Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chiều sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 27)

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Mẫu nghiên cứu

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) xếp loại 28 quốc gia vào nhóm các nước Châu Á đang phát triển. Trong khi đó, trên trang web chính thức của Ngân hàng Châu Á (ADB) thì xếp 46 trên 48 quốc gia thành viên (trừ Nhật Bản, Úc và New Zealand vào nhóm các nước đang phát triển.1

Căn cứ trên danh sách từ ngân hàng ADB, do giới hạn về nguồn dữ liệu, đặc biệt là các chỉ số kinh tế của các quốc gia đang phát triển chỉ mới được ghi nhận được trong những năm gần đây, do đó tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một mẫu dữ liệu bảng về các chỉ số kinh tế vĩ mơ và tài chính của 30 quốc gia có nguồn dữ liệu đầu vào đầy đủ và rõ ràng nhất, bao gồm: Armenia, Azerbaijan, Bangladesh, Bhutan, Brunei Darussalam, Cambodia, China, Fiji, Hong Kong, India, Indonesia, Kazakhstan, Korea Rep., Kyrgyz Rep, Lao PDR, Malaysia, Mongolia, Myanmar, Nepal, Pakistan, Papua New Guinea, Philippines, Samoa, Singapore, Solomon Islands, Sri Lanka, Thailand, Tongo, Vanuatu, Vietnam.

Tác giả lựa chọn giai đoạn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 1994 đến 2011 vì đây là giai đoạn hầu hết các nền kinh tế đang phát triển của Châu Á mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển kinh tế và tài chính thực sự rõ ràng nhất. Vào đầu thập kỷ 90, đa phần các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào... mới dần mở cửa thị trường, thông qua các biện pháp cải cách kinh tế bằng cách giảm bớt quản lý chính phủ trên thương mại nước ngoài và đầu tư, tư nhân hóa các ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và mở cửa một số lĩnh vực cho các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài dần xuất hiện. Các quốc gia vùng Trung Á như Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyz tách khỏi liên bang Xô viết, thành lập quốc gia tự trị độc lập về chính trị và kinh tế. Từ đó cho đến nay, bức tranh kinh tế và tài chính tại khu vực Châu Á có những thay đổi vượt bậc và nhanh chóng hịa nhập cũng như chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các biến động kinh tế tài chính của thế giới.

Dữ liệu nghiên cứu của mẫu chủ yếu được tác giả thu thập từ các nguồn sau:

 Dữ liệu từ trang web của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

 Dữ liệu từ trang web của Ngân hàng thế giới (WB)

 Dữ liệu từ trang web của Ngân hàng phát triển Chân Á (ADB)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa chiều sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 27)