc ngồi giờ trên cơ sở tiền cơng giờ làm việc bình thường theo Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP
Ta có thể tính được tiền cơng làm thêm một giờ như sau